“Điều gì có lợi cho doanh nghiệp thì làm!”
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhìn nhận, môi trường kinh doanh hiện nay đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhìn nhận, môi trường kinh doanh hiện nay đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Dự Luật thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa dự kiến sẽ được xây dựng trong thời gian tới sẽ tạo thêm một lực đẩy với các doanh nghiệp này.
Đẩy mạnh công khai, minh bạch
Thưa Bộ trưởng, sau gần 30 năm đổi mới, môi trường kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam đã có chuyển biến rõ nét nhất ở điểm gì?
Thời gian qua, nền kinh tế đã thay đổi rất nhiều, đáng chú ý nhất là bước chuyển mạnh mẽ từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau gần 30 năm đổi mới, cùng với những thay đổi liên tục trong môi trường kinh doanh và khuôn khổ pháp lý, Chính phủ đã đặt năm 2015 là năm doanh nghiệp với việc thực thi hai luật căn bản nhất cho hoạt động của doanh nghiệp là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Đồng thời, các chính sách thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được tích cực ban hành.
Luật Đầu tư mới và Luật Doanh nghiệp mới có những điểm cải tiến đáng chú ý nào, thưa Bộ trưởng?
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 được xây dựng theo phương châm “cái gì có lợi cho doanh nghiệp thì làm”. Theo đó, bước ngoặt lớn nhất là quy định doanh nghiệp được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm.
Bên cạnh đó, việc bỏ con dấu cũng là điểm phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặc dù không bỏ hẳn con dấu, nhưng doanh nghiệp được quyền quyết định số lượng, nội dung và hình thức con dấu.
Các thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cũng thoáng hơn bao giờ hết.
Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp yêu cầu cơ quan nhà nước phải làm cho doanh nghiệp rất nhiều việc. Chẳng hạn, việc đăng ký mẫu dấu hiện nay là do cơ quan đăng ký kinh doanh phải làm. Trong khi trước đây, việc đăng ký mẫu dấu là rất vất vả với các doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp cũng không phải ghi ngành nghề trong giấy phép kinh doanh và chỉ ghi trong bản đăng ký kinh doanh.
Việc ghi nội dung này trong đăng ký kinh doanh nhằm mục đích để cơ quan quản lý nắm thông tin về hoạt động của doanh nghiệp theo lĩnh vực, ngành nghề và doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh hoàn toàn có thể tự ghi.
Những điểm thay đổi lớn trong luật này giúp giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, việc công khai, minh bạch được đẩy mạnh hơn.
Kết quả là, con số doanh nghiệp thành lập mới đã tăng nhanh chóng kể từ ngày Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực. Nhờ đó, chỉ riêng trong tháng 9/2015 cả nước có 7.042 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 44.513 tỷ đồng.
Tính chung 9 tháng qua, số doanh nghiệp thành lập mới trên cả nước là trên 68.000 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 420.000 tỷ đồng, tăng 28,5% về số doanh nghiệp và tăng 31,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
“Doanh nghiệp tư nhân là nền tảng của kinh tế đất nước”
Bên cạnh những cải thiện về khuôn khổ pháp lý dành cho mọi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân được hưởng lợi gì trong thời gian tới?
Những thay đổi trên đã tạo điều kiện phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Với doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nguồn vốn 1.500 tỷ đồng và sẽ được bổ sung thêm 1.500 tỷ đồng nữa.
Quỹ sẽ xem xét doanh nghiệp nào cần vốn sẽ hỗ trợ. Dự kiến, năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng Luật Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là những hành động quyết liệt của Chính phủ trong nỗ lực thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Trong suốt thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang hợp tác với nhiều cơ quan quốc tế để nghiên cứu cách thức phát triển doanh nghiệp tư nhân, cùng với những lãnh đạo hàng đầu thế giới, có kinh nghiệm trong lãnh đạo quốc gia và quản trị doanh nghiệp để soạn thảo những luật lệ tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp.
Văn kiện về kế hoạch kinh tế - xã hội 2016-2020 sắp trình Đại hội Đảng toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là Trưởng ban biên tập và tôi là Tổ trưởng tổ biên tập cũng đưa ra những tư tưởng rất lớn trong phát triển doanh nghiệp tư nhân.
Thông điệp rõ nhất được nêu ra tại dự thảo văn kiện là vai trò của doanh nghiệp tư nhân.
Một là, doanh nghiệp tư nhân tạo ra thương hiệu Việt Nam, tạo ra tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam. Chỉ khi nào doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân đủ lớn mạnh mới tạo ra được những thương hiệu Việt và tạo ra tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp tư nhân phát triển mới đủ sức tiếp thu, hấp thụ được công nghệ cao trên thế giới.
Hai là, doanh nghiệp tư nhân là nơi tạo ra công ăn việc làm lớn nhất cho nền kinh tế. Vì doanh nghiệp tư nhân có số lượng lớn, trải rộng khắp từ thành phố đến nông thôn nên tạo ra kênh giải quyết lao động tốt nhất.
Ba là, tất cả những điều làm được như trên sẽ tạo thương hiệu Việt Nam cho doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện tại, nhiều hàng hóa ghi nhãn “Made in Vietnam” nhưng thực chất không phải là hàng Việt Nam. Do đó, phải phát triển doanh nghiệp trong nước.
Doanh nghiệp trong nước mới tạo ra thương hiệu sản phẩm của Việt Nam như cà phê Trung Nguyên hay nước mắm Phú Quốc chứ không phải Samsung. Nhưng nhiều thương hiệu của Việt Nam đang mất dần. Đây là điều mà đất nước phải xây dựng lại và xây dựng mới.
Đáng tiếc là doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh nên cần hỗ trợ nhiều. Nhưng thực sự, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như Samsung hay các nhà đầu tư sản xuất ôtô Nhật Bản vào Việt Nam thì họ cũng cần có các doanh nghiệp Việt Nam làm công nghiệp hỗ trợ, cung cấp linh kiện cho họ.
Quan trọng hơn, chính doanh nghiệp tư nhân là nền tảng của kinh tế đất nước và là lực lượng tạo nên sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nhờ tính hiệu quả và năng động. Hay nói cách khác, muốn kinh tế Việt Nam cạnh tranh được thì lực lượng doanh nghiệp tư nhân phải mạnh.
Nhưng doanh nghiệp Việt Nam tư nhân hiện nay có đủ sức đảm nhận trọng trách to lớn đó không, thưa ông?
Bất kể là doanh nghiệp tư nhân, nhà nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) thì đều có vai trò quyết định đối với nền kinh tế Việt Nam. Và đến bây giờ tôi có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp tư nhân chính là nền tảng, là động lực của nền kinh tế Việt Nam.
Nhưng đúng là doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam hiện nay yếu kém quá nên chưa làm được điều này. Hai điểm yếu của doanh nghiệp tư nhân hiện nay là hiệu quả kinh doanh chưa cao và không muốn đi vào sản xuất mà muốn buôn bán chộp giật. Chưa có doanh nghiệp nào làm được thương hiệu trăm năm, những thương hiệu lớn chỉ được tối đa vài chục năm là biến mất khỏi thị trường.
Doanh nghiệp chúng ta hay làm kinh tế theo phong trào, thấy người khác làm ăn tốt sản phẩm nào thì nhiều người khác cũng đổ xô vào làm. Trong khi đó, ở các nước, doanh nghiệp thường kinh doanh theo khả năng hoặc chọn thị trường ngách để làm và định hướng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp lâu năm luôn được các doanh nghiệp chú trọng bằng cách tạo ra sản phẩm chất lượng và gìn giữ uy tín.
“Bà đỡ” của sự sáng tạo
Theo ông, Nhà nước có thể làm được gì để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thực hiện được sứ mệnh là nền tảng của nền kinh tế?
Nhà nước phải làm khung khổ pháp lý chặt chẽ, hỗ trợ doanh nghiệp tích cực ngay từ thời điểm khởi nghiệp. Việc đầu tiên là lo về thủ tục, trình tự cho doanh nghiệp. Sau đó, xây dựng các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp về kinh nghiệm quản lý.
Về mặt tài chính, cần tạo tiền đề thành lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm, chấp nhận tỷ lệ thất bại trong số những doanh nghiệp khởi nghiệp.
Khuyến khích sáng tạo cũng là điều rất quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Doanh nghiệp mà không sáng tạo thì có thể lụi tàn vì sáng tạo là nhu cầu của cuộc sống. Trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ hiện nay, phần thắng sẽ thuộc về người có khả năng vươn lên mạnh mẽ, năng lực cạnh tranh cao.
Để cạnh tranh được, công nghệ là yếu tố quan trọng. Công nghệ lạc hậu thì chi phí cao, chất lượng sản phẩm không cao, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được thì thua. Cũng có chút hy vọng về điều này khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất nhỏ nhưng làm rất giỏi. Dù vậy, sáng tạo khoa học của họ chưa được đánh giá cao.
Do đó, Nhà nước cần trở thành “bà đỡ” của sự sáng tạo, đầu tư vào sáng tạo để đưa vào cuộc sống.
Nhà nước phải tạo khung khổ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp. Khung khổ pháp lý phải tôn trọng doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ và coi họ là lực lượng đóng góp lớn nhất cho xã hội. Để làm được như vậy, chính quyền phải thay đổi, trở thành chính quyền phục vụ.
Cần hiểu, doanh nghiệp làm ra của cải vật chất cho xã hội, người dân và doanh nghiệp là người nộp thuế để trả lương cho công chức, xây dựng trụ sở làm việc cho công chức... Như vậy, cần tạo môi trường để doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh chứ không phải hành hạ để doanh nghiệp “chết dần”.
Do đó, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh là rất quan trọng. Cạnh tranh là cần thiết, để phát triển tốt hơn, nhưng không có nghĩa là cạnh tranh bằng thủ đoạn xấu. Môi trường kinh doanh an toàn, cạnh tranh lành mạnh là nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế.
Để doanh nghiệp phát triển từ đó thúc đẩy sự phát triển của đất nước thì Chính phủ phải là Chính phủ kiến tạo với khung khổ pháp lý thuận lợi nhất, lành mạnh nhất cho các thành phần kinh tế cùng hưởng lợi.
Khi khung khổ pháp lý có trục trặc thì điều chỉnh cho đi đúng hướng thay vì “cầm tay chỉ việc”, tức là tránh can thiệp quá sâu.
Đẩy mạnh công khai, minh bạch
Thưa Bộ trưởng, sau gần 30 năm đổi mới, môi trường kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam đã có chuyển biến rõ nét nhất ở điểm gì?
Thời gian qua, nền kinh tế đã thay đổi rất nhiều, đáng chú ý nhất là bước chuyển mạnh mẽ từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau gần 30 năm đổi mới, cùng với những thay đổi liên tục trong môi trường kinh doanh và khuôn khổ pháp lý, Chính phủ đã đặt năm 2015 là năm doanh nghiệp với việc thực thi hai luật căn bản nhất cho hoạt động của doanh nghiệp là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Đồng thời, các chính sách thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được tích cực ban hành.
Luật Đầu tư mới và Luật Doanh nghiệp mới có những điểm cải tiến đáng chú ý nào, thưa Bộ trưởng?
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 được xây dựng theo phương châm “cái gì có lợi cho doanh nghiệp thì làm”. Theo đó, bước ngoặt lớn nhất là quy định doanh nghiệp được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm.
Bên cạnh đó, việc bỏ con dấu cũng là điểm phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặc dù không bỏ hẳn con dấu, nhưng doanh nghiệp được quyền quyết định số lượng, nội dung và hình thức con dấu.
Các thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cũng thoáng hơn bao giờ hết.
Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp yêu cầu cơ quan nhà nước phải làm cho doanh nghiệp rất nhiều việc. Chẳng hạn, việc đăng ký mẫu dấu hiện nay là do cơ quan đăng ký kinh doanh phải làm. Trong khi trước đây, việc đăng ký mẫu dấu là rất vất vả với các doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp cũng không phải ghi ngành nghề trong giấy phép kinh doanh và chỉ ghi trong bản đăng ký kinh doanh.
