Đề án tái cơ cấu kinh tế: Từ hào hứng sang… thất vọng!
Nhiều đại biểu Quốc hội không yên tâm với đề án tái cơ cấu nền kinh tế vừa được Chính phủ trình
"Ban đầu tôi rất hào hứng nhưng sau khi đọc lại rất thất vọng", đại biểu Nguyễn Đình Quyền phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 24/5 về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế vừa được Chính phủ trình Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ hai.
Không dùng hai chữ thất vọng, song không ít đại biểu cũng có chung cảm giác gần như đại biểu Quyền.
Hào hứng. Rất dễ hiểu, bởi ngay từ giữa nhiệm kỳ Quốc hội khóa trước, một số vị đại biểu đã “đòi” một đề án tái cơ cấu nền kinh tế để khắc phục căn cơ căn bệnh tăng trưởng thiếu bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Rồi, qua nhiều lần khất đi hoãn lại, đến kỳ họp cuối năm 2011, yêu cầu về một đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế phải được trình Quốc hội tại kỳ họp kế tiếp được đưa vào nghị quyết của Quốc hội.
Nay, đề án đã trình. Và câu hỏi không ít vị đại biểu đặt ra là đề án này được trình Quốc hội để làm gì? Vì Quốc hội chỉ bàn, góp ý, không ra nghị quyết.
Quốc hội không phải là cơ quan của Chính phủ. Quốc hội phải thể hiện chính kiến của mình, không thể cho ý kiến “chơi chơi” rồi đề án lại quay về Chính phủ, đại biểu Quyền nói.
“Có thông tin nói rằng, đề án này Quốc hội chỉ góp ý cho Chính phủ, tôi sốc về cách đặt vấn đề như vậy”, ông Quyền nói tiếp.
Với nhận xét rằng một đề tài khoa học cấp bộ còn bài bản, chi tiết hơn đề án này rất nhiều, đại biểu Quyền quả quyết, “nếu đưa ra Quốc hội biểu quyết, tôi sẽ không bấm nút, vì trách nhiệm trước nhân dân”.
Cùng đoàn Hà Nội với đại biểu Quyền, đại biểu Bùi Thị An đồng tình là nội dung đề án khá sơ sài.
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) nhận xét, “chất lượng đề án quá thấp. Cái đúng chỉ là những gì chép lại những vấn đề mà Nghị quyết Đảng đã nêu” nên “chưa xem đây là một đề án, chỉ coi như một bản tham luận”.
Cho rằng đã trình đề án thì phải trình quyết sách lớn hơn thẩm quyền Chính phủ để Quốc hội bàn và quyết, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) sốt ruột vì chưa thấy điều này tại đề án.
“Nếu công bố đề án như vậy thì chưa mang tính định hướng và tạo niềm tin cho doanh nghiệp đi theo được”, ông Lịch nhận xét.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (Tp.HCM) cũng băn khoăn về nguồn lực nào, cơ chế gì, chính sách ra sao để đề án triển khai lại không thấy trong khi đây là yếu tố quyết định tái cơ cấu được hay không.
Đây không phải là đề án mà là dự án tiền khả thi, đại biểu Trần Hoàng Ngân, cùng đoàn Tp.HCM nhận xét. Ông Ngân cũng cho rằng, đề án cần thông qua Quốc hội, khi Quốc hội có nghị quyết mới có thể giám sát việc thực hiện của Chính phủ cho đúng, nếu không làm đúng chiến lược thì đề án sẽ rất ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Đề án này sơ lược quá, chỉ là dạng nghị quyết, phải làm lại, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) phát biểu.
Chung nhận xét đề án nhiều nội dung không mới, một số ý kiến tại tổ thảo luận gồm các đoàn đại biểu Long An, Đắc Nông, Tuyên Quang, Bình Định cho rằng cần có giải pháp mạnh hơn với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại, vốn đang tồn tại rất nhiều vấn đề gây bức xúc cho cả nền kinh tế.
Cùng tâm trạng sốt ruột vì hết Vinashin lại đến Vinalines như một số vị khác, đại biểu Trần Đình Long (Đắc Nông) cho rằng, tại đề án cần “phải làm lại” công tác cán bộ, làm đến nơi đến chốn, vì cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Đại biểu Nghĩa cũng băn khoăn về nhân lực để thực hiện tái cơ cấu, đặc biệt trong tái cơ cấu tập đoàn nhà nước liệu có người để làm việc này không. Mười mấy năm đầu tư vào công nghiệp ô tô nhưng giờ nội địa hóa vẫn bằng số 0. Các mặt hàng điện tử cũng vậy, chuyển đổi phải đụng tới nguồn nhân lực nhưng không thấy phân tích, đánh giá tại đề án, ông Nghĩa nói.
Liên quan đến một trong ba trọng tâm của tái cơ cấu đầu tư công, Đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) nhận xét, đầu tư công dàn trải, rất lãng phí, làm một đồng tiêu 10 đồng.
“Chính vì đầu tư công không được quản lý chặt chẽ dẫn tới lãng phí, từ Vinashin đến Vinalines, từ ông nọ xọ ra ông kia, hậu quả là đánh mất rất nhiều tiền của của nhân dân”, ông Đương nhận xét.
Và cho rằng, đã đến lúc phải khởi tố điều tra những dự án làm thất thoát quá nhiều tiền của đất nước để quy trách nhiệm rõ ràng. Chưa thể có căn cứ nào để Quốc hội thông qua nghị quyết về đề án tái cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Đương quả quyết.
