Doanh nghiệp nhà nước quên “nhiệm vụ”?
Lâu nay, các doanh nghiệp Nhà nước thường xuyên kêu ca những bất lợi do đặc thù "nhà nước" đem lại
Lâu nay, các doanh nghiệp Nhà nước thường xuyên kêu ca những bất lợi do đặc thù "nhà nước" đem lại.
Chính vì những trách nhiệm nặng nề của người anh cả với trọng trách và vai trò chủ đạo, tham gia điều tiết thị trường theo chỉ đạo của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước thường được ưu ái rất nhiều so với doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác.
Và cho dù nhiều quyền lợi mà khu vực doanh nghiệp Nhà nước có được không nhận được mấy sự hài lòng từ khu vực doanh nghiệp khác, song đa phần quan điểm cho là hợp lý trong bối cảnh doanh nghiệp Nhà nước không thể từ chối những bất lợi khi bàn tay nhà nước can thiệp khá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước lại đang được đặt ra khi mà có vẻ như các doanh nghiệp này thường cố gắng lờ đi trách nhiệm của mình càng nhiều càng tốt, song chưa bao giờ bỏ lỡ một cơ hội có lợi nào mà Nhà nước tạo ra. Đơn cử, việc giảm giá xăng cũng như yêu cầu xem xét giảm giá hàng hoá sau khi Chính phủ giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng vừa qua, vị trí đi đầu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước hầu như không thấy phát huy.
Đã có ý kiến cho rằng, bất cứ chính sách nào cũng cần phải có độ trễ. Tuy nhiên, nếu như chính sách đó là tăng giá thì ngay lập tức, các doanh nghiệp thực hiện răm rắp. Thậm chí, cho dù hàng hoá trước đó có mức giá như thế nào, các nguyên liệu họ nhập được thấp hay cao, còn khi yêu cầu giảm giá được đưa ra, độ trễ lại rất lớn. Nếu như với xăng dầu, khoảng thời gian này là vài ngày thì các lĩnh vực khác có lẽ là vô thời hạn nếu không có áp lực mạnh mẽ từ Chính phủ.
"Đáng ra, doanh nghiệp Nhà nước phải đi đầu trong việc triển khai các chính sách của Chính phủ, với vị trí là công cụ điều tiết trực tiếp của Nhà nước. Nhưng giá xăng giảm mà các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực vận tải vẫn tiếp tục nghe ngóng. Nhà nước dành khá nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp Nhà nước là để trông chờ vào các hành động tiếp ứng kịp thời ở những lúc như thế này", một chuyên gia kinh tế nói.
Trong khi lờ đi vị thế chủ đạo, thì các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang tranh thủ tận dụng nguồn vốn nhà nước để thành lập các công ty cổ phần (thuộc quyền hạn của các tập đoàn, tổng công ty). Vấn đề ở đây là luồng vốn nhà nước vận hành như thế nào, mang lại hiệu quả ra sao lại chưa rõ ràng.
Thậm chí, một chuyên gia kinh tế đã so sánh rằng, trong khi Nhà nước tính toán từng đồng đầu tư trong hoạt động xây dựng cơ bản với hàng loạt chỉ tiêu cụ thể, phê duyệt gay gắt thì luồng tiền nhà nước trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư thành lập công ty cổ phần với phương án kinh doanh trong vòng 3 năm có vẻ như bị thả lỏng. Và không mấy ai dám chắc phần lợi lộc đem lại từ nguồn vốn đầu tư này có về được với ông chủ sở hữu là Nhà nước hay không.
Không những thế, mô hình tập đoàn đang được coi là đích ngắm của các tổng công ty nhà nước, cho dù chưa có những nghiên cứu tổng kết, song có vẻ như tạo nên những dấu hỏi khá lớn khi tầng nấc trung gian của mô hình này phát triển khá nhiều. Đại diện một tập đoàn lớn thậm chí còn thừa nhận rằng, chi phí quản lý của mô hình tập đoàn tăng lên rất cao.
Và có lẽ cần phải có những nghiên cứu mô hình cẩn trọng để xác định hiệu quả cũng như tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam trước khi nó trở thành hình mẫu thật sự. "Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải quản lý được dòng vốn đầu tư rất lớn này của mình một cách hiệu quả", vị đại diện này nói.
Thực tiễn đang đòi hỏi những cách nhìn, cách tư duy phù hợp hơn với khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Cho dù lộ trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước đang được đẩy mạnh, song có lẽ khúc mắc ở đây là xác định trách nhiệm và quyền lợi của những doanh nghiệp mà Nhà nước lựa chọn sẽ nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối.
Đi kèm theo đó chắc sẽ phải là các cơ chế điều hành, quản lý tương ứng, đảm bảo không vi phạm nguyên tắc thị trường song cũng không ảnh hướng xấu tới định hướng của Nhà nước. Có ý kiến cho rằng, phải kêu gọi sự tự giác của các doanh nghiệp Nhà nước song có lẽ, hô hào không phải là một giải pháp hiệu quả.
