Dồn dập giảm lãi suất
Thị trường lại vừa đón nhận thông tin về “đáy” lãi suất cho vay mới, trong một tuần dồn dập những thông tin điều chỉnh
Thị trường lại vừa đón nhận thông tin về “đáy” lãi suất cho vay mới, trong một tuần dồn dập những thông tin điều chỉnh.
Ngày 13/11, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thông báo điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay. Trong đó, lãi suất cho vay VND đối với khách hàng thông thường được ấn định ở mốc 16%/năm, áp dụng cùng ngày, thấp hơn mức tối đa theo lãi suất cơ bản hiện hành 2%/năm.
Cuối chiều ngày 14/11, Tổng giám đốc Vietcombank tiếp tục có hai quyết định điều chỉnh mạnh lãi suất cho vay VND, bắt đầu áp dụng từ đầu tuần tới, ngày 17/11.
Cụ thể, Vietcombank sẽ giảm mạnh lãi suất cho vay ưu đãi bằng VND từ 15,2%/năm xuống mức 13,5%/năm. Đây cũng là mức lãi suất cho vay được xác định thấp nhất trên thị trường hiện nay. Mức lãi suất mới này áp dụng với các khách hàng truyền thống, đang sử dụng dịch vụ và các giải pháp tổng thể của Vietcombank, kinh doanh trong lĩnh vực trọng yếu, có tác động tích cực đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Điểm đáng chú ý là trong 8 lần điều chỉnh lãi suất liên tiếp thời gian qua, nhóm “ảnh cả” là những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn luôn đi đầu và giảm mạnh, riêng lần này Vietcombank là ngân hàng đầu tiên ấn định mốc lãi suất cho vay thấp nhất là 13,5%/năm.
Trước đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng đã giảm mạnh lãi suất cho vay VND đối với đối tượng khách hàng là các hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ xuống còn tương ứng là 14,4%/năm và 15%/năm.
Sau Agribank, ngày 13/11, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng công bố giảm lãi suất cho vay VND thêm 1%/năm và USD giảm 0,5%/năm, áp dụng từ 17/11. Theo đó, lãi suất cho vay VND ngắn hạn tối đa chỉ còn 15%/năm. Riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ có thị trường tiêu thụ ổn định, hoặc doanh nghiệp thuộc các ngành năng lượng, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, thuốc chữa bệnh, thu mua lúa gạo, xuất khẩu chỉ còn tối đa 14%/năm.
Với riêng BIDV, mức tối đa nói trên xác định là 14%/năm đi cùng với khả năng khách hàng còn có thể vay được với mức thấp hơn nữa.
Như vậy, sau mười ngày lãi suất cơ bản được giảm xuống còn 12%/năm, thị trường đã chứng kiến 2 đợt điều chỉnh khá mạnh của các ngân hàng thương mại, và tiên phong vẫn là những “anh cả” trong hệ thống.
Với những điều chỉnh mới, các mức lãi suất cho vay thấp nhất của những ngân hàng nói trên còn thấp hơn cả mức tối đa theo lãi suất cơ bản 10%/năm. Theo đó, những dự báo gần đây về khả năng lãi suất cơ bản sẽ tiếp tục giảm từ 12% xuống 10% thời gian tới càng có thêm cơ sở.
Ngoài những thành viên lớn trên, một số ngân hàng cổ phần như Sài Gòn Thương Tín, Liên Việt, An Bình… cũng đã có điều chỉnh đáng chú ý. Tuy nhiên, với mức dưới 14% hay 13,5%/năm, có thể các ngân hàng cổ phần sẽ khó theo kịp.
Trao đổi với VnEconomy tối 14/11, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cho rằng ông khá sốt ruột trước diễn biến lãi suất trên thị trường hiện nay. “Đó là một diễn biến tốt cho nền kinh tế, cụ thể là đối với các doanh nghiệp vay vốn. Nhưng với chúng tôi, phải nói thật là có những khó khăn”, ông nói.
Một trong những khó khăn theo lãnh đạo ngân hàng này đề cập đến là lãi suất cho vay liên tục giảm sẽ kích thích nhiều doanh nghiệp vay vốn trước đó với lãi suất cao tìm cách trả nợ trước hạn, “đảo” hợp đồng vay lại vốn mới với lãi suất thấp hơn, trong khi khoản vốn cho vay trước đó ngân hàng phải chịu chi phí huy động cao, bên cạnh đó là sự xáo trộn nhất định đối với sự cân đối nguồn vốn của ngân hàng.
“Đến thời điểm này, những đồng vốn huy động từ 17% - 18%/năm vừa qua là một bài toán cân đối khó, đáng chú ý là các kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng chiếm một tỷ trọng lớn”, ông cho biết thêm.
Liên quan đến lãi suất huy động, chỉ mới trong hai ngày 10 và 11/11, thị trường đã chứng kiến sự điều chỉnh đồng loạt của các ngân hàng thương mại, phổ biến xuống dưới mốc 15%/năm, nhiều thành viên chỉ áp mức tối đa 14,5%/năm, tại khối quốc doanh phần lớn cao nhất chỉ là 13,5%/năm.
Và cuối tuần này lại là một tín hiệu của đợt điều chỉnh mới. Như tại Vietcombank, cùng với quyết định giảm lãi suất cho vay, lãi suất huy động VND từ ngày 13/11 được áp trần thấp cho các kỳ hạn; dưới 3 tháng tối đa là 11%/năm, 3 tháng và 12 tháng là 13,5%/năm, đáng chú ý là các kỳ hạn trên 3 tháng đến dưới 12 tháng chỉ còn 12,5%/năm, trên 12 tháng tối đa là 11%/năm. Tại Agribank và BIDV, lãi suất huy động cao nhất cũng chỉ áp mức 13,5%/năm.
