Đầu tư công và cuộc “cách mạng” trong cấp vốn
Với phương thức bố trí vốn mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin sẽ chấm dứt được tình trạng đầu tư dàn trải như lâu nay
Với phương thức bố trí vốn mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin sẽ chấm dứt được tình trạng đầu tư dàn trải như lâu nay.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu như vậy trước Quốc hội tại phiên thảo luận sang 11/6 về nội dung “Bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015”.
Theo Bộ trưởng Vinh, với Chỉ thị 1792 của Thủ tướng, Chính phủ dường như đã tạo ra một cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.
Cụ thể, hiện nay Chính phủ sẽ đưa ra một thông tin chung cho tất cả các bộ, ngành địa phương sử dụng vốn, từ đó giao cho các bộ trưởng và chủ tịch UBND các địa phương căn cứ tổng mức vốn bố trí mà Chính phủ và Quốc hội đã phê duyệt cho từng lĩnh vực để lựa chọn danh mục đầu tư.
Cách làm này khác hoàn toàn với trước đây, khi Chính phủ áp dụng phương thức bố trí vốn ban đầu khá ít, sau đó các địa phương sẽ “chạy” để được bổ sung thêm. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Vinh hiện nay với phương thức mới dường như đã ngăn chặn được điều này.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, với phương thức mới này, Chính phủ nói rõ: ai quyết định đầu tư, người đó phải chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn. Nếu bố trí không đủ vốn, người đó phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước pháp luật.
“Trước đây, các địa phương không biết Chính phủ có bao nhiêu tiền cho nên người ta làm thì người ta xin thôi. Nếu bây giờ cho người ta biết 5 năm người ta có bao nhiêu tiền thì chắc người ta sẽ làm rất chặt chẽ. Từ nay đến năm 2015, Chính phủ sẽ giao tất cả một cục cho các địa phương, đây là những vấn đề đổi mới từ xưa đến nay chưa bao giờ làm.”, Bộ trưởng Vinh nói.
Ngoài ra, với phương thức bố trí vốn mới, toàn bộ tiền cho từng danh mục dự án là do lãnh đạo địa phương hoặc bộ trưởng ngành trình lên chứ Bộ Kế hoạch và Đầu tư không tự thay đổi bất kỳ một con số nào trong số đó. Nghĩa là Bộ này không có quyền bố trí cho từng danh mục nữa.
Theo Bộ trưởng, đó là sự minh bạch và quyết tâm rất cao để chúng ta khắc phục tệ nạn xin cho.
“Nếu như các chủ tịch tỉnh mà biết rằng mình có từng này tiền trong tay thì họ sẽ không bao giờ bố trí dàn trải nữa. Chúng tôi kiểm soát chặt chẽ lại nếu anh bố trí dàn trải thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng dừng, thu lại tiền. Hiện chúng tôi đang làm rất chặt và cũng đang thanh tra rất nhiều. Tôi chắc rằng cứ tiến độ này thì đến năm 2015 cơ bản tình trạng đầu tư dàn trải sẽ chấm dứt này có thể chấm dứt, công trình mới giảm đến 80% vì các địa phương không dám bố trí nữa”, Bộ trưởng Vinh nhìn nhận.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu như vậy trước Quốc hội tại phiên thảo luận sang 11/6 về nội dung “Bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015”.
Theo Bộ trưởng Vinh, với Chỉ thị 1792 của Thủ tướng, Chính phủ dường như đã tạo ra một cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.
Cụ thể, hiện nay Chính phủ sẽ đưa ra một thông tin chung cho tất cả các bộ, ngành địa phương sử dụng vốn, từ đó giao cho các bộ trưởng và chủ tịch UBND các địa phương căn cứ tổng mức vốn bố trí mà Chính phủ và Quốc hội đã phê duyệt cho từng lĩnh vực để lựa chọn danh mục đầu tư.
Cách làm này khác hoàn toàn với trước đây, khi Chính phủ áp dụng phương thức bố trí vốn ban đầu khá ít, sau đó các địa phương sẽ “chạy” để được bổ sung thêm. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Vinh hiện nay với phương thức mới dường như đã ngăn chặn được điều này.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, với phương thức mới này, Chính phủ nói rõ: ai quyết định đầu tư, người đó phải chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn. Nếu bố trí không đủ vốn, người đó phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước pháp luật.
“Trước đây, các địa phương không biết Chính phủ có bao nhiêu tiền cho nên người ta làm thì người ta xin thôi. Nếu bây giờ cho người ta biết 5 năm người ta có bao nhiêu tiền thì chắc người ta sẽ làm rất chặt chẽ. Từ nay đến năm 2015, Chính phủ sẽ giao tất cả một cục cho các địa phương, đây là những vấn đề đổi mới từ xưa đến nay chưa bao giờ làm.”, Bộ trưởng Vinh nói.
Ngoài ra, với phương thức bố trí vốn mới, toàn bộ tiền cho từng danh mục dự án là do lãnh đạo địa phương hoặc bộ trưởng ngành trình lên chứ Bộ Kế hoạch và Đầu tư không tự thay đổi bất kỳ một con số nào trong số đó. Nghĩa là Bộ này không có quyền bố trí cho từng danh mục nữa.
Theo Bộ trưởng, đó là sự minh bạch và quyết tâm rất cao để chúng ta khắc phục tệ nạn xin cho.
“Nếu như các chủ tịch tỉnh mà biết rằng mình có từng này tiền trong tay thì họ sẽ không bao giờ bố trí dàn trải nữa. Chúng tôi kiểm soát chặt chẽ lại nếu anh bố trí dàn trải thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng dừng, thu lại tiền. Hiện chúng tôi đang làm rất chặt và cũng đang thanh tra rất nhiều. Tôi chắc rằng cứ tiến độ này thì đến năm 2015 cơ bản tình trạng đầu tư dàn trải sẽ chấm dứt này có thể chấm dứt, công trình mới giảm đến 80% vì các địa phương không dám bố trí nữa”, Bộ trưởng Vinh nhìn nhận.