Doanh nghiệp trong nước: Những mảng sáng - tối
Doanh nghiệp ra/vào thị trường tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm của người lao động, bởi doanh nghiệp và doanh nhân là lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế - xã hội...
Trong năm 2022, số doanh nghiệp đang hoạt động đã tăng lên nhờ tăng tốc khởi nghiệp. Rõ nhất là số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt số lượng cao nhất so với các năm từ trước đến nay (biểu đồ 2).
MANG LẠI KẾT QUẢ TÍCH CỰC
Năm 2022, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng khá cao, đạt kỷ lục mới, vượt qua kỷ lục trước đã đạt được vào năm 2019. Vượt qua mốc 146,5 nghìn, tăng 38,8%, hay tăng 16,72 nghìn doanh nghiệp. Điều đó thể hiện sự hồi phục của kinh tế sau khi Nhà nước thay đổi chiến lược phòng chống đại dịch Covid-19, môi trường đầu tư được cải thiện và sự nỗ lực của đội ngũ doanh nhân trong khởi nghiệp. Số doanh nghiệp khởi nghiệp tăng đã góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế vượt xa so với mục tiêu đề ra (8,02% so với 6-6,5%) và là tín hiệu khả quan cho việc tăng tốc khởi nghiệp trong các năm tới.
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều (trên 5.000) là các ngành thương mại, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, kinh doanh bất động sản, khoa học - công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác, dịch vụ việc làm, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú, ăn uống. doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất và tăng lên do hai nguyên nhân chủ yếu.
Tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân Việt Nam rất cao, mặc dù đã bị “bào mòn” sau hơn 2 năm do đại dịch Covid-19. Việc phòng chống đại dịch chuyển hướng về chiến lược, thì môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, với sự hỗ trợ về tài khóa – tiền tệ của Nhà nước tạo lực cộng hưởng để việc khởi nghiệp tăng tốc. Hơn nữa, tiền đề để tăng tốc khởi nghiệp là các cơ sở kinh tế hiện có. Số trang trại nông, lâm nghiệp - thủy sản có tới 23.771. Số hợp tác xã đang hoạt động có 15.306. Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp có gần 5,1 triệu,…
Số doanh nghiệp quay lại hoạt động một số năm gần đây gần như liên tục tăng lên. Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp năm 2018 là 34.010, năm 2019 là 39.421, năm 2020 là 44.096, năm 2021 là 43.116 và ước năm 2022 là 59.835 doanh nghiệp. Như vậy, ngay cả năm 2020 khi đại dịch Covid-19 xảy ra và năm 2021 khi đại dịch bùng phát, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động vẫn khá nhiều, nhiều hơn cả những năm trước đại dịch.
Năm 2022, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt mức kỷ lục, tăng rất cao (38,8%, hay tăng 16.726 doanh nghiệp). Những ngành có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất là thương mại (chiếm 36,9%), xây dựng (chiếm 12,7%), công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 11,2%). Số ngành tăng trưởng quay trở lại hoạt động so với năm trước đạt được ở 17/17 ngành, trong đó những ngành tăng nhiều nhất là thương nghiệp (22.103 doanh nghiệp), xây dựng (7.584 doanh nghiệp), công nghiệp chế biến chế tạo (6.722 doanh nghiệp), dịch vụ ăn uống (3.372 doanh nghiệp), dịch vụ khác (1.752 doanh nghiệp), kinh doanh bất động sản (2.081 doanh nghiệp), dịch vụ việc làm (3.338 doanh nghiệp), giáo dục – đào tạo (1.473 doanh nghiệp)… Điều này thể hiện ý chí kiên cường, không chịu thất bại, vượt khó đứng dậy của doanh nhân và sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước.
Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số quay trở lại hoạt động (gia nhập hoặc quay trở lại thị trường) các năm gần đây cũng tăng gần như liên tục, ngay cả năm 2020 khi đại dịch tràn vào Việt Nam, chỉ bị giảm khi đại dịch bùng phát vào năm 2021. Song, đã tăng tốc vào năm 2022, khi thay đổi chiến lược phòng chống đại dịch, cùng sự hỗ trợ về cơ chế, môi trường đầu tư và sự nỗ lực của doanh nhân.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, số doanh nghiệp gia nhập hoặc quay trở lại thị trường năm 2018 đạt 165.885 doanh nghiệp, năm 2019 đạt 177.580, năm 2020 đạt 149.036 doanh nghiệp, năm 2021 đạt 159.953 doanh nghiệp, năm 2022 đạt kỷ lục mới với số lượng lớn (208.386 doanh nghiệp), tăng trưởng cao (30,3%, hay tăng 48.415 doanh nghiệp), nhiều hơn hẳn con số tương ứng của các năm trước đại dịch.
Số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường bao gồm 3 loại: giải thể, tạm dừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động mấy năm gần đây.
Nhìn tổng thể, số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường ít hơn số doanh nghiệp gia nhập hoặc quay trở lại thị trường. Tuy nhiên, đó vẫn là con số lớn, nhất là năm 2020 và 2021. Năm 2022, số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường cũng ít hơn, tổng số tăng ít hơn vào thị trường, trong đó giải thể tăng 11,2% (hay tăng 1.874 doanh nghiệp), tạm ngừng hoạt động tăng 5,5% (hay tăng 2.648 doanh nghiệp), tạm ngừng kinh doanh tăng 34,3% (hay tăng 18.849 doanh nghiệp). Nhờ vậy, số doanh nghiệp đang hoạt động tăng thêm đang có xu hướng cao lên trước đại dịch, đã bị giảm xuống khi đại dịch xảy ra và giảm sâu khi đại dịch bùng phát.
Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp đang hoạt động tăng thêm năm 2018 là 59.000 doanh nghiệp, năm 2019: 88.400 doanh nghiệp, năm 2020: 77.200 doanh nghiệp, năm 2021: 40.200 doanh nghiệp và ước năm 2022 là 65.200 doanh nghiệp.
Những kết quả tích cực về doanh nghiệp đã góp phần để tăng trưởng GDP năm 2022 đạt gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của 2 năm 2020, 2021 (8,02% so với 2,56% và 2,87%), vượt xa mục tiêu cả năm (8,02% so với 6-6,5%).
NHỮNG HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC
Kỳ vọng như vậy, nhưng để đạt được kỳ vọng phải có các giải pháp quyết liệt để khắc phục hạn chế vừa qua và thách thức mới về doanh nghiệp.
Hạn chế đối với các doanh nghiệp hiện có nhiều. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh còn rất nhiều và tăng cao so với cùng kỳ. Trong đó 10 ngành có tới trên 1.000 doanh nghiệp, nhiều nhất là thương mại 27.098 doanh nghiệp, xây dựng 10.845 doanh nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo 8.776 doanh nghiệp, khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác 5.172 doanh nghiệp, dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ khác 4.134 doanh nghiệp, vận tải kho bãi 4.111 doanh nghiệp, dịch vụ lưu trú ăn uống 3.948 doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản 2.514 doanh nghiệp, giáo dục và đào tạo 1.696 doanh nghiệp, thông tin và truyền thông 1.635 doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp tuy đang hoạt động nhưng hiện đang gặp khó khăn, thách thức ở cả đầu vào và đầu ra. Ở đầu vào, khó khăn lớn là vốn hoạt động thiếu, chi phí sản xuất tăng và cao, lao động trở lại hoạt động ở các địa bàn trung tâm vẫn chưa được như trước đại dịch và gần đây một số doanh nghiệp cho nghỉ hoặc giảm giờ làm. Vốn thiếu từ ngân hàng do còn nợ xấu, nợ dây chuyền (từ ngân hàng, chứng khoán,...) do các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động thấp, với tỷ suất lợi nhuận bình quân chung thấp xa so với lãi suất vay ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận thấp...
Quý vị độc giả có thể đặt mua ấn phẩm Kinh tế 2022-2023: Việt Nam và Thế giới tại đây.
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam