Dính bê bối rúng động, xuất khẩu thịt của Brazil không hề giảm mạnh
Bất chấp vụ bê bối thịt bẩn gây rúng động, xuất khẩu thịt của Brazil không hề khiến xuất khẩu thịt của Brazil sụt mạnh như dự báo ban đầu
Xuất khẩu thịt bò tươi của Brazil trong tháng 3 vừa qua chỉ giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp vụ bê bối thịt bẩn bị phanh phui mới đây ở nước này.
Hãng tin Reuters cho biết, thậm chí một quan chức Chính phủ Brazil còn nói rằng sự suy giảm này hoàn toàn không phải do ảnh hưởng từ vụ bê bối.
Theo dữ liệu được Bộ Thương mại Brazil công bố ngày 3/4, xuất khẩu thịt bò của nước này đạt kim ngạch 404 triệu USD trong tháng 3. Xuất khẩu thịt lợn tăng 39%, đạt 138 triệu USD, còn xuất khẩu thịt gà tăng 12%, đạt 571 triệu USD.
Giá xuất khẩu cả ba loại thịt trên của Brazil đều tăng mạnh, với mức tăng từ 10-44% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp bù đắp sự sụt giảm về khối lượng xuất khẩu trong tháng 3 - thống kê cho thấy.
Trong đó, giảm mạnh nhất là khối lượng xuất khẩu thịt bò, với mức giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, còn 98.200 tấn . Khối lượng xuất khẩu thịt gà giảm 6,8%, và thịt lợn giảm 3,35%.
Tháng trước, cảnh sát Brazil cáo buộc hơn 100 người, chủ yếu là các thanh tra, nhận hối lộ để cho phép việc bán các loại thịt bẩn, làm giả tài liệu thịt xuất khẩu, và bỏ qua việc thanh tra các nhà máy đóng gói thịt.
Tuy nhiên, những con số thống kê mới nhất cho thấy cuộc điều tra đang diễn ra nhằm vào các thanh tra thực phẩm của Brazil - vụ bê bối gây rúng động khiến một loạt quốc gia ban lệnh cấm tạm thời đối với việc nhập khẩu các sản phẩm từ thịt của nước này - không hề khiến xuất khẩu thịt của Brazil sụt mạnh như dự báo ban đầu.
Ông Herlon Brandao, Giám đốc Thống kê xuất khẩu thuộc Bộ Thương mại Brazil, nói rằng sau “một thời gian lo ngại ngắn” trong tuần cuối của tháng 3, khi xuất khẩu thịt hàng ngày của Brazil sụt giảm, hoạt động xuất khẩu thịt của nước này đã diễn ra bình thường trở lại. Ông Brandao cũng nói sản phẩm thịt của Brazil được xuất khẩu sang 137 quốc gia trong tháng 3.
“Chính phủ đã hành động nhanh chóng và các thị trường vẫn mở cửa”, ông Brandao nói với các phóng viên khi công bố số liệu xuất khẩu thịt tháng 3.
Vị quan chức này cho biết xuất khẩu thịt bò của Brazil suy giảm là một xu hướng tiếp diễn, bởi một số quốc gia như Ai Cập đã tạm dừng nhập thịt bò từ Brazil vì những lý do không hề liên quan đến bê bối thịt bẩn.
Hôm 17/3, cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm của Chính phủ Brazil đã công bố một cuộc điều tra nhằm vào vụ bê bối của các thanh tra thực phẩm, khiến những thị trường xuất khẩu thịt lớn của Brazil như Trung Quốc và Hồng Kông tạm dừng nhập thịt từ nước này.
Dính líu trong bê bối thịt bẩn này có hai công ty đóng gói thịt hàng đầu Brazil là BRF SA và JBS SA. Tuy nhiên, cả hai công ty đều phủ nhận có hành động sai trái.
Tuần trước, một quan chức y tế hàng đầu của Liên minh châu Âu nói Brazil cần có các biện pháp kiểm soát độc lập đối với ngành thịt nước này. Theo vị quan chức, các biện pháp kiểm soát tăng cường của châu Âu đối với thịt nhập khẩu từ Brazil sẽ không sớm được gỡ bỏ.
Hiện cơ quan công tố Brazil chưa tiến hành buộc tội những người có liên quan trong vụ bê bối thịt bẩn, trong khi các cáo buộc của cảnh sát chưa được chứng thực.