Việc ghi nội dung này trong đăng ký kinh doanh nhằm mục đích để cơ quan quản lý nắm thông tin về hoạt động của doanh nghiệp theo lĩnh vực, ngành nghề và doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh hoàn toàn có thể tự ghi.
Những điểm thay đổi lớn trong luật này giúp giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, việc công khai, minh bạch được đẩy mạnh hơn.
Kết quả là, con số doanh nghiệp thành lập mới đã tăng nhanh chóng kể từ ngày Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực. Nhờ đó, chỉ riêng trong tháng 9/2015 cả nước có 7.042 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 44.513 tỷ đồng.
Tính chung 9 tháng qua, số doanh nghiệp thành lập mới trên cả nước là trên 68.000 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 420.000 tỷ đồng, tăng 28,5% về số doanh nghiệp và tăng 31,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
“Doanh nghiệp tư nhân là nền tảng của kinh tế đất nước”
Bên cạnh những cải thiện về khuôn khổ pháp lý dành cho mọi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân được hưởng lợi gì trong thời gian tới?
Những thay đổi trên đã tạo điều kiện phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Với doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nguồn vốn 1.500 tỷ đồng và sẽ được bổ sung thêm 1.500 tỷ đồng nữa.
Quỹ sẽ xem xét doanh nghiệp nào cần vốn sẽ hỗ trợ. Dự kiến, năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng Luật Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là những hành động quyết liệt của Chính phủ trong nỗ lực thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Trong suốt thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang hợp tác với nhiều cơ quan quốc tế để nghiên cứu cách thức phát triển doanh nghiệp tư nhân, cùng với những lãnh đạo hàng đầu thế giới, có kinh nghiệm trong lãnh đạo quốc gia và quản trị doanh nghiệp để soạn thảo những luật lệ tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp.
Văn kiện về kế hoạch kinh tế - xã hội 2016-2020 sắp trình Đại hội Đảng toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là Trưởng ban biên tập và tôi là Tổ trưởng tổ biên tập cũng đưa ra những tư tưởng rất lớn trong phát triển doanh nghiệp tư nhân.
Thông điệp rõ nhất được nêu ra tại dự thảo văn kiện là vai trò của doanh nghiệp tư nhân.
Một là, doanh nghiệp tư nhân tạo ra thương hiệu Việt Nam, tạo ra tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam. Chỉ khi nào doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân đủ lớn mạnh mới tạo ra được những thương hiệu Việt và tạo ra tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp tư nhân phát triển mới đủ sức tiếp thu, hấp thụ được công nghệ cao trên thế giới.
Hai là, doanh nghiệp tư nhân là nơi tạo ra công ăn việc làm lớn nhất cho nền kinh tế. Vì doanh nghiệp tư nhân có số lượng lớn, trải rộng khắp từ thành phố đến nông thôn nên tạo ra kênh giải quyết lao động tốt nhất.
Ba là, tất cả những điều làm được như trên sẽ tạo thương hiệu Việt Nam cho doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện tại, nhiều hàng hóa ghi nhãn “Made in Vietnam” nhưng thực chất không phải là hàng Việt Nam. Do đó, phải phát triển doanh nghiệp trong nước.
Doanh nghiệp trong nước mới tạo ra thương hiệu sản phẩm của Việt Nam như cà phê Trung Nguyên hay nước mắm Phú Quốc chứ không phải Samsung. Nhưng nhiều thương hiệu của Việt Nam đang mất dần. Đây là điều mà đất nước phải xây dựng lại và xây dựng mới.
Đáng tiếc là doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh nên cần hỗ trợ nhiều. Nhưng thực sự, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như Samsung hay các nhà đầu tư sản xuất ôtô Nhật Bản vào Việt Nam thì họ cũng cần có các doanh nghiệp Việt Nam làm công nghiệp hỗ trợ, cung cấp linh kiện cho họ.
Quan trọng hơn, chính doanh nghiệp tư nhân là nền tảng của kinh tế đất nước và là lực lượng tạo nên sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nhờ tính hiệu quả và năng động. Hay nói cách khác, muốn kinh tế Việt Nam cạnh tranh được thì lực lượng doanh nghiệp tư nhân phải mạnh.
