Dầu giảm giá, kẻ mừng, người lo
Giá dầu xuống mức dưới 100 USD là tin tốt lành với kinh tế thế giới, nhưng lại là tin xấu với Nga và một số nước OPEC
Giá dầu mỏ đã liên tiếp giảm, xuống mức dưới 100 USD là tin tốt lành với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, với Nga và một số nước OPEC, dầu mỏ giảm giá sẽ tác động tiêu cực đến ngân sách quốc gia và vị thế chính trị của họ.
Giá dầu mỏ thế giới liên tục leo thang suốt một năm qua và dừng ở mức kỷ lục 147 USD/thùng tháng 7 vừa qua. Do nhu cầu tiêu thụ dầu giảm, giá dầu giảm 30% trong mấy tuần gần đây và lần đầu tiên trong 5 tháng, xuống dưới 100 USD/thùng vào ngày 9/9.
OPEC không muốn dầu giảm giá
Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều được lợi khi cơn sốt giá dầu hạ nhiệt. Tuy nhiên, đã làm giảm lợi ích của các nước xuất khẩu. Vì vậy, tuần trước, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nhóm họp, nhằm tìm biện pháp ngăn chặn giá dầu hạ thêm.
Kết thúc cuộc họp ở Vienne (Áo) tuần qua, OPEC thông báo sẽ cắt giảm sản lượng 520.000 thùng dầu/ngày xuống còn 28,8 triệu thùng/ngày. Chủ tịch OPEC, đồng thời là Bộ trưởng Bộ Năng lượng Angeri, ông Chakib Khelil cho biết, sản lượng mới của OPEC đã được chấp nhận. Các nước thành viên OPEC nhất trí sẽ cắt giảm sản lượng ngay lập tức.
Quyết định trên của OPEC thật sự gây bất ngờ, bởi lẽ ngay trước cuộc họp, Chủ tịch Khelil đã tiết lộ OPEC sẽ không thay đổi chính sách sản lượng cho đến giữa tháng 12/2008 và đây là một nguyên nhân khiến giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng.
Lý giải quyết định này, OPEC cho rằng, kinh tế toàn cầu suy yếu, đồng USD tăng giá, những căng thẳng địa chính trị dịu bớt và nguồn cung dồi dào đã làm thay đổi tâm lý thị trường theo hướng nhận định nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm.
Theo ông Khelil, quyết định giảm sản lượng của OPEC sẽ không làm đảo ngược chiều hướng giá dầu liên tục giảm trong những tuần gần đây và hoàn toàn không tác động tới người tiêu dùng vì thị trường vẫn được cung ứng đầy đủ. Nhưng Mỹ - nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất cho rằng OPEC đang tìm cách bảo vệ giá dầu ở mức giá sàn là 100 USD/thùng.
Giới phân tích cho rằng, quyết định cắt giảm sản lượng dầu nêu trên là thắng lợi của phái “diều hâu” trong OPEC là Iran và Venezuela, được sự ủng hộ của Angeri và Libi. Những nước này không muốn dầu giảm giá dưới 100 USD/thùng vì lo ngại ảnh hưởng “ngân sách và chính trị” của họ. Khi giá dầu xuống thấp, ngân sách quốc gia của các nước trên có thể bị thâm thủng và họ cũng giảm đi “vị thế quan trọng” đối với các nước khác.
Giá dầu hạ, kinh tế Nga bất lợi
Trong khi đó, Arập Xêút và một số nước Trung Đông khác có thể hài lòng với mức giá dầu 80-90 USD/thùng. Bởi theo tính toán, các nước này không bị khủng hoảng ngân sách ngay cả khi giá dầu ở mức 70 USD/thùng. Hơn nữa, các nước vùng Vịnh cũng không muốn giá dầu quá cao gây sức ép cho các nước phương Tây, khách hàng chính của họ mà kinh tế đang trên bờ vực suy thoái.