Chính vì những trách nhiệm nặng nề của người anh cả với trọng trách và vai trò chủ đạo, tham gia điều tiết thị trường theo chỉ đạo của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước thường được ưu ái rất nhiều so với doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác.
Và cho dù nhiều quyền lợi mà khu vực doanh nghiệp Nhà nước có được không nhận được mấy sự hài lòng từ khu vực doanh nghiệp khác, song đa phần quan điểm cho là hợp lý trong bối cảnh doanh nghiệp Nhà nước không thể từ chối những bất lợi khi bàn tay nhà nước can thiệp khá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước lại đang được đặt ra khi mà có vẻ như các doanh nghiệp này thường cố gắng lờ đi trách nhiệm của mình càng nhiều càng tốt, song chưa bao giờ bỏ lỡ một cơ hội có lợi nào mà Nhà nước tạo ra. Đơn cử, việc giảm giá xăng cũng như yêu cầu xem xét giảm giá hàng hoá sau khi Chính phủ giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng vừa qua, vị trí đi đầu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước hầu như không thấy phát huy.
Đã có ý kiến cho rằng, bất cứ chính sách nào cũng cần phải có độ trễ. Tuy nhiên, nếu như chính sách đó là tăng giá thì ngay lập tức, các doanh nghiệp thực hiện răm rắp. Thậm chí, cho dù hàng hoá trước đó có mức giá như thế nào, các nguyên liệu họ nhập được thấp hay cao, còn khi yêu cầu giảm giá được đưa ra, độ trễ lại rất lớn. Nếu như với xăng dầu, khoảng thời gian này là vài ngày thì các lĩnh vực khác có lẽ là vô thời hạn nếu không có áp lực mạnh mẽ từ Chính phủ.
"Đáng ra, doanh nghiệp Nhà nước phải đi đầu trong việc triển khai các chính sách của Chính phủ, với vị trí là công cụ điều tiết trực tiếp của Nhà nước. Nhưng giá xăng giảm mà các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực vận tải vẫn tiếp tục nghe ngóng. Nhà nước dành khá nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp Nhà nước là để trông chờ vào các hành động tiếp ứng kịp thời ở những lúc như thế này", một chuyên gia kinh tế nói.
Trong khi lờ đi vị thế chủ đạo, thì các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang tranh thủ tận dụng nguồn vốn nhà nước để thành lập các công ty cổ phần (thuộc quyền hạn của các tập đoàn, tổng công ty). Vấn đề ở đây là luồng vốn nhà nước vận hành như thế nào, mang lại hiệu quả ra sao lại chưa rõ ràng.
Thậm chí, một chuyên gia kinh tế đã so sánh rằng, trong khi Nhà nước tính toán từng đồng đầu tư trong hoạt động xây dựng cơ bản với hàng loạt chỉ tiêu cụ thể, phê duyệt gay gắt thì luồng tiền nhà nước trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư thành lập công ty cổ phần với phương án kinh doanh trong vòng 3 năm có vẻ như bị thả lỏng. Và không mấy ai dám chắc phần lợi lộc đem lại từ nguồn vốn đầu tư này có về được với ông chủ sở hữu là Nhà nước hay không.
Không những thế, mô hình tập đoàn đang được coi là đích ngắm của các tổng công ty nhà nước, cho dù chưa có những nghiên cứu tổng kết, song có vẻ như tạo nên những dấu hỏi khá lớn khi tầng nấc trung gian của mô hình này phát triển khá nhiều. Đại diện một tập đoàn lớn thậm chí còn thừa nhận rằng, chi phí quản lý của mô hình tập đoàn tăng lên rất cao.
Và có lẽ cần phải có những nghiên cứu mô hình cẩn trọng để xác định hiệu quả cũng như tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam trước khi nó trở thành hình mẫu thật sự. "Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải quản lý được dòng vốn đầu tư rất lớn này của mình một cách hiệu quả", vị đại diện này nói.
Thực tiễn đang đòi hỏi những cách nhìn, cách tư duy phù hợp hơn với khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Cho dù lộ trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước đang được đẩy mạnh, song có lẽ khúc mắc ở đây là xác định trách nhiệm và quyền lợi của những doanh nghiệp mà Nhà nước lựa chọn sẽ nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối.
Đi kèm theo đó chắc sẽ phải là các cơ chế điều hành, quản lý tương ứng, đảm bảo không vi phạm nguyên tắc thị trường song cũng không ảnh hướng xấu tới định hướng của Nhà nước. Có ý kiến cho rằng, phải kêu gọi sự tự giác của các doanh nghiệp Nhà nước song có lẽ, hô hào không phải là một giải pháp hiệu quả.