Nhưng doanh nghiệp Việt Nam tư nhân hiện nay có đủ sức đảm nhận trọng trách to lớn đó không, thưa ông?
Bất kể là doanh nghiệp tư nhân, nhà nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) thì đều có vai trò quyết định đối với nền kinh tế Việt Nam. Và đến bây giờ tôi có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp tư nhân chính là nền tảng, là động lực của nền kinh tế Việt Nam.
Nhưng đúng là doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam hiện nay yếu kém quá nên chưa làm được điều này. Hai điểm yếu của doanh nghiệp tư nhân hiện nay là hiệu quả kinh doanh chưa cao và không muốn đi vào sản xuất mà muốn buôn bán chộp giật. Chưa có doanh nghiệp nào làm được thương hiệu trăm năm, những thương hiệu lớn chỉ được tối đa vài chục năm là biến mất khỏi thị trường.
Doanh nghiệp chúng ta hay làm kinh tế theo phong trào, thấy người khác làm ăn tốt sản phẩm nào thì nhiều người khác cũng đổ xô vào làm. Trong khi đó, ở các nước, doanh nghiệp thường kinh doanh theo khả năng hoặc chọn thị trường ngách để làm và định hướng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp lâu năm luôn được các doanh nghiệp chú trọng bằng cách tạo ra sản phẩm chất lượng và gìn giữ uy tín.
“Bà đỡ” của sự sáng tạo
Theo ông, Nhà nước có thể làm được gì để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thực hiện được sứ mệnh là nền tảng của nền kinh tế?
Nhà nước phải làm khung khổ pháp lý chặt chẽ, hỗ trợ doanh nghiệp tích cực ngay từ thời điểm khởi nghiệp. Việc đầu tiên là lo về thủ tục, trình tự cho doanh nghiệp. Sau đó, xây dựng các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp về kinh nghiệm quản lý.
Về mặt tài chính, cần tạo tiền đề thành lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm, chấp nhận tỷ lệ thất bại trong số những doanh nghiệp khởi nghiệp.
Khuyến khích sáng tạo cũng là điều rất quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Doanh nghiệp mà không sáng tạo thì có thể lụi tàn vì sáng tạo là nhu cầu của cuộc sống. Trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ hiện nay, phần thắng sẽ thuộc về người có khả năng vươn lên mạnh mẽ, năng lực cạnh tranh cao.
Để cạnh tranh được, công nghệ là yếu tố quan trọng. Công nghệ lạc hậu thì chi phí cao, chất lượng sản phẩm không cao, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được thì thua. Cũng có chút hy vọng về điều này khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất nhỏ nhưng làm rất giỏi. Dù vậy, sáng tạo khoa học của họ chưa được đánh giá cao.
Do đó, Nhà nước cần trở thành “bà đỡ” của sự sáng tạo, đầu tư vào sáng tạo để đưa vào cuộc sống.
Nhà nước phải tạo khung khổ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp. Khung khổ pháp lý phải tôn trọng doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ và coi họ là lực lượng đóng góp lớn nhất cho xã hội. Để làm được như vậy, chính quyền phải thay đổi, trở thành chính quyền phục vụ.
Cần hiểu, doanh nghiệp làm ra của cải vật chất cho xã hội, người dân và doanh nghiệp là người nộp thuế để trả lương cho công chức, xây dựng trụ sở làm việc cho công chức... Như vậy, cần tạo môi trường để doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh chứ không phải hành hạ để doanh nghiệp “chết dần”.
Do đó, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh là rất quan trọng. Cạnh tranh là cần thiết, để phát triển tốt hơn, nhưng không có nghĩa là cạnh tranh bằng thủ đoạn xấu. Môi trường kinh doanh an toàn, cạnh tranh lành mạnh là nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế.
Để doanh nghiệp phát triển từ đó thúc đẩy sự phát triển của đất nước thì Chính phủ phải là Chính phủ kiến tạo với khung khổ pháp lý thuận lợi nhất, lành mạnh nhất cho các thành phần kinh tế cùng hưởng lợi.
Khi khung khổ pháp lý có trục trặc thì điều chỉnh cho đi đúng hướng thay vì “cầm tay chỉ việc”, tức là tránh can thiệp quá sâu.