Đổi số điện thoại cố định trên cả nước
Các thuê bao cố định của VNPT sẽ được "nâng" từ 6 số lên 7 số, riêng Hà Nội và Tp.HCM sẽ là 8 số
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa cho phép Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thay đổi các số thuê bao cố định của tập đoàn này.
Theo đó, các thuê bao cố định của VNPT sẽ được "nâng" từ 6 số lên 7 số, riêng Hà Nội và Tp.HCM sẽ là 8 số. Những số cố định mới của VNPT sẽ được thành lập bằng cách thêm số 3 vào mỗi số cố định cũ. Phần mã vùng sẽ vẫn được giữ nguyên.
Việc thay đổi này sẽ bắt đầu từ ngày 24/7/2008 và hoàn tất vào ngày 5/10/2008. Trong thời gian chuyển đổi này, VNPT cho phép các thuê bao sử dụng song song cả số cũ và số mới (số đã thêm đầu 3).
Vì số cố định thuộc Hà Nội và Tp.HCM trước đây đã là 7 số, nên số mới của hai thành phố này sẽ có 8 số. Sau đợt thay đổi này, kho số tối đa mà VNPT có thể cung cấp được lên đến 80 triệu số, tức là gần bằng với dân số của nước ta.
Đối với "Hà Nội mới", dự kiến ngày 28/12, toàn bộ Thủ đô sẽ sử dụng một mã vùng điện thoại cố định duy nhất là 04. Sẽ không còn mã vùng 034 của Hà Tây và một số thuê bao mã 0211 và 0218 ở Vĩnh Phúc và Hòa Bình nữa. Việc các địa phương được sát nhập vào Thủ đô, như Hà Tây, Lương Sơn, Mê Linh... vào Hà Nội sẽ được coi là các cuộc gọi "nội hạt".
Ngoài ra, không chỉ VNPT mà tất cả các doanh nghiệp viễn thông đều đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép thay đổi số cố định. Tuy nhiên để việc thay đổi diễn ra thuận lợi, sẽ không có hai doanh nghiệp cùng thực hiện việc thay đổi trong một thời điểm.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã cấp đầu số cố định mới cho các doanh nghiệp viễn thông: VNPT đầu số 3, Viettel đầu số 6, EVN đầu số 2, Saigon Postel đầu số 5, FPT đầu số 7 và VTC đầu số 4. Đây sẽ là những đầu số sẽ được thêm vào đầu các số cũ để tạo nên số điện thoại mới.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết năm 2007, cả nước có khoảng 11,5 triệu thuê bao cố định. Trong số này VNPT dẫn đầu với 78,6% thị phần, tiếp đến là EVN Telecom với 15,4%, Viettel đứng vị trí thứ 3 với 4,8%, còn l,3% của Saigon Postel.
Theo đó, các thuê bao cố định của VNPT sẽ được "nâng" từ 6 số lên 7 số, riêng Hà Nội và Tp.HCM sẽ là 8 số. Những số cố định mới của VNPT sẽ được thành lập bằng cách thêm số 3 vào mỗi số cố định cũ. Phần mã vùng sẽ vẫn được giữ nguyên.
Việc thay đổi này sẽ bắt đầu từ ngày 24/7/2008 và hoàn tất vào ngày 5/10/2008. Trong thời gian chuyển đổi này, VNPT cho phép các thuê bao sử dụng song song cả số cũ và số mới (số đã thêm đầu 3).
Vì số cố định thuộc Hà Nội và Tp.HCM trước đây đã là 7 số, nên số mới của hai thành phố này sẽ có 8 số. Sau đợt thay đổi này, kho số tối đa mà VNPT có thể cung cấp được lên đến 80 triệu số, tức là gần bằng với dân số của nước ta.
Đối với "Hà Nội mới", dự kiến ngày 28/12, toàn bộ Thủ đô sẽ sử dụng một mã vùng điện thoại cố định duy nhất là 04. Sẽ không còn mã vùng 034 của Hà Tây và một số thuê bao mã 0211 và 0218 ở Vĩnh Phúc và Hòa Bình nữa. Việc các địa phương được sát nhập vào Thủ đô, như Hà Tây, Lương Sơn, Mê Linh... vào Hà Nội sẽ được coi là các cuộc gọi "nội hạt".
Ngoài ra, không chỉ VNPT mà tất cả các doanh nghiệp viễn thông đều đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép thay đổi số cố định. Tuy nhiên để việc thay đổi diễn ra thuận lợi, sẽ không có hai doanh nghiệp cùng thực hiện việc thay đổi trong một thời điểm.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã cấp đầu số cố định mới cho các doanh nghiệp viễn thông: VNPT đầu số 3, Viettel đầu số 6, EVN đầu số 2, Saigon Postel đầu số 5, FPT đầu số 7 và VTC đầu số 4. Đây sẽ là những đầu số sẽ được thêm vào đầu các số cũ để tạo nên số điện thoại mới.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết năm 2007, cả nước có khoảng 11,5 triệu thuê bao cố định. Trong số này VNPT dẫn đầu với 78,6% thị phần, tiếp đến là EVN Telecom với 15,4%, Viettel đứng vị trí thứ 3 với 4,8%, còn l,3% của Saigon Postel.