Đô thị hóa, bài toán khó giải
Những năm đầu 1990, tốc độ đô thị hóa hàng năm ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 17-18% nhưng nay đã tăng lên 27%/năm
Các thành phố, đô thị tại các địa phương đang nhanh chóng chỉnh trang bộ mặt đô thị cũng như việc mở rộng về quy mô.
Bên cạnh đó, hiện nay, hàng loạt các đô thị mới đã được quy hoạch và rục rịch triển khai xây dựng, trong thời gian tới Việt Nam sẽ có nhiều khu đô thị mới ra đời theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội.
Để những đô thị mới sau này không đi vào “vết xe cũ” của những đô thị xây dựng trước đây nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng các địa phương cần có một chiến lược quy hoạch đô thị có tầm nhìn xa trông rộng. Đồng thời, Việt Nam cũng cần có một quy hoạch chung về đô thị của cả nước nhằm tạo ra sự đồng bộ và tránh sự “chỏi” giữa các đô thị giữa các địa phương với nhau. Về mặt tổng thể, Việt Nam cần có một chính sách về đất đô thị toàn diện hơn.
Tốc độ đô thị hóa quá nhanh
Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm cho biết, đến 2007 cả nước đang có 729 đô thị bao gồm 2 đô thị đặc biệt: Tp.HCM, Hà Nội; 4 loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, và Huế; 13 đô thị loại 2; 36 đô thị loại 3; 39 đô thị loại 4 và 635 đô thị loại 5.
Trong nền kinh tế, các đô thị đóng góp 2/3 giá trị của tổng thu nhập và chiếm 30% tổng số dân. Ngày nay sự thay đổi của nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các đô thị phát triển mạnh mẽ. Một số đô thị chọn hướng phát triển theo nền kinh tế dịch vụ như Đà Lạt, Phan Thiết, Phú Quốc, Vũng Tàu...
Từ 1990 đô thị Việt Nam mới bắt đầu phát triển. Từ đó đến nay, đặc biệt là vài năm trở lại đây tốc độ đô thị hóa càng diễn ra nhanh chóng. Những năm đầu 1990 tỷ lệ đô thị hóa hàng năm chỉ đạt khoảng 17-18% nhưng nay mức độ đô thị hóa đã tăng lên 27%/năm.
Theo quy hoạch, đất đô thị chỉ có 105.000 ha phân bổ khắp 64 tỉnh thành. Vì vấn đề quy hoạch đô thị chậm đổi mới nên không gian sống ở các đô thị ngày càng chật hẹp. Hiện nay, Tp.HCM và Hà Nội có lực tăng trưởng rất mạnh mẽ và có sức lan tỏa rộng đến các vùng xung quanh.
Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức, đô thị Việt Nam đang phát triển nhưng cũng gặp phải không ít thách thức. Bộ Xây dựng dự báo tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40% tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân.
Mục tiêu đề ra diện tích bình quân đầu người là 100m2/người. Nếu đạt tỉ lệ 100m2/người Việt Nam cần có khoảng 450.000 ha đất đô thị nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị vẫn đang ở quy mô 105.000 ha.
Do vậy, tình trạng thiếu nhà ở cho dân thành thị đang diễn ra trầm trọng. Tình trạnh nhà ở chật chội, nhà tạm còn chiếm phần nhiều và tồn tại tại 2 thành phố lớn của cả nước phổ biến nhất. Theo thống kê Tp.HCM còn có 300.000 người đang sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi trường chật chội với diện tích ở không quá 3m2/người.
Nhiều khó khăn cần tháo gỡ
Tuy đô thị phát triển nhanh nhưng đời sống người dân thành thị chưa được quan tâm đầy đủ. Ngay tại Tp.HCM, người dân một số quận huyện chưa được cung cấp nguồn nước máy. Dân số, nhà cửa ngày càng nở ra nhưng các dịch vụ công ích như cung cấp nước phải theo kế hoạch nhất định hàng năm.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ, đường sá giao thông tắc nghẽn, nguồn nước ngầm và các dòng sông bị đe dọa nhiễm bẩn nghiêm trọng vì chất thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì bụi bặm công trường, khói xe, khói nhà máy sản xuất công nghiệp. Như khảo sát của các nhà chuyên môn tại các thành phố lớn vẫn còn 20% và các đô thị nhỏ còn khoảng 45% rác thải xả vào môi trường tự nhiên, chưa được thu gom.
Các vấn đề phát sinh khi quá trình đô thị hóa nhanh đều do sự ảnh hưởng bởi tình trạng dân nhập cư tại khu vực thành thị. Một phần họ là những nông dân chán cảnh “chân lấm tay bùn” dắt díu nhau vào các đô thị kiếm việc làm. Một bộ phận là tầng lớp thanh niên trẻ ở lại thành thị lập nghiệp và làm việc sau thời gian học tập.
Hiện nay các khu đô thị, thành phố hiện hành trên cả nước đang đau đầu và khắc phục những sai sót trong quá trình quy hoạch đô thị trước đây về cơ sở hạ tầng như đường sá, hệ thống thoát nước, xử lí nước thải... Đây là hệ quả của việc quy hoạch đô thị không đồng bộ.
Thời gian qua, Việt Nam cũng đã có những chính sách chung về phát triển đô thị và quản lí bất động sản như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở. Một tổng thể phát triển dài hơn đến năm 2010 cũng đã vạch ra nhưng đến thời điểm này định hướng phát triển đô thị này đã không còn phù hợp, do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.
Hiện tại, Chính phủ đang chuẩn bị cho một chiến lược phát triển đô thị toàn diện hơn, từng bước thực hiện việc phát triển đô thị phù hợp theo tình hình của thực tế và nền kinh tế của đất nước, cũng như hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, hiện nay, hàng loạt các đô thị mới đã được quy hoạch và rục rịch triển khai xây dựng, trong thời gian tới Việt Nam sẽ có nhiều khu đô thị mới ra đời theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội.
Để những đô thị mới sau này không đi vào “vết xe cũ” của những đô thị xây dựng trước đây nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng các địa phương cần có một chiến lược quy hoạch đô thị có tầm nhìn xa trông rộng. Đồng thời, Việt Nam cũng cần có một quy hoạch chung về đô thị của cả nước nhằm tạo ra sự đồng bộ và tránh sự “chỏi” giữa các đô thị giữa các địa phương với nhau. Về mặt tổng thể, Việt Nam cần có một chính sách về đất đô thị toàn diện hơn.
Tốc độ đô thị hóa quá nhanh
Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm cho biết, đến 2007 cả nước đang có 729 đô thị bao gồm 2 đô thị đặc biệt: Tp.HCM, Hà Nội; 4 loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, và Huế; 13 đô thị loại 2; 36 đô thị loại 3; 39 đô thị loại 4 và 635 đô thị loại 5.
Trong nền kinh tế, các đô thị đóng góp 2/3 giá trị của tổng thu nhập và chiếm 30% tổng số dân. Ngày nay sự thay đổi của nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các đô thị phát triển mạnh mẽ. Một số đô thị chọn hướng phát triển theo nền kinh tế dịch vụ như Đà Lạt, Phan Thiết, Phú Quốc, Vũng Tàu...
Từ 1990 đô thị Việt Nam mới bắt đầu phát triển. Từ đó đến nay, đặc biệt là vài năm trở lại đây tốc độ đô thị hóa càng diễn ra nhanh chóng. Những năm đầu 1990 tỷ lệ đô thị hóa hàng năm chỉ đạt khoảng 17-18% nhưng nay mức độ đô thị hóa đã tăng lên 27%/năm.
Theo quy hoạch, đất đô thị chỉ có 105.000 ha phân bổ khắp 64 tỉnh thành. Vì vấn đề quy hoạch đô thị chậm đổi mới nên không gian sống ở các đô thị ngày càng chật hẹp. Hiện nay, Tp.HCM và Hà Nội có lực tăng trưởng rất mạnh mẽ và có sức lan tỏa rộng đến các vùng xung quanh.
Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức, đô thị Việt Nam đang phát triển nhưng cũng gặp phải không ít thách thức. Bộ Xây dựng dự báo tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40% tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân.
Mục tiêu đề ra diện tích bình quân đầu người là 100m2/người. Nếu đạt tỉ lệ 100m2/người Việt Nam cần có khoảng 450.000 ha đất đô thị nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị vẫn đang ở quy mô 105.000 ha.
Do vậy, tình trạng thiếu nhà ở cho dân thành thị đang diễn ra trầm trọng. Tình trạnh nhà ở chật chội, nhà tạm còn chiếm phần nhiều và tồn tại tại 2 thành phố lớn của cả nước phổ biến nhất. Theo thống kê Tp.HCM còn có 300.000 người đang sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi trường chật chội với diện tích ở không quá 3m2/người.
Nhiều khó khăn cần tháo gỡ
Tuy đô thị phát triển nhanh nhưng đời sống người dân thành thị chưa được quan tâm đầy đủ. Ngay tại Tp.HCM, người dân một số quận huyện chưa được cung cấp nguồn nước máy. Dân số, nhà cửa ngày càng nở ra nhưng các dịch vụ công ích như cung cấp nước phải theo kế hoạch nhất định hàng năm.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ, đường sá giao thông tắc nghẽn, nguồn nước ngầm và các dòng sông bị đe dọa nhiễm bẩn nghiêm trọng vì chất thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì bụi bặm công trường, khói xe, khói nhà máy sản xuất công nghiệp. Như khảo sát của các nhà chuyên môn tại các thành phố lớn vẫn còn 20% và các đô thị nhỏ còn khoảng 45% rác thải xả vào môi trường tự nhiên, chưa được thu gom.
Các vấn đề phát sinh khi quá trình đô thị hóa nhanh đều do sự ảnh hưởng bởi tình trạng dân nhập cư tại khu vực thành thị. Một phần họ là những nông dân chán cảnh “chân lấm tay bùn” dắt díu nhau vào các đô thị kiếm việc làm. Một bộ phận là tầng lớp thanh niên trẻ ở lại thành thị lập nghiệp và làm việc sau thời gian học tập.
Hiện nay các khu đô thị, thành phố hiện hành trên cả nước đang đau đầu và khắc phục những sai sót trong quá trình quy hoạch đô thị trước đây về cơ sở hạ tầng như đường sá, hệ thống thoát nước, xử lí nước thải... Đây là hệ quả của việc quy hoạch đô thị không đồng bộ.
Thời gian qua, Việt Nam cũng đã có những chính sách chung về phát triển đô thị và quản lí bất động sản như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở. Một tổng thể phát triển dài hơn đến năm 2010 cũng đã vạch ra nhưng đến thời điểm này định hướng phát triển đô thị này đã không còn phù hợp, do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.
Hiện tại, Chính phủ đang chuẩn bị cho một chiến lược phát triển đô thị toàn diện hơn, từng bước thực hiện việc phát triển đô thị phù hợp theo tình hình của thực tế và nền kinh tế của đất nước, cũng như hội nhập vào nền kinh tế thế giới.