Sau phiên thảo luận tổ chiều 24/5, cả ngày thứ Sáu (8/6), phiên thảo luận ở hội trường về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Không dùng hai chữ thất vọng, song không ít đại biểu cũng có chung cảm giác gần như đại biểu Quyền.
Hào hứng. Rất dễ hiểu, bởi ngay từ giữa nhiệm kỳ Quốc hội khóa trước, một số vị đại biểu đã “đòi” một đề án tái cơ cấu nền kinh tế để khắc phục căn cơ căn bệnh tăng trưởng thiếu bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Rồi, qua nhiều lần khất đi hoãn lại, đến kỳ họp cuối năm 2011, yêu cầu về một đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế phải được trình Quốc hội tại kỳ họp kế tiếp được đưa vào nghị quyết của Quốc hội.
Nay, đề án đã trình. Và câu hỏi không ít vị đại biểu đặt ra là đề án này được trình Quốc hội để làm gì? Vì Quốc hội chỉ bàn, góp ý, không ra nghị quyết.
Quốc hội không phải là cơ quan của Chính phủ. Quốc hội phải thể hiện chính kiến của mình, không thể cho ý kiến “chơi chơi” rồi đề án lại quay về Chính phủ, đại biểu Quyền nói.
“Có thông tin nói rằng, đề án này Quốc hội chỉ góp ý cho Chính phủ, tôi sốc về cách đặt vấn đề như vậy”, ông Quyền nói tiếp.
Với nhận xét rằng một đề tài khoa học cấp bộ còn bài bản, chi tiết hơn đề án này rất nhiều, đại biểu Quyền quả quyết, “nếu đưa ra Quốc hội biểu quyết, tôi sẽ không bấm nút, vì trách nhiệm trước nhân dân”.
Cùng đoàn Hà Nội với đại biểu Quyền, đại biểu Bùi Thị An đồng tình là nội dung đề án khá sơ sài.
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) nhận xét, “chất lượng đề án quá thấp. Cái đúng chỉ là những gì chép lại những vấn đề mà Nghị quyết Đảng đã nêu” nên “chưa xem đây là một đề án, chỉ coi như một bản tham luận”.
Cho rằng đã trình đề án thì phải trình quyết sách lớn hơn thẩm quyền Chính phủ để Quốc hội bàn và quyết, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) sốt ruột vì chưa thấy điều này tại đề án.
“Nếu công bố đề án như vậy thì chưa mang tính định hướng và tạo niềm tin cho doanh nghiệp đi theo được”, ông Lịch nhận xét.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (Tp.HCM) cũng băn khoăn về nguồn lực nào, cơ chế gì, chính sách ra sao để đề án triển khai lại không thấy trong khi đây là yếu tố quyết định tái cơ cấu được hay không.
Đây không phải là đề án mà là dự án tiền khả thi, đại biểu Trần Hoàng Ngân, cùng đoàn Tp.HCM nhận xét. Ông Ngân cũng cho rằng, đề án cần thông qua Quốc hội, khi Quốc hội có nghị quyết mới có thể giám sát việc thực hiện của Chính phủ cho đúng, nếu không làm đúng chiến lược thì đề án sẽ rất ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Đề án này sơ lược quá, chỉ là dạng nghị quyết, phải làm lại, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) phát biểu.
Chung nhận xét đề án nhiều nội dung không mới, một số ý kiến tại tổ thảo luận gồm các đoàn đại biểu Long An, Đắc Nông, Tuyên Quang, Bình Định cho rằng cần có giải pháp mạnh hơn với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại, vốn đang tồn tại rất nhiều vấn đề gây bức xúc cho cả nền kinh tế.
Cùng tâm trạng sốt ruột vì hết Vinashin lại đến Vinalines như một số vị khác, đại biểu Trần Đình Long (Đắc Nông) cho rằng, tại đề án cần “phải làm lại” công tác cán bộ, làm đến nơi đến chốn, vì cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Đại biểu Nghĩa cũng băn khoăn về nhân lực để thực hiện tái cơ cấu, đặc biệt trong tái cơ cấu tập đoàn nhà nước liệu có người để làm việc này không. Mười mấy năm đầu tư vào công nghiệp ô tô nhưng giờ nội địa hóa vẫn bằng số 0. Các mặt hàng điện tử cũng vậy, chuyển đổi phải đụng tới nguồn nhân lực nhưng không thấy phân tích, đánh giá tại đề án, ông Nghĩa nói.
Liên quan đến một trong ba trọng tâm của tái cơ cấu đầu tư công, Đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) nhận xét, đầu tư công dàn trải, rất lãng phí, làm một đồng tiêu 10 đồng.
“Chính vì đầu tư công không được quản lý chặt chẽ dẫn tới lãng phí, từ Vinashin đến Vinalines, từ ông nọ xọ ra ông kia, hậu quả là đánh mất rất nhiều tiền của của nhân dân”, ông Đương nhận xét.
Và cho rằng, đã đến lúc phải khởi tố điều tra những dự án làm thất thoát quá nhiều tiền của đất nước để quy trách nhiệm rõ ràng. Chưa thể có căn cứ nào để Quốc hội thông qua nghị quyết về đề án tái cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Đương quả quyết.
Sau phiên thảo luận tổ chiều 24/5, cả ngày thứ Sáu (8/6), phiên thảo luận ở hội trường về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp.