Đang bị cô lập, Qatar chi 12 tỷ USD mua máy bay chiến đấu của Mỹ
Việc Mỹ bán chiến đấu cơ cho Qatar phản ánh lập trường phức tạp của chính quyền Tổng thống Donald Trump
Qatar đã ký một thỏa thuận mua 36 chiến đấu cơ F-15 của Mỹ, giữa lúc hai nước quan hệ giữa hai nước căng thẳng vì Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu cô lập Qatar với lý do Doha tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố.
Hãng tin Bloomberg dẫn thông tin từ Lầu Năm Góc cho biết Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Qatar, ông Khalid Al-Attiyah, và người đồng cấp Mỹ James Mattis đã hoàn tất thỏa thuận trị giá 12 tỷ USD vào ngày 14/6 tại Washington.
Thương vụ mua bán vũ khí này “sẽ mang lại cho Qatar năng lực tối tân, đồng thời tăng cường sự hợp tác và khả năng phối hợp giữa Mỹ và Qatar”, một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ có đoạn viết.
Tháng 11 năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn kế hoạch cho phép bán tới 72 máy bay F-15, trị giá khoảng 21 tỷ USD, cho Qatar. Sự phê chuẩn này là cơ sở cho thỏa thuận ký kết giữa hai bên vào ngày 14/6.
Tuy nhiên, kế hoạch trên được Quốc hội Mỹ phê chuẩn trước khi một loạt nước láng giềng vùng Vịnh của Qatar, bao gồm Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cắt đứt quan hệ ngoại giao, thương mại và giao thông với Doha vào tuần trước. Các nước này nói rằng đây là sự trả đũa đối với việc Qatar ủng hộ các nhóm khủng bố và Iran.
Bloomberg nhận định, việc Mỹ bán chiến đấu cơ cho Qatar phản ánh lập trường phức tạp của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Dường như Washington đang phải đặt vấn đề chống khủng bố lên trên cuộc đối đầu ở vùng Vịnh giữa các nước đồng minh của Mỹ.
Dù bị láng giềng tố hậu thuẫn khủng bố, Qatar lại là nơi quân đội Mỹ đặt bộ chỉ huy trung tâm ở khu vực, bao gồm một căn cứ không quân hiện đại mà lực lượng Mỹ sử dụng cho các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Khi các nước láng giềng của Qatar cô lập nước này, Tổng thống Trump đã tỏ quan điểm không đứng về phía Qatar, mà thay vào đó ủng hộ phe Saudi Arabia. Bởi vậy, giới phân tích cho rằng việc Mỹ bán chiến đấu cơ cho Qatar vào thời điểm hiện nay là một động thái khó hiểu.
“Thật khó hiểu. Điều tồi tệ nhất là trong tình hình nóng và nhạy cảm như hiện nay là có những thông điệp trái chiều được phát đi”, ông Paul Sullivan, chuyên gia về Trung Đông thuộc Đại học Georgetown ở Washington, nhận định về tuyên bố của Lầu Năm Góc.
Bộ Quốc phòng Qatar nói thỏa thuận sẽ giúp tạo ra 60.000 việc làm tại 42 tiểu bang của Mỹ, trong khi giảm gánh nặng đối với lực lượng của Mỹ. Thỏa thuận mua sắm F-15 sẽ dẫn tới “sự cộng tác chiến lược gần gũi hơn trong cuộc chiến của chúng tôi chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực, và thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực của chúng tôi và xa hơn nữa”, một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Qatar viết.
Sau khi các nước vùng Vịnh cắt quan hệ với Qatar, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ban đầu từ chối nói đứng về bên nào. Tuy nhiên, sau đó, ông Trump viết một loạt dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter tỏ ý khen ngợi hành động của các nước này.
Lập trường của Mỹ càng trở nên khó hiểu hơn khi vào thứ Sáu tuần trước, ông Tillerson kêu gọi Saudi Arabia nới trừng phạt Qatar.
Mọi chuyện thêm phần khó hiểu hơn khi chỉ vài giờ sau đó, Tổng thống Trump nói trong một cuộc họp báo động thái cô lập Qatar là đúng đắn. “Chẳng may, nước Qatar đã có cả một lịch sử tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố ở một cấp độ cao”, ông Trump nói khi đó.
