Doanh nghiệp chuyển đổi số, cách nào?
Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu của bất kỳ nền kinh tế và bất kỳ doanh nghiệp nào, nhằm thích nghi với sự phát triển chóng mặt của công nghệ
Chuyển đổi số là đang xu hướng tất yếu của bất kỳ nền kinh tế và bất kỳ doanh nghiệp nào, nhằm thích nghi với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm đang thay đổi từng ngày của khách hàng trong môi trường số. Tuy nhiên, số đông doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, dù rất muốn chuyển đổi số, nhưng lại chưa biết làm cách nào.
Vì sao phải chuyển đổi số?
"Từ khóa" chuyển đổi số thời gian qua được nhắc đến khá nhiều tại Việt Nam, bởi chuyển đổi số đang được xem là vấn đề sống còn trong quá trình phát triển kinh doanh, cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay.
Mục tiêu của chuyển đổi số là sử dụng công nghệ số để thúc đẩy nâng cao hiệu quả, phát triển tạo ra giá trị mới để nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường, khách hàng. Cụ thể hơn, mục tiêu của chuyển đổi số nhằm đáp ứng hai việc, một là hành vi của người dùng đã thay đổi rất nhiều do tác động của Internet, mạng xã hội, công nghệ; và hai khi hành vi của người dùng thay đổi như vậy nên cần phải có giải pháp để đáp ứng hành vi đó, để tăng trải nghiệm của khách hành, qua đó, cuối cùng là tăng hiệu suất kinh doanh.
Ví dụ trước đây, khách hàng thường vào các trang fanpage của các shop thời trang để mua hàng. Khi khách hàng chat hỏi mua sản phẩm thì sẽ phải có nhân viên trực trả lời. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên có khi cả tiếng sau nhân viên mới trả lời – như thế cũng có nghĩa shop thời trang này đã đã bị rớt khách hàng, vì khách hàng do đang muốn mua sản phẩm sẽ tìm đến shop khác.
Nhưng hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, của xu hướng chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu ứng dụng chatbot để trả lời tự động. Do đó, khi khách hàng hỏi về sản phẩm A còn không, giá sản phẩm B bao nhiêu…, thì ngay lập tức chatbot "lôi" dữ liệu (data) có sẵn tại hệ thống của shop đó ra trả lời. Chính vì vậy, việc tương tác với khách hàng sẽ tăng lên, qua đó "biến" người hỏi thành người mua hàng cao hơn nhiều so với shop không có người trả lời.
Chatbot chỉ là một ví dụ rất nhỏ trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Vì còn rất nhiều nội dung/ứng dụng và giải pháp khác trong chuyển đổi số đối với mỗi doanh nghiệp, như nơi lưu trữ dữ liệu (data), cách thức phân tích, chọn lọc, xử lý data; cách tiếp thị tới khách hàng qua email; việc giữ chân, chăm sóc khách hàng trung thành; hay vấn đề nắm bắt được lượng khách hàng cũ, mới ra sao để điều chỉnh hoạt động kinh doanh, marketing…
Mặc dù vậy, do thiếu kinh nghiệm về công nghệ, không đủ kỹ năng nội bộ, thiếu ngân sách và đặc biệt là "không biết thực hiện chuyển đổi số như thế nào dù người đứng đầu doanh nghiệp rất quyết tâm" đang là những rào cản và trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tại tại Việt Nam khi chuyển đổi số.
Bizfly Cloud - giải pháp chuyển đổi số cho mọi doanh nghiệp
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ Phần VCCorp - một trong những doanh nghiệp nội dung số lớn nhất hiện nay và đi đầu trong việc cung cấp các giải pháp cho chuyển đổi số của Việt Nam, cho biết, khó khăn và hạn chế lớn nhất của hầu hết doanh nghiệp đang là không có nơi để lưu trữ data.
Ví dụ như dữ liệu về bán hàng, dữ liệu về khách hàng không biết lưu vào đâu, và thường mỗi nhân viên bán hàng sẽ lưu vài file excel, thậm chí khi nhân viên bán hàng này nghỉ thì các file khách hàng này cũng… mất tiêu luôn.
Hoặc cũng có doanh nghiệp có nơi lưu trữ sẽ lưu vào các file quản lý khách hàng (CRM) nhưng lại không biết khai thác, không biết dùng vào việc gì mà chỉ lưu để đó. Tức là doanh nghiệp không có một giải pháp tổng thể để đáp ứng cho nhu cầu chuyển đổi số.
Nắm bắt được nhu cầu bức thiết này, mới đây, VCCorp đã cung cấp giải pháp toàn diện Bizfly Cloud - là hệ thống đám mây công cộng, nhằm mục tiêu cung cấp giải pháp toàn diện trong xu hướng chuyển đổi số và có khả năng xử lý tất cả những sự cố về công nghệ số cho mọi doanh nghiệp Việt Nam.
VCCorp là đơn vị đang tham gia cả phần hạ tầng cho chuyển đổi số lẫn phần ứng dụng chuyển đổi số. Cụ thể phần hạ tầng gồm Bizfly Cloud gồm toàn bộ hệ thống cloud computing (gồm cloud server, CDN, Load Balancer… là môi trường để chạy các ứng dụng cho chuyển đổi số. Còn phần ứng dụng chuyển đổi số trên hạ tầng Bizfly Cloud gồm nhiều ứng dụng để đáp ứng cho nhu cầu chuyển đổi số toàn diện của doanh nghiệp, như chatbot, website, tổng đài cloud, CRM (phần mềm quản lý khách hàng), marketing, email automation, tích điểm… Phần hạ tầng và ứng dụng này sẽ đáp ứng toàn bộ cho hạ tầng về công nghệ (lưu trữ dữ liệu, xử lý dữ liệu…) và các ứng dụng trong chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết, nếu nói về website thì doanh nghiệp nào cũng có và không có gì mới lạ. Tuy nhiên, website bây giờ khác website trước đây, ở chỗ - website trước khác hàng vào xem, đọc nhưng không để lại thông tin gì cả, chủ web không biết người vào xem là ai. Nhưng website bây giờ, khách hàng vào sẽ được lưu vết, theo dấu để khi khách hàng không vào website nữa thì vẫn có thể dùng các công nghệ quảng cáo để nhắm tới khách hàng đó trên các kết nối khác nhau như Facebook, Google…
"Hiện giải pháp Bizfly Cloud của VCCorp có thể đáp ứng cho cả các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ hay siêu nhỏ chỉ vài ba người. Cụ thể các doanh nghiệp lớn như: Topica, Heniken, Tập đoàn Phú Thái… đến các nhà hàng, các shop thời trang trên cả nước", Vị Phó tổng giám đốc VCCorp cho biết.