Ngoài các nước “diều hâu” trong OPEC, Nga cũng không muốn giá dầu hạ, bởi sẽ đe doạ kinh tế Nga. Theo báo Le Monde của Pháp, nhờ giá dầu tăng mạnh, thời gian qua, Nga đã phất lên với khoản dự trữ ngoại hối lên đến 600 tỷ USD. Năm 2007, Nga đã xuất khẩu dầu và khí đốt, thu về 240 tỷ USD.
Tuy nhiên, sau cuộc chiến Gruzia vừa qua, dòng vốn nước ngoài đã ồ ạt rút khỏi Nga, kinh tế nước này đứng trước một loạt khó khăn và nếu giá dầu tiếp tục hạ thêm, tương lai kinh tế Nga sẽ rất bấp bênh. Nếu giá dầu giảm xuống 40 USD/thùng, Nga sẽ lại rơi vào thâm hụt ngân sách.
Với Nga, việc duy trì giá dầu cao là một vấn đề sống còn không chỉ về kinh tế, mà còn có ý nghĩa đối với vị thế chính trị của nước này. Phó Thủ tướng Nga, Igor Sechin, tham dự phiên họp thường kì của OPEC tại Viên vừa qua (với tư cách quan sát viên), đã khẳng định: Nga cần thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với OPEC, bởi đây là một trong những đối tác chủ chốt của Nga trên thị trường dầu mỏ quốc tế.
Nga muốn thành lập với OPEC một cơ chế phối hợp thường xuyên, trao đổi thông tin, phân tích và dự đoán thị trường dầu mỏ. Theo đó, đề ra các nguyên tắc thị trường để giúp xác lập mức giá dầu hợp lý...
Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergey Shmatko cho biết: Nga, nước sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới, khai thác gần 10 triệu thùng/ngày, sẽ cùng với OPEC (chiếm 42% sản lượng khai thác toàn cầu), quyết định sự phát triển của ngành năng lượng thế giới ít nhất cho đến giữa thế kỉ này.
Nga ủng hộ việc duy trì "mức giá cân bằng ổn định", trên cơ sở tính tới nguyện vọng của các nước nhập khẩu dầu, cũng như khoản chi phí lớn mà các nước xuất khẩu đầu tư vào những dự án hạ tầng cơ sở mới và phát triển các mỏ mới.
Giá dầu mỏ thế giới liên tục leo thang suốt một năm qua và dừng ở mức kỷ lục 147 USD/thùng tháng 7 vừa qua. Do nhu cầu tiêu thụ dầu giảm, giá dầu giảm 30% trong mấy tuần gần đây và lần đầu tiên trong 5 tháng, xuống dưới 100 USD/thùng vào ngày 9/9.
OPEC không muốn dầu giảm giá
Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều được lợi khi cơn sốt giá dầu hạ nhiệt. Tuy nhiên, đã làm giảm lợi ích của các nước xuất khẩu. Vì vậy, tuần trước, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nhóm họp, nhằm tìm biện pháp ngăn chặn giá dầu hạ thêm.
Kết thúc cuộc họp ở Vienne (Áo) tuần qua, OPEC thông báo sẽ cắt giảm sản lượng 520.000 thùng dầu/ngày xuống còn 28,8 triệu thùng/ngày. Chủ tịch OPEC, đồng thời là Bộ trưởng Bộ Năng lượng Angeri, ông Chakib Khelil cho biết, sản lượng mới của OPEC đã được chấp nhận. Các nước thành viên OPEC nhất trí sẽ cắt giảm sản lượng ngay lập tức.
Quyết định trên của OPEC thật sự gây bất ngờ, bởi lẽ ngay trước cuộc họp, Chủ tịch Khelil đã tiết lộ OPEC sẽ không thay đổi chính sách sản lượng cho đến giữa tháng 12/2008 và đây là một nguyên nhân khiến giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng.
Lý giải quyết định này, OPEC cho rằng, kinh tế toàn cầu suy yếu, đồng USD tăng giá, những căng thẳng địa chính trị dịu bớt và nguồn cung dồi dào đã làm thay đổi tâm lý thị trường theo hướng nhận định nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm.
