Đầu tư trực tuyến: Lịch sử có lặp lại?
Chưa thể sánh với Google, hay Yahoo!... song các nhà đầu tư mạo hiểm đang kỳ vọng lịch sử sẽ lặp lại tại Việt Nam
Từ những sinh viên “khố rách áo ôm”, hôm nay, những ông chủ của Google, Yahoo!, Baidu, DangDang...đã trở thành những tỉ phú “đô la” nhờ đầu tư vào những công cụ trực tuyến.
Việc mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực này, đang lan đến Việt Nam. Liệu lịch sử có lặp lại?
Đang là... mốt?
Nguyễn Minh Hiếu cùng với hai người bạn ở thuê một căn phòng chật hẹp để trọ học đại học. Rồi một ngày, họ thiết lập website DreamViet với nhiều ước mơ nhưng ngặt nỗi, họ lại không có tiền. Bắn tiếng với IDG Ventures Vietnam, họ được nhà đầu tư này bỏ vào một số tiền đáng kể để duy trì và phát triển hoạt động của website này.
Số phận của website socbay.com và Nguyễn Xuân Tài cũng như vậy. Chàng sinh viên nhiều tham vọng này đã được IDG Ventures hỗ trợ vốn để xây dựng website này thành một “Google” của Việt Nam trong tương lai.
Bà Đường Thu Hương, giám đốc đối ngoại của IDG Ventures Vietnam, cho biết: “Tính đến thời điểm này, IDG Ventures đã đầu tư vào 18 website tại Việt Nam như chodientu.com, yeuamnhac.com, vietnamworks.com, diadiem.com, sanotc.com... với khoảng 30 triệu USD (chiếm 30% vốn của IDG Ventures Vietnam) theo nhiều giai đoạn khác nhau”.
Tháng 10/2006, Quỹ đầu tư mạo hiểm DFJ VinaCapital L.P cũng đã quyết định đầu tư vào timnhanh.com với tham vọng xây dựng website này thành cổng thông tin tích hợp đa ngành. Website này được thiết kế công nghệ web 2.0 cho phép người sử dụng internet tương tác trực tuyến, là một trong những website đầu tiên ứng dụng công nghệ web 2.0 tại Việt Nam.
Sau “timnhanh”, VinaCapital tiếp tục đầu tư vào “gophatdat”. Gần đây nhất, đầu tháng 11/2007, DFJ VinaCapital L.P đầu tư vào một đối tác mới: công ty dịch vụ truyền thông GAPIT chuyên cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động và hệ thống mạng.
Ông Hoàng Minh Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Minh (sanotc.com), chia sẻ thêm: “Điều mà chúng tôi cần ở các nhà đầu tư là chiến lược kinh doanh cũng như kinh nghiệm quản lý đã được áp dụng thành công ở nước ngoài để áp dụng phù hợp với thị trường Việt Nam”.
Sau những thông tin về việc các quỹ đầu tư bỏ vốn vào lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, nhiều bạn trẻ tìm đến các nhà đầu tư trình bày những ý tưởng, sản phẩm cụ thể. Có cả những ý tưởng vỏn vẹn có ba dòng của một nhà “siêu tưởng” khi muốn đầu tư một website có công cụ tra từ điển với những ngôn ngữ có mặt trên toàn cầu!
Các quỹ mà chúng tôi có dịp tiếp xúc đều cho biết, bất kể siêu tưởng cỡ nào, người có ý tưởng dự án đều được các quỹ sẵn sàng xem xét có nên đầu tư hay không.
Đầu tư chưa tới...
Theo IDG và VinaCapital, sở dĩ họ mạnh dạn đầu tư vào các công cụ trực tuyến là họ nhìn xa hơn thực tế về tiềm năng phát triển của công nghệ thông tin. Bà Hương không giấu được tham vọng khi nói rằng socbay.com sẽ là một Google của Việt Nam!
Tuy nhiên, thử vào socbay.com để search từ khoá “Trịnh Công Sơn” nhưng kết quả là không tìm thấy “Trịnh Công Sơn” trong tài liệu nào. Trong khi đó, cũng với từ khoá này, trang web tìm kiếm www.monava.vn tìm được 1,44 triệu kết quả, còn Google.com tìm được 4,06 triệu tài liệu!
Sau bốn năm xây dựng, đến nay đã là phiên bản 3.0 nhưng có thể nói, “phần mềm bản đồ số” của Công ty Địa Điểm làm nhiều người thất vọng vì giao diện cũng như tính năng của nó còn nghèo nàn. Công ty này chỉ mới xây dựng phần mềm bản đồ số dành cho máy tính, còn trên các thiết bị khác, họ chưa để ý đến.