Brazil là nước sản xuất thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất thế giới, xuất khẩu thịt của nước này chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt của toàn thế giới và được có mặt tại 150 nước và vùng lãnh thổ.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2017 cả nước nhập khẩu 2.780 tấn thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được có xuất xứ từ Brazil, trị giá hơn 4 triệu USD, tương ứng mỗi kg thịt chỉ có giá bình quân 32.834 đồng.
Hãng tin Reuters cho biết, thậm chí một quan chức Chính phủ Brazil còn nói rằng sự suy giảm này hoàn toàn không phải do ảnh hưởng từ vụ bê bối.
Theo dữ liệu được Bộ Thương mại Brazil công bố ngày 3/4, xuất khẩu thịt bò của nước này đạt kim ngạch 404 triệu USD trong tháng 3. Xuất khẩu thịt lợn tăng 39%, đạt 138 triệu USD, còn xuất khẩu thịt gà tăng 12%, đạt 571 triệu USD.
Giá xuất khẩu cả ba loại thịt trên của Brazil đều tăng mạnh, với mức tăng từ 10-44% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp bù đắp sự sụt giảm về khối lượng xuất khẩu trong tháng 3 - thống kê cho thấy.
Trong đó, giảm mạnh nhất là khối lượng xuất khẩu thịt bò, với mức giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, còn 98.200 tấn . Khối lượng xuất khẩu thịt gà giảm 6,8%, và thịt lợn giảm 3,35%.
Tháng trước, cảnh sát Brazil cáo buộc hơn 100 người, chủ yếu là các thanh tra, nhận hối lộ để cho phép việc bán các loại thịt bẩn, làm giả tài liệu thịt xuất khẩu, và bỏ qua việc thanh tra các nhà máy đóng gói thịt.
Tuy nhiên, những con số thống kê mới nhất cho thấy cuộc điều tra đang diễn ra nhằm vào các thanh tra thực phẩm của Brazil - vụ bê bối gây rúng động khiến một loạt quốc gia ban lệnh cấm tạm thời đối với việc nhập khẩu các sản phẩm từ thịt của nước này - không hề khiến xuất khẩu thịt của Brazil sụt mạnh như dự báo ban đầu.
Ông Herlon Brandao, Giám đốc Thống kê xuất khẩu thuộc Bộ Thương mại Brazil, nói rằng sau “một thời gian lo ngại ngắn” trong tuần cuối của tháng 3, khi xuất khẩu thịt hàng ngày của Brazil sụt giảm, hoạt động xuất khẩu thịt của nước này đã diễn ra bình thường trở lại. Ông Brandao cũng nói sản phẩm thịt của Brazil được xuất khẩu sang 137 quốc gia trong tháng 3.
“Chính phủ đã hành động nhanh chóng và các thị trường vẫn mở cửa”, ông Brandao nói với các phóng viên khi công bố số liệu xuất khẩu thịt tháng 3.
Vị quan chức này cho biết xuất khẩu thịt bò của Brazil suy giảm là một xu hướng tiếp diễn, bởi một số quốc gia như Ai Cập đã tạm dừng nhập thịt bò từ Brazil vì những lý do không hề liên quan đến bê bối thịt bẩn.
Hôm 17/3, cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm của Chính phủ Brazil đã công bố một cuộc điều tra nhằm vào vụ bê bối của các thanh tra thực phẩm, khiến những thị trường xuất khẩu thịt lớn của Brazil như Trung Quốc và Hồng Kông tạm dừng nhập thịt từ nước này.
Dính líu trong bê bối thịt bẩn này có hai công ty đóng gói thịt hàng đầu Brazil là BRF SA và JBS SA. Tuy nhiên, cả hai công ty đều phủ nhận có hành động sai trái.
Tuần trước, một quan chức y tế hàng đầu của Liên minh châu Âu nói Brazil cần có các biện pháp kiểm soát độc lập đối với ngành thịt nước này. Theo vị quan chức, các biện pháp kiểm soát tăng cường của châu Âu đối với thịt nhập khẩu từ Brazil sẽ không sớm được gỡ bỏ.
Hiện cơ quan công tố Brazil chưa tiến hành buộc tội những người có liên quan trong vụ bê bối thịt bẩn, trong khi các cáo buộc của cảnh sát chưa được chứng thực.
Brazil là nước sản xuất thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất thế giới, xuất khẩu thịt của nước này chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt của toàn thế giới và được có mặt tại 150 nước và vùng lãnh thổ.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2017 cả nước nhập khẩu 2.780 tấn thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được có xuất xứ từ Brazil, trị giá hơn 4 triệu USD, tương ứng mỗi kg thịt chỉ có giá bình quân 32.834 đồng.