Theo ông Khelil, quyết định giảm sản lượng của OPEC sẽ không làm đảo ngược chiều hướng giá dầu liên tục giảm trong những tuần gần đây và hoàn toàn không tác động tới người tiêu dùng vì thị trường vẫn được cung ứng đầy đủ. Nhưng Mỹ - nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất cho rằng OPEC đang tìm cách bảo vệ giá dầu ở mức giá sàn là 100 USD/thùng.
Giới phân tích cho rằng, quyết định cắt giảm sản lượng dầu nêu trên là thắng lợi của phái “diều hâu” trong OPEC là Iran và Venezuela, được sự ủng hộ của Angeri và Libi. Những nước này không muốn dầu giảm giá dưới 100 USD/thùng vì lo ngại ảnh hưởng “ngân sách và chính trị” của họ. Khi giá dầu xuống thấp, ngân sách quốc gia của các nước trên có thể bị thâm thủng và họ cũng giảm đi “vị thế quan trọng” đối với các nước khác.
Giá dầu hạ, kinh tế Nga bất lợi
Trong khi đó, Arập Xêút và một số nước Trung Đông khác có thể hài lòng với mức giá dầu 80-90 USD/thùng. Bởi theo tính toán, các nước này không bị khủng hoảng ngân sách ngay cả khi giá dầu ở mức 70 USD/thùng. Hơn nữa, các nước vùng Vịnh cũng không muốn giá dầu quá cao gây sức ép cho các nước phương Tây, khách hàng chính của họ mà kinh tế đang trên bờ vực suy thoái.
Ngoài các nước “diều hâu” trong OPEC, Nga cũng không muốn giá dầu hạ, bởi sẽ đe doạ kinh tế Nga. Theo báo Le Monde của Pháp, nhờ giá dầu tăng mạnh, thời gian qua, Nga đã phất lên với khoản dự trữ ngoại hối lên đến 600 tỷ USD. Năm 2007, Nga đã xuất khẩu dầu và khí đốt, thu về 240 tỷ USD.
Tuy nhiên, sau cuộc chiến Gruzia vừa qua, dòng vốn nước ngoài đã ồ ạt rút khỏi Nga, kinh tế nước này đứng trước một loạt khó khăn và nếu giá dầu tiếp tục hạ thêm, tương lai kinh tế Nga sẽ rất bấp bênh. Nếu giá dầu giảm xuống 40 USD/thùng, Nga sẽ lại rơi vào thâm hụt ngân sách.
Với Nga, việc duy trì giá dầu cao là một vấn đề sống còn không chỉ về kinh tế, mà còn có ý nghĩa đối với vị thế chính trị của nước này. Phó Thủ tướng Nga, Igor Sechin, tham dự phiên họp thường kì của OPEC tại Viên vừa qua (với tư cách quan sát viên), đã khẳng định: Nga cần thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với OPEC, bởi đây là một trong những đối tác chủ chốt của Nga trên thị trường dầu mỏ quốc tế.
Nga muốn thành lập với OPEC một cơ chế phối hợp thường xuyên, trao đổi thông tin, phân tích và dự đoán thị trường dầu mỏ. Theo đó, đề ra các nguyên tắc thị trường để giúp xác lập mức giá dầu hợp lý...
Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergey Shmatko cho biết: Nga, nước sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới, khai thác gần 10 triệu thùng/ngày, sẽ cùng với OPEC (chiếm 42% sản lượng khai thác toàn cầu), quyết định sự phát triển của ngành năng lượng thế giới ít nhất cho đến giữa thế kỉ này.
Nga ủng hộ việc duy trì "mức giá cân bằng ổn định", trên cơ sở tính tới nguyện vọng của các nước nhập khẩu dầu, cũng như khoản chi phí lớn mà các nước xuất khẩu đầu tư vào những dự án hạ tầng cơ sở mới và phát triển các mỏ mới.