Chủ website phân trần: “Chúng tôi tiếp nhận ý kiến này và trong thời gian sớm nhất sẽ có phần mềm này”. Trong khi đó, trên thị trường, phần mềm bản đồ số dành cho điện thoại di động, các thiết bị GPS được giới thiệu tràn lan với giá 10.000 đồng/lần cài đặt.
Địa chỉ www.timnhanh.com có khá hơn nhưng để gọi là cổng thông tin trực tuyến hấp dẫn nhất thì... chưa thể.
Lịch sử sẽ lặp lại?
Ông Nguyễn Hồng Trường, chuyên gia phân tích đầu tư của IDG Ventures Vietnam, nói rằng “Vấn đề quan trọng là nhà đầu tư có những kỹ thuật để định lượng được độ bền và sức hấp dẫn của website đó như thế nào với cộng đồng”. Về thời gian đầu tư, theo ông Trường, tuỳ theo từng dự án nhưng ít nhất cũng là 5 năm.
Theo bà Thu Hương, xét theo mô hình đầu tư mạo hiểm tại Mỹ, nếu thành công 20% trên nguồn đầu tư được xem như là đạt kế hoạch. “Nhưng tại Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ riêng chúng tôi mà các nhà đầu tư mạo hiểm khác cũng cho rằng tỷ lệ thành công cao hơn Mỹ”, bà Hương nói thêm.
Gần ba năm rồi, Tổng giám đốc IDG Ventures Vietnam Nguyễn Bảo Hoàng không thể nào quên được hình ảnh ông Lê Hồng Minh, Giám đốc VinaGame. Lúc đó, ông Minh cầm bản quyền kinh doanh Võ Lâm Truyền Kỳ của hãng King Soft tới đặt vấn đề mượn IDG Ventures số tiền 50.000 USD để trả số tiền mượn của một người bạn khi mua bản quyền game online này.
Ban giám đốc IDG Ventures Vietnam đã gật đầu góp vốn 1 triệu USD và trở thành cổ đông lớn nhất của VinaGame. Hôm nay, ai cũng có thể nhận ra sự lớn mạnh của VinaGame. Dĩ nhiên, chưa thể sánh với Google, hay Yahoo!... nhưng cũng là những gặt hái bước đầu để có thể hy vọng lịch sử sẽ lặp lại.
Việc mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực này, đang lan đến Việt Nam. Liệu lịch sử có lặp lại?
Đang là... mốt?
Nguyễn Minh Hiếu cùng với hai người bạn ở thuê một căn phòng chật hẹp để trọ học đại học. Rồi một ngày, họ thiết lập website DreamViet với nhiều ước mơ nhưng ngặt nỗi, họ lại không có tiền. Bắn tiếng với IDG Ventures Vietnam, họ được nhà đầu tư này bỏ vào một số tiền đáng kể để duy trì và phát triển hoạt động của website này.
Số phận của website socbay.com và Nguyễn Xuân Tài cũng như vậy. Chàng sinh viên nhiều tham vọng này đã được IDG Ventures hỗ trợ vốn để xây dựng website này thành một “Google” của Việt Nam trong tương lai.
Bà Đường Thu Hương, giám đốc đối ngoại của IDG Ventures Vietnam, cho biết: “Tính đến thời điểm này, IDG Ventures đã đầu tư vào 18 website tại Việt Nam như chodientu.com, yeuamnhac.com, vietnamworks.com, diadiem.com, sanotc.com... với khoảng 30 triệu USD (chiếm 30% vốn của IDG Ventures Vietnam) theo nhiều giai đoạn khác nhau”.
Tháng 10/2006, Quỹ đầu tư mạo hiểm DFJ VinaCapital L.P cũng đã quyết định đầu tư vào timnhanh.com với tham vọng xây dựng website này thành cổng thông tin tích hợp đa ngành. Website này được thiết kế công nghệ web 2.0 cho phép người sử dụng internet tương tác trực tuyến, là một trong những website đầu tiên ứng dụng công nghệ web 2.0 tại Việt Nam.
Sau “timnhanh”, VinaCapital tiếp tục đầu tư vào “gophatdat”. Gần đây nhất, đầu tháng 11/2007, DFJ VinaCapital L.P đầu tư vào một đối tác mới: công ty dịch vụ truyền thông GAPIT chuyên cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động và hệ thống mạng.