Ngày 13/11, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thông báo điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay. Trong đó, lãi suất cho vay VND đối với khách hàng thông thường được ấn định ở mốc 16%/năm, áp dụng cùng ngày, thấp hơn mức tối đa theo lãi suất cơ bản hiện hành 2%/năm.
Cuối chiều ngày 14/11, Tổng giám đốc Vietcombank tiếp tục có hai quyết định điều chỉnh mạnh lãi suất cho vay VND, bắt đầu áp dụng từ đầu tuần tới, ngày 17/11.
Cụ thể, Vietcombank sẽ giảm mạnh lãi suất cho vay ưu đãi bằng VND từ 15,2%/năm xuống mức 13,5%/năm. Đây cũng là mức lãi suất cho vay được xác định thấp nhất trên thị trường hiện nay. Mức lãi suất mới này áp dụng với các khách hàng truyền thống, đang sử dụng dịch vụ và các giải pháp tổng thể của Vietcombank, kinh doanh trong lĩnh vực trọng yếu, có tác động tích cực đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Điểm đáng chú ý là trong 8 lần điều chỉnh lãi suất liên tiếp thời gian qua, nhóm “ảnh cả” là những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn luôn đi đầu và giảm mạnh, riêng lần này Vietcombank là ngân hàng đầu tiên ấn định mốc lãi suất cho vay thấp nhất là 13,5%/năm.
Trước đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng đã giảm mạnh lãi suất cho vay VND đối với đối tượng khách hàng là các hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ xuống còn tương ứng là 14,4%/năm và 15%/năm.
Sau Agribank, ngày 13/11, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng công bố giảm lãi suất cho vay VND thêm 1%/năm và USD giảm 0,5%/năm, áp dụng từ 17/11. Theo đó, lãi suất cho vay VND ngắn hạn tối đa chỉ còn 15%/năm. Riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ có thị trường tiêu thụ ổn định, hoặc doanh nghiệp thuộc các ngành năng lượng, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, thuốc chữa bệnh, thu mua lúa gạo, xuất khẩu chỉ còn tối đa 14%/năm.
Với riêng BIDV, mức tối đa nói trên xác định là 14%/năm đi cùng với khả năng khách hàng còn có thể vay được với mức thấp hơn nữa.
Như vậy, sau mười ngày lãi suất cơ bản được giảm xuống còn 12%/năm, thị trường đã chứng kiến 2 đợt điều chỉnh khá mạnh của các ngân hàng thương mại, và tiên phong vẫn là những “anh cả” trong hệ thống.
Với những điều chỉnh mới, các mức lãi suất cho vay thấp nhất của những ngân hàng nói trên còn thấp hơn cả mức tối đa theo lãi suất cơ bản 10%/năm. Theo đó, những dự báo gần đây về khả năng lãi suất cơ bản sẽ tiếp tục giảm từ 12% xuống 10% thời gian tới càng có thêm cơ sở.
Ngoài những thành viên lớn trên, một số ngân hàng cổ phần như Sài Gòn Thương Tín, Liên Việt, An Bình… cũng đã có điều chỉnh đáng chú ý. Tuy nhiên, với mức dưới 14% hay 13,5%/năm, có thể các ngân hàng cổ phần sẽ khó theo kịp.
Trao đổi với VnEconomy tối 14/11, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cho rằng ông khá sốt ruột trước diễn biến lãi suất trên thị trường hiện nay. “Đó là một diễn biến tốt cho nền kinh tế, cụ thể là đối với các doanh nghiệp vay vốn. Nhưng với chúng tôi, phải nói thật là có những khó khăn”, ông nói.
Một trong những khó khăn theo lãnh đạo ngân hàng này đề cập đến là lãi suất cho vay liên tục giảm sẽ kích thích nhiều doanh nghiệp vay vốn trước đó với lãi suất cao tìm cách trả nợ trước hạn, “đảo” hợp đồng vay lại vốn mới với lãi suất thấp hơn, trong khi khoản vốn cho vay trước đó ngân hàng phải chịu chi phí huy động cao, bên cạnh đó là sự xáo trộn nhất định đối với sự cân đối nguồn vốn của ngân hàng.
“Đến thời điểm này, những đồng vốn huy động từ 17% - 18%/năm vừa qua là một bài toán cân đối khó, đáng chú ý là các kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng chiếm một tỷ trọng lớn”, ông cho biết thêm.
Liên quan đến lãi suất huy động, chỉ mới trong hai ngày 10 và 11/11, thị trường đã chứng kiến sự điều chỉnh đồng loạt của các ngân hàng thương mại, phổ biến xuống dưới mốc 15%/năm, nhiều thành viên chỉ áp mức tối đa 14,5%/năm, tại khối quốc doanh phần lớn cao nhất chỉ là 13,5%/năm.
Và cuối tuần này lại là một tín hiệu của đợt điều chỉnh mới. Như tại Vietcombank, cùng với quyết định giảm lãi suất cho vay, lãi suất huy động VND từ ngày 13/11 được áp trần thấp cho các kỳ hạn; dưới 3 tháng tối đa là 11%/năm, 3 tháng và 12 tháng là 13,5%/năm, đáng chú ý là các kỳ hạn trên 3 tháng đến dưới 12 tháng chỉ còn 12,5%/năm, trên 12 tháng tối đa là 11%/năm. Tại Agribank và BIDV, lãi suất huy động cao nhất cũng chỉ áp mức 13,5%/năm.