Di động, chuyện từ thời tiền sử
Năm 1993, chiếc điện thoại di động đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong chương trình thử nghiệm của MobiFone
Năm 1993, chiếc điện thoại di động đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong chương trình thử nghiệm của MobiFone. Chỉ trong vòng 14 năm, tới nay, số lượng điện thoại di động đã tăng vọt lên 20 triệu.
Địa vị của di động, trong đời sống tiêu dùng, đã trở nên vật khó có thể thiếu, nhất là trong giới trẻ. Một trong những điều cho thấy mức độ phổ cập của sản phẩm tân tiến này là tên gọi. 5 năm trở lại đây, chỉ cần nói dế, là người ta đã hình dung trong đầu một sản phẩm viễn thông phổ biến.
Dế sumo
Theo thuyết tiến hoá của Darwin, lịch sử hình thành của con người là một quá trình tiến hoá từ vượn thành homo sapiens - con người biết suy nghĩ. Lịch sử của con người khởi nguồn từ việc tìm ra lửa. Thì lịch sử của loài dế di động chúng tôi gắn liền với tín hiệu không dây. Sự tồn tại của con người trên mặt đất, dựa vào điều kiện sống như nước và không khí. Thì loài dế chúng tôi, cũng cần có điều kiện tương tự: ở đây là khả năng truyền tín hiệu không dây.
Năm 1895, mầm mống để có dế ngày nay, thế hệ thứ ba trong phả hệ, xuất hiện khi Marconi truyền tín hiệu không dây trong khoảng cách 1,6km. Cứ hình dung tín hiệu như một vật nặng, muốn di chuyển, phải có phương tiện cõng nó đi.
Còn nhớ, những năm 1980, khi tủ sách danh nhân giới thiệu cuộc đời của Popov, Nhà vật lý học người Nga, lũ trẻ con đã có thêm trò chơi mới. Chúng dùng 2 hộp diêm nối với nhau bằng một sợi chỉ. Hai đứa đứng cách nhau khoảng 10m, đứa nói, đứa áp tai vào đáy hộp diêm. Cái sự nghe kiểu đó khá kích thích trí tưởng tượng của con trẻ, cho dù tiếng nghe được chỉ một phần truyền từ sợi dây, còn phần lớn là nghe từ không khí.
Sợi dây của đám trẻ con thời ấy chính là các tần số AM và FM được các nhà khoa học sử dụng để truyền tín hiệu đi trong quãng thời gian từ 1895 cho tới 1983, thế hệ đầu tiên của dế ra đời. Sự kiện này cũng tương đương với sự kiện xuất hiện con người biết suy nghĩ – homo sapiens.
Nghe kể lại, hồi ấy, cụ nội tôi nặng 1kg. Nghĩa là thế hệ chúng tôi ngày nay, có người chỉ bằng 1/15 lần số cân của cụ nội. Mà vóc dáng của cụ cũng tương xứng với vị thế, bởi sự ra đời của cụ tôi là đáp ứng yêu cầu liên lạc của các bác tài xe tải. Ai xem phim Hollywood nhiều, hiếm khi gặp được các bác tài nào nhỏ con!
Người ta xác định rằng, khả năng các cụ giao tiếp bị giới hạn, nên để các cụ thoải mái liên lạc với nhau, chỉ có cách là chia nhỏ khu vực ra từng ô, mỗi ô lại có một bộ phát sóng. Chính vì vậy mà cái tên Tây Cell-phone của các cụ ra đời gắn liền với các ô (cell).
Trở lại với cụ nội tôi, tên cúng cơm là Dyna Tac 8000x. Theo gia phả, thì cụ sinh ra tận năm 1972 tại lò luyện dế Motorola, nhưng 12 năm sau, cụ mới chính thức hiện diện. Khả năng nhớ của cụ bị hạn chế, chỉ nhớ được 30 liên lạc. Nặng, to, nhưng người dùng lại thấy oách vì mình là người tiên phong, đi đầu.
Lịch sử hàng tiêu dùng có 2 sự ngược đời. Có vật làm ra để phục vụ đối tượng này nhưng lại được nhóm khác lựa chọn. Tuy mục đích của cụ dế hồi đầu, chỉ là để cho dân xe tải, nhưng giới kinh doanh lại thích làm bạn với cụ hơn.
Trong khi đó, đầu video ghi băng vốn được nhắm tới phục vụ giới thượng lưu, lại được dân làm công ưa chuộng. Nguyên do là họ muốn ghi lại những bộ phim hay, những trận đá banh mà do bận làm ca, họ không xem được. Kết quả là giới thượng lưu tẩy chay đầu video trong vòng 1 năm rưỡi.
Trở lại với lịch sử oai hùng của cụ tổ Dyna Tac. Dĩ nhiên, giới doanh nhân cũng có nhu cầu thông tin liên lạc mọi lúc, mọi nơi và các lò luyện dế cũng không dại gì không đáp ứng nhu cầu đó. Thế nên, các cụ tổ được bán với giá khoảng 3.000 USD, tương đương với một em dế Vertu mỹ miều bây giờ (tất nhiên, là Vertu dạng cơ bản). Thế mới thấy, cái gì đi đầu cũng phải có giá của nó. Ở Tây cũng vậy mà ở ta cũng chẳng khác.
Tiên phong cần tiền phòng
Tháng 4 năm 1993, dòng họ tôi có mặt ở Việt Nam khi MobiFone thử nghiệm cung cấp dịch vụ di động. Một năm sau, họ chính thức khai trương dịch vụ. Lúc đó, gia phả dòng họ dế đã bước sang đời thứ hai – 2G. Các cha chú tôi hồi đó, vẫn thừa hưởng vóc dáng bự con của ông nội tôi, nhưng trí nhớ thì tốt hơn và một số cô, dì cũng đã biết cách màu mè, son phấn.
Cha tôi kể lại, người chú Motorola 8200 đã mệt mỏi hơn cả ngày đường, mới có mặt tại Việt Nam và lập tức được người dân ở đây hồ hởi đón nhận. Bởi chú tôi lúc đó là hiện thân của công nghệ cao. Thấy chú tôi làm ăn được, dòng họ dế đua nhau sang đó lập nghiệp. Nhánh mang họ Ericsson, xa hơn một chút, có mấy ông bên nhánh Sagem, Siemens...
Sự ưu việt của các cô chú tôi so với máy nhắn tin là khả năng đối lưu 2 chiều. Có đi - có đến. Chính vì vậy, mà nhiều người lúc đó như ông chủ Việt, sẵn lòng trả tới 16 triệu đồng, gần bằng 30 tháng lương của một công chức bậc trung để có chú tôi, hòng điều hành một công ty lớn ở tận Hà Nội.
Ông Việt kể: “Tiện thì có tiện nhưng lúc đó bỏ ra chừng đó tiền để được làm ông chủ con dế này là... khùng lắm. Số tiền mua dế, chưa bằng tiền nuôi dế, bởi gọi mất tiền đã đành mà nghe cũng phải trả tiền. Mỗi phút gọi lúc đó có giá ngang với một tô phở hạng khá”.
Còn ông chủ K.V (Q.3, TP.HCM) sử dụng điện thoại di động từ một mục đích khác: xài để xem công nghệ di động “alô” hiện đại như thế nào. Đầu năm 1994, ông đã quyết định rút hết tiền tiết kiệm là 20 triệu đồng để tậu một chú dế đời 2 về. Lúc đó, không nhớ ổng gọi là gì, nhưng về sau này, ổng hay gọi xách mé là cục gạch.
Ông K.V cho biết: “Bây giờ nghĩ lại thấy hồi đó thiệt buồn cười. Có ngày chẳng có ai gọi nên nhiều lúc, muốn thiên hạ biết mình làm chủ công nghệ đỉnh thế này phải gọi cho ai đó để nói chuyện vớ vẩn. Nhưng cuối tháng mới sợ. Có lúc cước lên đến 3 triệu đồng mà có gọi gì nhiều đâu”.
Thế hệ cha chú tôi, tuy đã tiến hoá hơn, nhưng khả năng làm việc cũng không cao. Họ cứ làm việc khoảng 4 tiếng là tắt tiếng nên đi đâu ông chủ cũng kè kè cục sạc. Chưa hết, vì trạm phát sóng còn thưa và công suất yếu nên mỗi lần dùng dế, ông chủ này phải hét thật to hoặc chạy đến nơi nào ít nhà cao tầng mới nghe và nói được.
“Vậy mà có nhiều người bảo những người chơi dế lúc đó là khoe của, hợm người. Cũng có những người như thế thật nhưng phần lớn là do công nghệ còn yếu kém nên mới có những trò khỉ như vậy”, ông K.V giải thích.
Năm 1994, chú tôi hết làm mưa làm gió, khi họ Ericsson đưa Ericsson 337, với giá 12 triệu đồng qua Việt Nam. Công bằng mà nói, ông này có ngoại hình thon thả, ăn đứt chú tôi. Nghe kể lại, tôi hình dung ra được cái nét mặt câng câng đến khó chịu khi có người lần đầu tiên đứng giữa đường nói chuyện với bạn bè bằng con Ericsson 337. Mà người này cẩn thận dễ sợ, nói xong là bỏ “người đẹp” vào chiếc bao da xinh xắn, kè kè bên hông.
Thế là tiếp tục cuộc chạy đua của những con dế. Dế nam thì tập luyện quyền cước, thể dục thể hình cho người thon thả, rắn chắc. Dế nữ thì aerobic, mình hạc xương mai đến từ Hàn, người thì đổi chiêu vỏ sò, vỏ gập như dì Motorola V+. Muốn rước được dì, người ta phải bỏ ra khoảng 23 – 25 triệu.
Anh Thanh Dũng (Q.1, TP.HCM) không thể quên được cảm giác đầu tiên khi sở hữu dì V+ mà lúc đó chỉ có dân có máu mặt mới dám dùng. Buổi sáng cầm được V+, anh mong sao đến tối về nhà đóng cửa để tự do tháo tung chiếc máy coi thử như thế nào. “Hồi hộp lắm. Là hàng cũ nhưng giá lúc đó của Motorola V có nắp bật lên tới 12 triệu đồng. Mình là thợ sửa hàng điện tử nên không lo hư hỏng nhưng cũng chẳng biết nó được cấu tạo thế nào”, anh Dũng kể lại cảm xúc lần đầu tiên được mổ một con dế vào năm 1994.
Song song với cuộc đua của các chú dế, là sự xuất hiện của mạng Vinaphone. Giá thuê bao và giá hoà mạng vẫn không đổi. Chỉ có dế dần dần rẻ hơn. Họ hàng dế, lứa cũ lăn lóc ở cửa hàng đồ cũ, lứa mới kiêu sa trong tủ kính. Người dùng dế cũng bắt đầu đông và phân tầng. Thế hệ lai (2,5G) xuất hiện, với những đặc tính mới. Nhưng người dùng sẽ dùng dế như thế nào?
Địa vị của di động, trong đời sống tiêu dùng, đã trở nên vật khó có thể thiếu, nhất là trong giới trẻ. Một trong những điều cho thấy mức độ phổ cập của sản phẩm tân tiến này là tên gọi. 5 năm trở lại đây, chỉ cần nói dế, là người ta đã hình dung trong đầu một sản phẩm viễn thông phổ biến.
Dế sumo
Theo thuyết tiến hoá của Darwin, lịch sử hình thành của con người là một quá trình tiến hoá từ vượn thành homo sapiens - con người biết suy nghĩ. Lịch sử của con người khởi nguồn từ việc tìm ra lửa. Thì lịch sử của loài dế di động chúng tôi gắn liền với tín hiệu không dây. Sự tồn tại của con người trên mặt đất, dựa vào điều kiện sống như nước và không khí. Thì loài dế chúng tôi, cũng cần có điều kiện tương tự: ở đây là khả năng truyền tín hiệu không dây.
Năm 1895, mầm mống để có dế ngày nay, thế hệ thứ ba trong phả hệ, xuất hiện khi Marconi truyền tín hiệu không dây trong khoảng cách 1,6km. Cứ hình dung tín hiệu như một vật nặng, muốn di chuyển, phải có phương tiện cõng nó đi.
Còn nhớ, những năm 1980, khi tủ sách danh nhân giới thiệu cuộc đời của Popov, Nhà vật lý học người Nga, lũ trẻ con đã có thêm trò chơi mới. Chúng dùng 2 hộp diêm nối với nhau bằng một sợi chỉ. Hai đứa đứng cách nhau khoảng 10m, đứa nói, đứa áp tai vào đáy hộp diêm. Cái sự nghe kiểu đó khá kích thích trí tưởng tượng của con trẻ, cho dù tiếng nghe được chỉ một phần truyền từ sợi dây, còn phần lớn là nghe từ không khí.
Sợi dây của đám trẻ con thời ấy chính là các tần số AM và FM được các nhà khoa học sử dụng để truyền tín hiệu đi trong quãng thời gian từ 1895 cho tới 1983, thế hệ đầu tiên của dế ra đời. Sự kiện này cũng tương đương với sự kiện xuất hiện con người biết suy nghĩ – homo sapiens.
Nghe kể lại, hồi ấy, cụ nội tôi nặng 1kg. Nghĩa là thế hệ chúng tôi ngày nay, có người chỉ bằng 1/15 lần số cân của cụ nội. Mà vóc dáng của cụ cũng tương xứng với vị thế, bởi sự ra đời của cụ tôi là đáp ứng yêu cầu liên lạc của các bác tài xe tải. Ai xem phim Hollywood nhiều, hiếm khi gặp được các bác tài nào nhỏ con!
Người ta xác định rằng, khả năng các cụ giao tiếp bị giới hạn, nên để các cụ thoải mái liên lạc với nhau, chỉ có cách là chia nhỏ khu vực ra từng ô, mỗi ô lại có một bộ phát sóng. Chính vì vậy mà cái tên Tây Cell-phone của các cụ ra đời gắn liền với các ô (cell).
Trở lại với cụ nội tôi, tên cúng cơm là Dyna Tac 8000x. Theo gia phả, thì cụ sinh ra tận năm 1972 tại lò luyện dế Motorola, nhưng 12 năm sau, cụ mới chính thức hiện diện. Khả năng nhớ của cụ bị hạn chế, chỉ nhớ được 30 liên lạc. Nặng, to, nhưng người dùng lại thấy oách vì mình là người tiên phong, đi đầu.
Lịch sử hàng tiêu dùng có 2 sự ngược đời. Có vật làm ra để phục vụ đối tượng này nhưng lại được nhóm khác lựa chọn. Tuy mục đích của cụ dế hồi đầu, chỉ là để cho dân xe tải, nhưng giới kinh doanh lại thích làm bạn với cụ hơn.
Trong khi đó, đầu video ghi băng vốn được nhắm tới phục vụ giới thượng lưu, lại được dân làm công ưa chuộng. Nguyên do là họ muốn ghi lại những bộ phim hay, những trận đá banh mà do bận làm ca, họ không xem được. Kết quả là giới thượng lưu tẩy chay đầu video trong vòng 1 năm rưỡi.
Trở lại với lịch sử oai hùng của cụ tổ Dyna Tac. Dĩ nhiên, giới doanh nhân cũng có nhu cầu thông tin liên lạc mọi lúc, mọi nơi và các lò luyện dế cũng không dại gì không đáp ứng nhu cầu đó. Thế nên, các cụ tổ được bán với giá khoảng 3.000 USD, tương đương với một em dế Vertu mỹ miều bây giờ (tất nhiên, là Vertu dạng cơ bản). Thế mới thấy, cái gì đi đầu cũng phải có giá của nó. Ở Tây cũng vậy mà ở ta cũng chẳng khác.
Tiên phong cần tiền phòng
Tháng 4 năm 1993, dòng họ tôi có mặt ở Việt Nam khi MobiFone thử nghiệm cung cấp dịch vụ di động. Một năm sau, họ chính thức khai trương dịch vụ. Lúc đó, gia phả dòng họ dế đã bước sang đời thứ hai – 2G. Các cha chú tôi hồi đó, vẫn thừa hưởng vóc dáng bự con của ông nội tôi, nhưng trí nhớ thì tốt hơn và một số cô, dì cũng đã biết cách màu mè, son phấn.
Cha tôi kể lại, người chú Motorola 8200 đã mệt mỏi hơn cả ngày đường, mới có mặt tại Việt Nam và lập tức được người dân ở đây hồ hởi đón nhận. Bởi chú tôi lúc đó là hiện thân của công nghệ cao. Thấy chú tôi làm ăn được, dòng họ dế đua nhau sang đó lập nghiệp. Nhánh mang họ Ericsson, xa hơn một chút, có mấy ông bên nhánh Sagem, Siemens...
Sự ưu việt của các cô chú tôi so với máy nhắn tin là khả năng đối lưu 2 chiều. Có đi - có đến. Chính vì vậy, mà nhiều người lúc đó như ông chủ Việt, sẵn lòng trả tới 16 triệu đồng, gần bằng 30 tháng lương của một công chức bậc trung để có chú tôi, hòng điều hành một công ty lớn ở tận Hà Nội.
Ông Việt kể: “Tiện thì có tiện nhưng lúc đó bỏ ra chừng đó tiền để được làm ông chủ con dế này là... khùng lắm. Số tiền mua dế, chưa bằng tiền nuôi dế, bởi gọi mất tiền đã đành mà nghe cũng phải trả tiền. Mỗi phút gọi lúc đó có giá ngang với một tô phở hạng khá”.
Còn ông chủ K.V (Q.3, TP.HCM) sử dụng điện thoại di động từ một mục đích khác: xài để xem công nghệ di động “alô” hiện đại như thế nào. Đầu năm 1994, ông đã quyết định rút hết tiền tiết kiệm là 20 triệu đồng để tậu một chú dế đời 2 về. Lúc đó, không nhớ ổng gọi là gì, nhưng về sau này, ổng hay gọi xách mé là cục gạch.
Ông K.V cho biết: “Bây giờ nghĩ lại thấy hồi đó thiệt buồn cười. Có ngày chẳng có ai gọi nên nhiều lúc, muốn thiên hạ biết mình làm chủ công nghệ đỉnh thế này phải gọi cho ai đó để nói chuyện vớ vẩn. Nhưng cuối tháng mới sợ. Có lúc cước lên đến 3 triệu đồng mà có gọi gì nhiều đâu”.
Thế hệ cha chú tôi, tuy đã tiến hoá hơn, nhưng khả năng làm việc cũng không cao. Họ cứ làm việc khoảng 4 tiếng là tắt tiếng nên đi đâu ông chủ cũng kè kè cục sạc. Chưa hết, vì trạm phát sóng còn thưa và công suất yếu nên mỗi lần dùng dế, ông chủ này phải hét thật to hoặc chạy đến nơi nào ít nhà cao tầng mới nghe và nói được.
“Vậy mà có nhiều người bảo những người chơi dế lúc đó là khoe của, hợm người. Cũng có những người như thế thật nhưng phần lớn là do công nghệ còn yếu kém nên mới có những trò khỉ như vậy”, ông K.V giải thích.
Năm 1994, chú tôi hết làm mưa làm gió, khi họ Ericsson đưa Ericsson 337, với giá 12 triệu đồng qua Việt Nam. Công bằng mà nói, ông này có ngoại hình thon thả, ăn đứt chú tôi. Nghe kể lại, tôi hình dung ra được cái nét mặt câng câng đến khó chịu khi có người lần đầu tiên đứng giữa đường nói chuyện với bạn bè bằng con Ericsson 337. Mà người này cẩn thận dễ sợ, nói xong là bỏ “người đẹp” vào chiếc bao da xinh xắn, kè kè bên hông.
Thế là tiếp tục cuộc chạy đua của những con dế. Dế nam thì tập luyện quyền cước, thể dục thể hình cho người thon thả, rắn chắc. Dế nữ thì aerobic, mình hạc xương mai đến từ Hàn, người thì đổi chiêu vỏ sò, vỏ gập như dì Motorola V+. Muốn rước được dì, người ta phải bỏ ra khoảng 23 – 25 triệu.
Anh Thanh Dũng (Q.1, TP.HCM) không thể quên được cảm giác đầu tiên khi sở hữu dì V+ mà lúc đó chỉ có dân có máu mặt mới dám dùng. Buổi sáng cầm được V+, anh mong sao đến tối về nhà đóng cửa để tự do tháo tung chiếc máy coi thử như thế nào. “Hồi hộp lắm. Là hàng cũ nhưng giá lúc đó của Motorola V có nắp bật lên tới 12 triệu đồng. Mình là thợ sửa hàng điện tử nên không lo hư hỏng nhưng cũng chẳng biết nó được cấu tạo thế nào”, anh Dũng kể lại cảm xúc lần đầu tiên được mổ một con dế vào năm 1994.
Song song với cuộc đua của các chú dế, là sự xuất hiện của mạng Vinaphone. Giá thuê bao và giá hoà mạng vẫn không đổi. Chỉ có dế dần dần rẻ hơn. Họ hàng dế, lứa cũ lăn lóc ở cửa hàng đồ cũ, lứa mới kiêu sa trong tủ kính. Người dùng dế cũng bắt đầu đông và phân tầng. Thế hệ lai (2,5G) xuất hiện, với những đặc tính mới. Nhưng người dùng sẽ dùng dế như thế nào?