Ông Hoàng Minh Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Minh (sanotc.com), chia sẻ thêm: “Điều mà chúng tôi cần ở các nhà đầu tư là chiến lược kinh doanh cũng như kinh nghiệm quản lý đã được áp dụng thành công ở nước ngoài để áp dụng phù hợp với thị trường Việt Nam”.
Sau những thông tin về việc các quỹ đầu tư bỏ vốn vào lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, nhiều bạn trẻ tìm đến các nhà đầu tư trình bày những ý tưởng, sản phẩm cụ thể. Có cả những ý tưởng vỏn vẹn có ba dòng của một nhà “siêu tưởng” khi muốn đầu tư một website có công cụ tra từ điển với những ngôn ngữ có mặt trên toàn cầu!
Các quỹ mà chúng tôi có dịp tiếp xúc đều cho biết, bất kể siêu tưởng cỡ nào, người có ý tưởng dự án đều được các quỹ sẵn sàng xem xét có nên đầu tư hay không.
Đầu tư chưa tới...
Theo IDG và VinaCapital, sở dĩ họ mạnh dạn đầu tư vào các công cụ trực tuyến là họ nhìn xa hơn thực tế về tiềm năng phát triển của công nghệ thông tin. Bà Hương không giấu được tham vọng khi nói rằng socbay.com sẽ là một Google của Việt Nam!
Tuy nhiên, thử vào socbay.com để search từ khoá “Trịnh Công Sơn” nhưng kết quả là không tìm thấy “Trịnh Công Sơn” trong tài liệu nào. Trong khi đó, cũng với từ khoá này, trang web tìm kiếm www.monava.vn tìm được 1,44 triệu kết quả, còn Google.com tìm được 4,06 triệu tài liệu!
Sau bốn năm xây dựng, đến nay đã là phiên bản 3.0 nhưng có thể nói, “phần mềm bản đồ số” của Công ty Địa Điểm làm nhiều người thất vọng vì giao diện cũng như tính năng của nó còn nghèo nàn. Công ty này chỉ mới xây dựng phần mềm bản đồ số dành cho máy tính, còn trên các thiết bị khác, họ chưa để ý đến.
Chủ website phân trần: “Chúng tôi tiếp nhận ý kiến này và trong thời gian sớm nhất sẽ có phần mềm này”. Trong khi đó, trên thị trường, phần mềm bản đồ số dành cho điện thoại di động, các thiết bị GPS được giới thiệu tràn lan với giá 10.000 đồng/lần cài đặt.
Địa chỉ www.timnhanh.com có khá hơn nhưng để gọi là cổng thông tin trực tuyến hấp dẫn nhất thì... chưa thể.
Lịch sử sẽ lặp lại?
Ông Nguyễn Hồng Trường, chuyên gia phân tích đầu tư của IDG Ventures Vietnam, nói rằng “Vấn đề quan trọng là nhà đầu tư có những kỹ thuật để định lượng được độ bền và sức hấp dẫn của website đó như thế nào với cộng đồng”. Về thời gian đầu tư, theo ông Trường, tuỳ theo từng dự án nhưng ít nhất cũng là 5 năm.
Theo bà Thu Hương, xét theo mô hình đầu tư mạo hiểm tại Mỹ, nếu thành công 20% trên nguồn đầu tư được xem như là đạt kế hoạch. “Nhưng tại Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ riêng chúng tôi mà các nhà đầu tư mạo hiểm khác cũng cho rằng tỷ lệ thành công cao hơn Mỹ”, bà Hương nói thêm.
Gần ba năm rồi, Tổng giám đốc IDG Ventures Vietnam Nguyễn Bảo Hoàng không thể nào quên được hình ảnh ông Lê Hồng Minh, Giám đốc VinaGame. Lúc đó, ông Minh cầm bản quyền kinh doanh Võ Lâm Truyền Kỳ của hãng King Soft tới đặt vấn đề mượn IDG Ventures số tiền 50.000 USD để trả số tiền mượn của một người bạn khi mua bản quyền game online này.
Ban giám đốc IDG Ventures Vietnam đã gật đầu góp vốn 1 triệu USD và trở thành cổ đông lớn nhất của VinaGame. Hôm nay, ai cũng có thể nhận ra sự lớn mạnh của VinaGame. Dĩ nhiên, chưa thể sánh với Google, hay Yahoo!... nhưng cũng là những gặt hái bước đầu để có thể hy vọng lịch sử sẽ lặp lại.