Trong khi ông Trump thể hiện sự ủng hộ đối với Saudi Arabia và ông Tillerson tỏ ra trung lập hơn, Bộ Quốc phòng Mỹ lại nhấn mạnh mối quan hệ với Qatar, nói rằng nước Mỹ biết ơn Qatar vì Doha hỗ trợ cho sự hiện diện của Mỹ ở nước này.
Hãng tin Bloomberg dẫn thông tin từ Lầu Năm Góc cho biết Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Qatar, ông Khalid Al-Attiyah, và người đồng cấp Mỹ James Mattis đã hoàn tất thỏa thuận trị giá 12 tỷ USD vào ngày 14/6 tại Washington.
Thương vụ mua bán vũ khí này “sẽ mang lại cho Qatar năng lực tối tân, đồng thời tăng cường sự hợp tác và khả năng phối hợp giữa Mỹ và Qatar”, một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ có đoạn viết.
Tháng 11 năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn kế hoạch cho phép bán tới 72 máy bay F-15, trị giá khoảng 21 tỷ USD, cho Qatar. Sự phê chuẩn này là cơ sở cho thỏa thuận ký kết giữa hai bên vào ngày 14/6.
Tuy nhiên, kế hoạch trên được Quốc hội Mỹ phê chuẩn trước khi một loạt nước láng giềng vùng Vịnh của Qatar, bao gồm Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cắt đứt quan hệ ngoại giao, thương mại và giao thông với Doha vào tuần trước. Các nước này nói rằng đây là sự trả đũa đối với việc Qatar ủng hộ các nhóm khủng bố và Iran.
Bloomberg nhận định, việc Mỹ bán chiến đấu cơ cho Qatar phản ánh lập trường phức tạp của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Dường như Washington đang phải đặt vấn đề chống khủng bố lên trên cuộc đối đầu ở vùng Vịnh giữa các nước đồng minh của Mỹ.
Dù bị láng giềng tố hậu thuẫn khủng bố, Qatar lại là nơi quân đội Mỹ đặt bộ chỉ huy trung tâm ở khu vực, bao gồm một căn cứ không quân hiện đại mà lực lượng Mỹ sử dụng cho các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Khi các nước láng giềng của Qatar cô lập nước này, Tổng thống Trump đã tỏ quan điểm không đứng về phía Qatar, mà thay vào đó ủng hộ phe Saudi Arabia. Bởi vậy, giới phân tích cho rằng việc Mỹ bán chiến đấu cơ cho Qatar vào thời điểm hiện nay là một động thái khó hiểu.
“Thật khó hiểu. Điều tồi tệ nhất là trong tình hình nóng và nhạy cảm như hiện nay là có những thông điệp trái chiều được phát đi”, ông Paul Sullivan, chuyên gia về Trung Đông thuộc Đại học Georgetown ở Washington, nhận định về tuyên bố của Lầu Năm Góc.
Bộ Quốc phòng Qatar nói thỏa thuận sẽ giúp tạo ra 60.000 việc làm tại 42 tiểu bang của Mỹ, trong khi giảm gánh nặng đối với lực lượng của Mỹ. Thỏa thuận mua sắm F-15 sẽ dẫn tới “sự cộng tác chiến lược gần gũi hơn trong cuộc chiến của chúng tôi chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực, và thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực của chúng tôi và xa hơn nữa”, một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Qatar viết.
Sau khi các nước vùng Vịnh cắt quan hệ với Qatar, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ban đầu từ chối nói đứng về bên nào. Tuy nhiên, sau đó, ông Trump viết một loạt dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter tỏ ý khen ngợi hành động của các nước này.
Lập trường của Mỹ càng trở nên khó hiểu hơn khi vào thứ Sáu tuần trước, ông Tillerson kêu gọi Saudi Arabia nới trừng phạt Qatar.
Mọi chuyện thêm phần khó hiểu hơn khi chỉ vài giờ sau đó, Tổng thống Trump nói trong một cuộc họp báo động thái cô lập Qatar là đúng đắn. “Chẳng may, nước Qatar đã có cả một lịch sử tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố ở một cấp độ cao”, ông Trump nói khi đó.
Trong khi ông Trump thể hiện sự ủng hộ đối với Saudi Arabia và ông Tillerson tỏ ra trung lập hơn, Bộ Quốc phòng Mỹ lại nhấn mạnh mối quan hệ với Qatar, nói rằng nước Mỹ biết ơn Qatar vì Doha hỗ trợ cho sự hiện diện của Mỹ ở nước này.