Đề xuất cho người nhập ngũ hoãn trả nợ ngân hàng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề còn quan điểm khác nhau tại dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi)
Nên mở rộng hơn việc tạm hoãn trả nợ ngân hàng với người được gọi nhập ngũ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển góp ý khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), sáng 19/1.
Dự thảo luật quy định, hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ được tạm hoãn trả khoản nợ vay để học tập theo quy định của Chính phủ.
Theo ông Hiển, nên mở rộng quy định này. Chẳng hạn người nông dân đang vay một khoản của ngân hàng được gọi nhập ngũ thì cũng nên được tạm hoãn khoản nợ này, vì anh ta là lao động chính thì khi anh ta nhập ngũ ở nhà cũng không có tiền để trả nợ.
Tuy nhiên, ông Hiển cũng nhấn mạnh là quy định này chỉ có thể áp dụng khi người được gọi nhập ngũ có khoản vay tại ngân hàng của Chính phủ, chứ vay ngân hàng thương mại thì không áp dụng được.
Ông Hiển cũng đề nghị tạm hoãn gọi nhập ngũ cho sinh viên đang học đại học chính quy. Đây cũng là vấn đề được tranh luận sôi nổi nhất tại buổi họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh (cơ quan thẩm tra dự án luật), ông Nguyễn Kim Khoa cho biết về vấn đề này hiện đang có ý kiến khác nhau, có loại ý kiến đề nghị quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ cho sinh viên, học viên đang học tại cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân như quy định của luật hiện hành.
Nhưng cũng có ý kiến đề nghị không quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với sinh viên, học viên.
Ý kiến khác lại đồng ý như dự thảo luật chỉ tạm hoãn cho đối tượng là sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học hệ chính quy và quy định kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi đối với đối tượng này.
Ttại báo cáo giải trình, ông Khoa cho biết đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh đề nghị không quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với sinh viên, học viên để bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho sinh viên, học viên an tâm học tập và không phát sinh tiêu cực trong quá trình tuyển chọn vì số lượng ngày càng tăng như hiện nay thì cần có quy định một số hình thức để sinh viên, học viên có trình độ đào tạo từ đại học trở lên có sự lựa chọn thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc phù hợp với tình hình cụ thể.
Như tham gia chương trình thanh niên trí thức tình nguyện, thực hiện nghĩa vụ quân sự thông qua việc tham gia đào tạo sĩ quan dự bị, tự bảo đảm chi phí để tham gia chương trình huấn luyện quân sự tập trung ba tháng để chuyển thành quân nhân dự bị hạng một tại các đơn vị quân đội hoặc trung tâm giáo dục quốc phòng theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, việc tự đảm bảo chi phí để tham gia chương trình huấn luyện này, theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, là không khả thi, và cũng không công bằng giữa người có tiền và người không có tiền.
Bộ trưởng cũng đề nghị hoãn nhập ngũ cho sinh viên đang học đại học chính quy và có thể kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến 27 tuổi.
Việc hoãn gọi nhập ngũ cho đối tượng này cũng được cả Chủ tịch Quốc hội và nhiều ý kiến khác đồng tình.
Giải trình thêm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng Nguyễn Kim Khoa cho biết, quan điểm của Thường trực Ủy ban là đang học đại học thì không gọi nhập ngũ nhưng có nên kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến 27 tuổi hay không là bài toán rất khó.
Bởi, quy định kéo dài độ tuổi chỉ có giá trị khi gọi 100% sinh viên đã tốt nghiệp đại học nhập ngũ còn chỉ gọi một tỷ lệ rất nhỏ (hiện tại ở Việt Nam là 0,5%) thì lại bất cập. Hầu hết các nước như Hàn Quốc, Singapore… có quy định kéo dài độ tuổi nhập ngũ cho sinh viên thì sau đó họ sẽ gọi 100% sinh viên đã tốt nghiệp nhập ngũ, ông Khoa nói.
Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa cũng cho biết sẽ trực tiếp làm việc với các đối tượng là sinh viên trước khi tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật để trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới.
Dự thảo luật quy định, hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ được tạm hoãn trả khoản nợ vay để học tập theo quy định của Chính phủ.
Theo ông Hiển, nên mở rộng quy định này. Chẳng hạn người nông dân đang vay một khoản của ngân hàng được gọi nhập ngũ thì cũng nên được tạm hoãn khoản nợ này, vì anh ta là lao động chính thì khi anh ta nhập ngũ ở nhà cũng không có tiền để trả nợ.
Tuy nhiên, ông Hiển cũng nhấn mạnh là quy định này chỉ có thể áp dụng khi người được gọi nhập ngũ có khoản vay tại ngân hàng của Chính phủ, chứ vay ngân hàng thương mại thì không áp dụng được.
Ông Hiển cũng đề nghị tạm hoãn gọi nhập ngũ cho sinh viên đang học đại học chính quy. Đây cũng là vấn đề được tranh luận sôi nổi nhất tại buổi họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh (cơ quan thẩm tra dự án luật), ông Nguyễn Kim Khoa cho biết về vấn đề này hiện đang có ý kiến khác nhau, có loại ý kiến đề nghị quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ cho sinh viên, học viên đang học tại cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân như quy định của luật hiện hành.
Nhưng cũng có ý kiến đề nghị không quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với sinh viên, học viên.
Ý kiến khác lại đồng ý như dự thảo luật chỉ tạm hoãn cho đối tượng là sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học hệ chính quy và quy định kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi đối với đối tượng này.
Ttại báo cáo giải trình, ông Khoa cho biết đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh đề nghị không quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với sinh viên, học viên để bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho sinh viên, học viên an tâm học tập và không phát sinh tiêu cực trong quá trình tuyển chọn vì số lượng ngày càng tăng như hiện nay thì cần có quy định một số hình thức để sinh viên, học viên có trình độ đào tạo từ đại học trở lên có sự lựa chọn thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc phù hợp với tình hình cụ thể.
Như tham gia chương trình thanh niên trí thức tình nguyện, thực hiện nghĩa vụ quân sự thông qua việc tham gia đào tạo sĩ quan dự bị, tự bảo đảm chi phí để tham gia chương trình huấn luyện quân sự tập trung ba tháng để chuyển thành quân nhân dự bị hạng một tại các đơn vị quân đội hoặc trung tâm giáo dục quốc phòng theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, việc tự đảm bảo chi phí để tham gia chương trình huấn luyện này, theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, là không khả thi, và cũng không công bằng giữa người có tiền và người không có tiền.
Bộ trưởng cũng đề nghị hoãn nhập ngũ cho sinh viên đang học đại học chính quy và có thể kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến 27 tuổi.
Việc hoãn gọi nhập ngũ cho đối tượng này cũng được cả Chủ tịch Quốc hội và nhiều ý kiến khác đồng tình.
Giải trình thêm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng Nguyễn Kim Khoa cho biết, quan điểm của Thường trực Ủy ban là đang học đại học thì không gọi nhập ngũ nhưng có nên kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến 27 tuổi hay không là bài toán rất khó.
Bởi, quy định kéo dài độ tuổi chỉ có giá trị khi gọi 100% sinh viên đã tốt nghiệp đại học nhập ngũ còn chỉ gọi một tỷ lệ rất nhỏ (hiện tại ở Việt Nam là 0,5%) thì lại bất cập. Hầu hết các nước như Hàn Quốc, Singapore… có quy định kéo dài độ tuổi nhập ngũ cho sinh viên thì sau đó họ sẽ gọi 100% sinh viên đã tốt nghiệp nhập ngũ, ông Khoa nói.
Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa cũng cho biết sẽ trực tiếp làm việc với các đối tượng là sinh viên trước khi tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật để trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới.