Điểm nóng tuần qua: Ác mộng “hậu địa chấn” bắt đầu
Giá cả linh kiện cho điện thoại di động đang tăng dần, do thiếu hụt nguồn cung từ Nhật Bản
Giá cả linh kiện cho điện thoại di động đang tăng dần do thiếu hụt nguồn cung từ Nhật Bản, Nokia hoãn khai tử hệ điều hành di động Symbian, RIM công bố doanh số điện thoại BlackBerry đầy ấn tượng là những tin đáng chú ý trong tuần qua.
Thiếu hàng, giá tăng
Theo tập đoàn ZTE của Trung Quốc, giá các linh kiện lắp ráp điện thoại di động như pin, màn hình và bộ lọc âm đang tăng lên, do thiếu hụt nguồn cung từ sau thảm họa kép Nhật Bản.
"Chúng tôi thấy rằng một số linh kiện cho điện thoại di động đang tăng giá do nguồn cung bị hạn chế. ZTE hy vọng sự ổn định sẽ được thiết lập trong khoảng 3-6 tháng tới", ZTE cho biết, nhưng từ chối bình luận giá cả đã tăng khoảng bao nhiêu.
Để tránh ảnh hưởng tới các đơn hàng từ trước, ZTE đã phải liên hệ với những nhà sản xuất linh kiện ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan. Hiện tập đoàn Trung Quốc này vẫn chưa ước tính được mức độ ảnh hưởng từ sự cố tới tới lợi nhuận của họ.
Trong khi đó, các nhà máy của Nhật vẫn đang phải vật lộn để đáp ứng được các đơn đặt hàng sản phẩm trong bối cảnh phải đối mặt với đủ thứ khó khăn, từ mất điện cho tới sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Symbian vẫn "được sống"
Sau khi giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, Nokia đã quyết định hoãn khai tử hệ điều hành di động Symbian. Hãng điện thoại Phần Lan khẳng định, họ chưa từ bỏ ngay hệ điều hành này.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục bán thiết bị chạy Symbian trong một thời gian dài, bên cạnh những chiếc Windows Phone tương lai của Nokia", phụ trách bộ phận nhân lực phát triển của Nokia, Purnima Kochikar, cho biết trong một bức thư công bố hôm 25/3.
Trước đó, dư luận lo ngại, sau hợp đồng thỏa thuận với Microsoft để áp dụng nền tảng Windows Phone cho các smartphone tương lai của mình, Nokia sẽ loại bỏ hệ điều hành Symbian truyền thống.
Nhiều nhà đầu tư lo ngại, những mẫu di động Windows Nokia sẽ không bắt kịp xu hướng mới. Và việc khai tử Symbian càng khiến cho họ nghi ngờ về khả năng thành công của hãng điện thoại Phần Lan.
BlackBerry bán chạy kỷ lục
Theo công bố hôm 25/3 của Research In Motion (RIM), trong tài khóa 2011, hãng đã xuất xưởng 52,3 triệu điện thoại Blackberry, tăng 43% so với một năm trước, trong đó 14,9 triệu chiếc được bán trong quý 4.
Trong quý 4 (kết thúc ngày 26/2/2011), RIM đạt lợi nhuận ròng 934 triệu USD, so với 710 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập của quý 4 là 5,6 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tài khóa 2011, doanh thu của RIM là 19,9 tỷ USD, tăng 33% so với một năm trước. Hãng dự báo, doanh thu quý 1 năm tài khóa 2012 vào khoảng 5,2 - 5,6 tỷ USD và thu nhập từ cổ phiếu từ tăng 1,47 USD lên 1,55 USD/cp.
Apple giành thắng lợi
Thẩm phán James Gildea thuộc Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) hôm 25/3 đã đã bác bỏ cáo buộc của Nokia rằng, Apple vi phạm 5 bằng sáng chế do hãng sản xuất điện thoại Phần Lan nắm giữ.
Tuy nhiên, thẩm phán Gildea không đưa ra lời giải thích nào cho phán quyết của mình và ITC có 60 ngày để xem xét lại quyết định của ông. ITC có quyền cấm nhập khẩu vào Mỹ những sản phẩm vi phạm các bằng sáng chế và Nokia đang tìm cách để sản phẩm của Apple bị cấm.
Google dính đòn
Google không may mắn như Apple. Hôm 21/3, cơ quan quản lý dữ liệu đời tư của Pháp cho biết đã áp đặt mức phạt kỷ lục lên đến 100.000 Euro (142.000 USD) đối với "gã khổng lồ" này, vì thu thập thông tin cá nhân khi triển khai dịch vụ Street View.
"Đó là mức tiền phạt kỷ lục kể từ khi chúng tôi được trao quyền năm 2004 để áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính," nhật báo Le Parisien trích lời ông Yann Padova, người đứng Ủy ban Quốc gia về Tự do Thông tin (CNIL), nói.
Google ra mắt dịch vụ Street View năm 2007, cung cấp những bức ảnh toàn cảnh về đường phố. Nhưng khi đến châu Âu, dịch vụ này đã gây tranh cãi liên quan đến các mối lo ngại về đời tư.
Năm ngoái, "gã khổng lồ" còn thừa nhận, những chiếc xe chụp hình chuyên dụng của họ cũng thu được dữ liệu Wi-Fi và tình cờ nắm giữ các dữ liệu tư nhân không được mã hóa, kể cả mật khẩu và email.
Thiếu hàng, giá tăng
Theo tập đoàn ZTE của Trung Quốc, giá các linh kiện lắp ráp điện thoại di động như pin, màn hình và bộ lọc âm đang tăng lên, do thiếu hụt nguồn cung từ sau thảm họa kép Nhật Bản.
"Chúng tôi thấy rằng một số linh kiện cho điện thoại di động đang tăng giá do nguồn cung bị hạn chế. ZTE hy vọng sự ổn định sẽ được thiết lập trong khoảng 3-6 tháng tới", ZTE cho biết, nhưng từ chối bình luận giá cả đã tăng khoảng bao nhiêu.
Để tránh ảnh hưởng tới các đơn hàng từ trước, ZTE đã phải liên hệ với những nhà sản xuất linh kiện ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan. Hiện tập đoàn Trung Quốc này vẫn chưa ước tính được mức độ ảnh hưởng từ sự cố tới tới lợi nhuận của họ.
Trong khi đó, các nhà máy của Nhật vẫn đang phải vật lộn để đáp ứng được các đơn đặt hàng sản phẩm trong bối cảnh phải đối mặt với đủ thứ khó khăn, từ mất điện cho tới sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Symbian vẫn "được sống"
Sau khi giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, Nokia đã quyết định hoãn khai tử hệ điều hành di động Symbian. Hãng điện thoại Phần Lan khẳng định, họ chưa từ bỏ ngay hệ điều hành này.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục bán thiết bị chạy Symbian trong một thời gian dài, bên cạnh những chiếc Windows Phone tương lai của Nokia", phụ trách bộ phận nhân lực phát triển của Nokia, Purnima Kochikar, cho biết trong một bức thư công bố hôm 25/3.
Trước đó, dư luận lo ngại, sau hợp đồng thỏa thuận với Microsoft để áp dụng nền tảng Windows Phone cho các smartphone tương lai của mình, Nokia sẽ loại bỏ hệ điều hành Symbian truyền thống.
Nhiều nhà đầu tư lo ngại, những mẫu di động Windows Nokia sẽ không bắt kịp xu hướng mới. Và việc khai tử Symbian càng khiến cho họ nghi ngờ về khả năng thành công của hãng điện thoại Phần Lan.
BlackBerry bán chạy kỷ lục
Theo công bố hôm 25/3 của Research In Motion (RIM), trong tài khóa 2011, hãng đã xuất xưởng 52,3 triệu điện thoại Blackberry, tăng 43% so với một năm trước, trong đó 14,9 triệu chiếc được bán trong quý 4.
Trong quý 4 (kết thúc ngày 26/2/2011), RIM đạt lợi nhuận ròng 934 triệu USD, so với 710 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập của quý 4 là 5,6 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tài khóa 2011, doanh thu của RIM là 19,9 tỷ USD, tăng 33% so với một năm trước. Hãng dự báo, doanh thu quý 1 năm tài khóa 2012 vào khoảng 5,2 - 5,6 tỷ USD và thu nhập từ cổ phiếu từ tăng 1,47 USD lên 1,55 USD/cp.
Apple giành thắng lợi
Thẩm phán James Gildea thuộc Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) hôm 25/3 đã đã bác bỏ cáo buộc của Nokia rằng, Apple vi phạm 5 bằng sáng chế do hãng sản xuất điện thoại Phần Lan nắm giữ.
Tuy nhiên, thẩm phán Gildea không đưa ra lời giải thích nào cho phán quyết của mình và ITC có 60 ngày để xem xét lại quyết định của ông. ITC có quyền cấm nhập khẩu vào Mỹ những sản phẩm vi phạm các bằng sáng chế và Nokia đang tìm cách để sản phẩm của Apple bị cấm.
Google dính đòn
Google không may mắn như Apple. Hôm 21/3, cơ quan quản lý dữ liệu đời tư của Pháp cho biết đã áp đặt mức phạt kỷ lục lên đến 100.000 Euro (142.000 USD) đối với "gã khổng lồ" này, vì thu thập thông tin cá nhân khi triển khai dịch vụ Street View.
"Đó là mức tiền phạt kỷ lục kể từ khi chúng tôi được trao quyền năm 2004 để áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính," nhật báo Le Parisien trích lời ông Yann Padova, người đứng Ủy ban Quốc gia về Tự do Thông tin (CNIL), nói.
Google ra mắt dịch vụ Street View năm 2007, cung cấp những bức ảnh toàn cảnh về đường phố. Nhưng khi đến châu Âu, dịch vụ này đã gây tranh cãi liên quan đến các mối lo ngại về đời tư.
Năm ngoái, "gã khổng lồ" còn thừa nhận, những chiếc xe chụp hình chuyên dụng của họ cũng thu được dữ liệu Wi-Fi và tình cờ nắm giữ các dữ liệu tư nhân không được mã hóa, kể cả mật khẩu và email.