“Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
Ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nói về đề án “xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc”
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Quan điểm này được ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh khi nói về chiến lược phát triển và quy hoạch chung xây dựng huyện đảo Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang) đã được phê duyệt.
Theo chiến lược này, Phú Quốc sẽ là trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; là trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp, trung tâm tài chính của khu vực và là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ chuyên ngành.
Về tình hình đầu tư vào Phú Quốc thời gian gần đây, ông Nghị nói:
- Huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm trong vùng biển Tây Nam của Tổ quốc. Phú Quốc có diện tích tự nhiên 593 km2, bao gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất có diện tích tự nhiên 567 km2.
Đến nay, Phú Quốc đã thu hút 200 dự án đầu tư với tổng diện tích 8.768 ha.
Trong đó, 112 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 4.850 ha với tổng vốn đầu tư hơn 135.000 tỷ đồng; có 18 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 6.849 tỷ đồng; 16 dự án đang triển khai xây dựng, các dự án còn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Nhiều dự án chính, công trình trọng điểm được triển khai đầu tư ở Phú Quốc. Đáng chú ý là một số dự án, công trình chính đã và đang đầu tư xây dựng, như: cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác, có thể tiếp nhận các loại máy bay dân dụng hiện đại nhất hiện nay; cảng biển quốc tế An Thới, cảng du lịch, đã đầu tư hoàn thành đường cáp ngầm 110 KV xuyên biển từ đất liền ra đảo; hệ thống đường giao thông trục Bắc - Nam và đường quanh đảo đang được gấp rút hoàn thành.
Đang có nhiều dự án về dịch vụ du lịch, nhất là các khu khách sạn cao cấp đang được triển khai. Tỉnh cũng đang tích cực triển khai nhiều chương trình thu hút đầu tư vào Phú Quốc đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Số lượng dự án đầu tư vào Phú Quốc khá lớn, nhưng số dự án triển khai còn hạn chế. Nguyên nhân vì đâu, thưa ông?
Việc triển khai chậm các dự án đầu tư của tỉnh có 4 nguyên nhân chính:
Một là, việc lập và phê duyệt các quy hoạch còn chậm; giải quyết các thủ tục đầu tư; các thủ tục liên quan đến đất đai, cấp chứng nhận đầu tư... còn vướng mắc, chưa đảm bảo yêu cầu.
Hai là, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
Ba là, nguồn lực tài chính của các nhà đầu tư còn hạn chế, không đảm bảo cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư xây dựng các dự án.
Bốn là, việc triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông còn chậm cũng ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
UBND tỉnh đang tích cực chỉ đạo khắc phục những hạn chế nêu trên để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trên huyện đảo Phú Quốc.
Thế nhưng, có không ít nhà đầu tư đang hối thúc chính quyền địa phương sớm bàn giao mặt bằng để triển khai dự án...
Do sự phức tạp về nguồn gốc đất đai và sự biến động của thị trường trong thời gian qua, cũng như việc quản lý đất đai có lúc còn hạn chế, nên quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn Phú Quốc gặp khó khăn.
Cùng với đó là cơ quan chuyên môn của huyện phải tiến hành triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án mà bộ máy thì hạn chế.
Tuy vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo và UBND huyện Phú Quốc luôn cố gắng hết sức để giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc này và sẽ sớm bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư triển khai dự án.
Chúng tôi cũng mong rằng, các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương cố gắng khắc phục khó khăn, tranh thủ triển khai thi công trong những phần đất mà chính quyền đã bàn giao trong vùng dự án.
Nhiều dự án được cấp phép cùng với việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng liệu có làm mất lợi thế về cảnh quan thiên nhiên của Phú Quốc, tạo nên xung đột giữa nhà đầu tư với người dân địa phương?
Xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc phải đảm bảo mục tiêu bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ rừng Phú Quốc.
Đây là quan điểm xuyên suốt từ lập quy hoạch chung xây dựng và quản lý triển khai quy hoạch trên đảo Phú Quốc. Các dự án đầu tư phải luôn đảm bảo sự hài hòa, phù hợp thân thiện với môi trường tự nhiên và phù hợp với cảnh quan khu vực. Các dự án gần biển phải có chỉ giới cách bờ biển theo quy định.
Trong quá trình phát triển các dự án, chính quyền sẽ đảm bảo lợi ích của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng. Với quan điểm phát triển để phục vụ người dân tốt hơn, các khu vực bãi biển sẽ được quản lý hài hòa để người dân có thể tiếp cận sử dụng.
Vậy định hướng phát triển đặc khu kinh tế Phú Quốc trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?
Mặc dù được các cấp ủy Đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để Phú Quốc có được nhiều chính sách ưu đãi đặc thù, song phát triển của Phú Quốc vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Quá trình triển khai các cơ chế chính sách ưu đãi phát triển Phú Quốc bộc lộ nhiều bất cập, chưa tạo niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
Do đó, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh Kiên Giang đã xây dựng và vừa trình Chính phủ đề án “xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc”.
Với đề án này, để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội về thuế, tài chính, ngân hàng, đất đai, nhà ở, đầu tư, thương mại, thu hút nguồn nhân lực... đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế để thu hút mạnh đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực, thương hiệu và uy tín vào đầu tư phát triển Phú Quốc.
Nếu được Trung ương chấp thuận đề án, đây sẽ là một bước ngoặt lớn đánh dấu bước phát triển mới mạnh hơn, nhanh hơn của Phú Quốc trong tương lai.
Quan điểm này được ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh khi nói về chiến lược phát triển và quy hoạch chung xây dựng huyện đảo Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang) đã được phê duyệt.
Theo chiến lược này, Phú Quốc sẽ là trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; là trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp, trung tâm tài chính của khu vực và là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ chuyên ngành.
Về tình hình đầu tư vào Phú Quốc thời gian gần đây, ông Nghị nói:
- Huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm trong vùng biển Tây Nam của Tổ quốc. Phú Quốc có diện tích tự nhiên 593 km2, bao gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất có diện tích tự nhiên 567 km2.
Đến nay, Phú Quốc đã thu hút 200 dự án đầu tư với tổng diện tích 8.768 ha.
Trong đó, 112 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 4.850 ha với tổng vốn đầu tư hơn 135.000 tỷ đồng; có 18 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 6.849 tỷ đồng; 16 dự án đang triển khai xây dựng, các dự án còn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Nhiều dự án chính, công trình trọng điểm được triển khai đầu tư ở Phú Quốc. Đáng chú ý là một số dự án, công trình chính đã và đang đầu tư xây dựng, như: cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác, có thể tiếp nhận các loại máy bay dân dụng hiện đại nhất hiện nay; cảng biển quốc tế An Thới, cảng du lịch, đã đầu tư hoàn thành đường cáp ngầm 110 KV xuyên biển từ đất liền ra đảo; hệ thống đường giao thông trục Bắc - Nam và đường quanh đảo đang được gấp rút hoàn thành.
Đang có nhiều dự án về dịch vụ du lịch, nhất là các khu khách sạn cao cấp đang được triển khai. Tỉnh cũng đang tích cực triển khai nhiều chương trình thu hút đầu tư vào Phú Quốc đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Số lượng dự án đầu tư vào Phú Quốc khá lớn, nhưng số dự án triển khai còn hạn chế. Nguyên nhân vì đâu, thưa ông?
Việc triển khai chậm các dự án đầu tư của tỉnh có 4 nguyên nhân chính:
Một là, việc lập và phê duyệt các quy hoạch còn chậm; giải quyết các thủ tục đầu tư; các thủ tục liên quan đến đất đai, cấp chứng nhận đầu tư... còn vướng mắc, chưa đảm bảo yêu cầu.
Hai là, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
Ba là, nguồn lực tài chính của các nhà đầu tư còn hạn chế, không đảm bảo cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư xây dựng các dự án.
Bốn là, việc triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông còn chậm cũng ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
UBND tỉnh đang tích cực chỉ đạo khắc phục những hạn chế nêu trên để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trên huyện đảo Phú Quốc.
Thế nhưng, có không ít nhà đầu tư đang hối thúc chính quyền địa phương sớm bàn giao mặt bằng để triển khai dự án...
Do sự phức tạp về nguồn gốc đất đai và sự biến động của thị trường trong thời gian qua, cũng như việc quản lý đất đai có lúc còn hạn chế, nên quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn Phú Quốc gặp khó khăn.
Cùng với đó là cơ quan chuyên môn của huyện phải tiến hành triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án mà bộ máy thì hạn chế.
Tuy vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo và UBND huyện Phú Quốc luôn cố gắng hết sức để giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc này và sẽ sớm bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư triển khai dự án.
Chúng tôi cũng mong rằng, các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương cố gắng khắc phục khó khăn, tranh thủ triển khai thi công trong những phần đất mà chính quyền đã bàn giao trong vùng dự án.
Nhiều dự án được cấp phép cùng với việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng liệu có làm mất lợi thế về cảnh quan thiên nhiên của Phú Quốc, tạo nên xung đột giữa nhà đầu tư với người dân địa phương?
Xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc phải đảm bảo mục tiêu bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ rừng Phú Quốc.
Đây là quan điểm xuyên suốt từ lập quy hoạch chung xây dựng và quản lý triển khai quy hoạch trên đảo Phú Quốc. Các dự án đầu tư phải luôn đảm bảo sự hài hòa, phù hợp thân thiện với môi trường tự nhiên và phù hợp với cảnh quan khu vực. Các dự án gần biển phải có chỉ giới cách bờ biển theo quy định.
Trong quá trình phát triển các dự án, chính quyền sẽ đảm bảo lợi ích của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng. Với quan điểm phát triển để phục vụ người dân tốt hơn, các khu vực bãi biển sẽ được quản lý hài hòa để người dân có thể tiếp cận sử dụng.
Vậy định hướng phát triển đặc khu kinh tế Phú Quốc trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?
Mặc dù được các cấp ủy Đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để Phú Quốc có được nhiều chính sách ưu đãi đặc thù, song phát triển của Phú Quốc vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Quá trình triển khai các cơ chế chính sách ưu đãi phát triển Phú Quốc bộc lộ nhiều bất cập, chưa tạo niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
Do đó, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh Kiên Giang đã xây dựng và vừa trình Chính phủ đề án “xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc”.
Với đề án này, để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội về thuế, tài chính, ngân hàng, đất đai, nhà ở, đầu tư, thương mại, thu hút nguồn nhân lực... đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế để thu hút mạnh đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực, thương hiệu và uy tín vào đầu tư phát triển Phú Quốc.
Nếu được Trung ương chấp thuận đề án, đây sẽ là một bước ngoặt lớn đánh dấu bước phát triển mới mạnh hơn, nhanh hơn của Phú Quốc trong tương lai.