Đồng Nai muốn cơ chế đặc biệt cho sân bay Long Thành
Đồng Nai kiến nghị cho phép thu hồi đất trước khi dự án sân bay Long Thành được phê duyệt
Đồng Nai kiến nghị Chính phủ cần có một cơ chế đặc biệt cho dự án sân bay Long Thành, cho phép tiến hành xây dựng ngay khung chính sách, tiến hành giải phóng mặt bằng trước khi dự án được phê duyệt.
Đề xuất trên được Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đề cập với đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải khi thị sát khu vực xây dựng Sân bay Long Thành, ngày 19/9.
Theo lãnh đạo Đồng Nai, Chính phủ đã có chủ trương đầu năm 2018 sẽ khởi công dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, tuy nhiên, hiện dự án mới có chủ trương đầu tư chứ chưa được phê duyệt.
“Theo luật thì dự án chỉ được giải phóng mặt bằng sau khi được phê duyệt. Nhưng nếu phải đợi dự án sân bay Long Thành được phê duyệt rồi mới tiến hành thu hồi đất, nhiều khả năng việc giải tỏa mặt bằng sẽ bị chậm, không kịp để năm 2018 khởi công”, Phó chủ tịch Đồng Nai nói.
Phó chủ tịch Trần Văn Vĩnh, cho hay khu vực xây dựng sân bay Long Thành có mật độ dân cư thấp, dù phải giải tỏa hàng nghìn ha đất nhưng số hộ dân bị ảnh hưởng không nhiều.
Toàn dự án có hơn 4.700 hộ bị ảnh hưởng, riêng giai đoạn 1 có gần 1.900 hộ. Phần lớn diện tích đất giải tỏa khoảng trên 1.800 ha là đất trồng cao su do các doanh nghiệp quốc doanh quản lý.
Hơn hơn, theo thăm dò của tỉnh, đa phần người dân phải di dời nhường đất cho dự án đều có mong muốn sân bay sớm xây dựng để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Đây là những điều có lợi cho giải phóng mặt bằng, việc thu hồi đất có thể thực hiện một lần cho toàn bộ dự án.
“Đồng Nai cũng tích cực xây dựng, hoàn thiện đề án bố trí tái định cư, giải quyết việc làm cho dân vùng dự án, quy hoạch hai khu tái định cư với diện tích trên 500 ha. Ở Long Thành có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động, Đồng Nai đã có kế hoạch cụ thể bố trí người dân bị ảnh hưởng bởi dự án vào làm việc tại các doanh nghiệp”, lãnh đạo Đồng Nai cho hay.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho biết, hiện Bộ đã lập Ban Chỉ đạo triển khai dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Với kiến nghị cho phép thu hồi đất trước khi dự án được phê duyệt, ông Nguyễn Nhật đề nghị tỉnh Đồng Nai rà soát lại các luật liên quan, qua đó xây dựng lộ trình cụ thể.
“Nếu triển khai thu hồi đất ngay từ bây giờ thì Đồng Nai sẽ cần những thủ tục gì, nguồn vốn giải ngân như thế nào. Sau khi hoàn thiện những điều này, tỉnh gửi kiến nghị cho Bộ Giao thông Vận tải để Bộ xem xét, xin chủ trương của Chính phủ”, Thứ trưởng Nhật nói.
Liên quan đến kế hoạch triển khai dự án này, mới đây trong đề cương báo báo nghiên cứu khả thi vừa trình Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã đề xuất nhiều giải pháp đẩy nhanh quá trình chuẩn bị và sớm khởi công dự án.
ACV cho rằng, do quy mô dự án lớn và phức tạp, nếu thực hiện theo quy trình thông thường thì có thể mất 10 năm nữa mới hoàn thành giai đoạn một của dự án.
Do vậy, với tư cách được giao làm chủ đầu tư, doanh nghiệp này đã kiến nghị được tổ chức thi tuyển kiến trúc nhà ga hành khách và đài kiểm soát không lưu song song với việc lựa chọn nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Trong trường hợp đơn vị trúng tuyển thiết kế kiến trúc khác với nhà thầu tư vấn lập báo cáo khả thi thì sẽ yêu cầu hai bên phối hợp để đảm bảo tiến độ chung của dự án.
Đặc biệt, ACV muốn được triển khai thi công ngay các hạng mục công việc độc lập và triển khai thiết kế lỹ thuật ngay sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.
Để báo cáo khả thi được trình lên cấp thẩm quyền sớm, chủ đầu tư cũng đề nghị được tách báo cáo phần 1 (cho giai đoạn 1) dự án trước, dự kiến chỉ mất 4 tháng sau khi tiến hành nghiên cứu. Toán bộ báo cáo các giai đoạn sau sẽ được hoàn thiện khoảng vào tháng 4/2017.
Trước đó, ACV cũng đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ định nhà thầu tư vấn lập báo cáo khả thi (FS) sẽ kiêm luôn tư vấn thiết kế cho toàn bộ dự án về sau. ACV cũng xin không tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc nhà ga và đài kiểm soát không lưu mà đưa nội dung này thành một tiêu chí lựa chọn nhà thầu thực hiện FS.
Về các chủ thể đầu tư, ACV kiến nghị Bộ chủ quản giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đảm nhận hạng mục đài kiểm soát không lưu. UBND tỉnh Đồng Nai sẽ chịu trách nhiệm đối với việc giải phóng mặt bằng.
Đề xuất trên được Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đề cập với đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải khi thị sát khu vực xây dựng Sân bay Long Thành, ngày 19/9.
Theo lãnh đạo Đồng Nai, Chính phủ đã có chủ trương đầu năm 2018 sẽ khởi công dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, tuy nhiên, hiện dự án mới có chủ trương đầu tư chứ chưa được phê duyệt.
“Theo luật thì dự án chỉ được giải phóng mặt bằng sau khi được phê duyệt. Nhưng nếu phải đợi dự án sân bay Long Thành được phê duyệt rồi mới tiến hành thu hồi đất, nhiều khả năng việc giải tỏa mặt bằng sẽ bị chậm, không kịp để năm 2018 khởi công”, Phó chủ tịch Đồng Nai nói.
Phó chủ tịch Trần Văn Vĩnh, cho hay khu vực xây dựng sân bay Long Thành có mật độ dân cư thấp, dù phải giải tỏa hàng nghìn ha đất nhưng số hộ dân bị ảnh hưởng không nhiều.
Toàn dự án có hơn 4.700 hộ bị ảnh hưởng, riêng giai đoạn 1 có gần 1.900 hộ. Phần lớn diện tích đất giải tỏa khoảng trên 1.800 ha là đất trồng cao su do các doanh nghiệp quốc doanh quản lý.
Hơn hơn, theo thăm dò của tỉnh, đa phần người dân phải di dời nhường đất cho dự án đều có mong muốn sân bay sớm xây dựng để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Đây là những điều có lợi cho giải phóng mặt bằng, việc thu hồi đất có thể thực hiện một lần cho toàn bộ dự án.
“Đồng Nai cũng tích cực xây dựng, hoàn thiện đề án bố trí tái định cư, giải quyết việc làm cho dân vùng dự án, quy hoạch hai khu tái định cư với diện tích trên 500 ha. Ở Long Thành có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động, Đồng Nai đã có kế hoạch cụ thể bố trí người dân bị ảnh hưởng bởi dự án vào làm việc tại các doanh nghiệp”, lãnh đạo Đồng Nai cho hay.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho biết, hiện Bộ đã lập Ban Chỉ đạo triển khai dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Với kiến nghị cho phép thu hồi đất trước khi dự án được phê duyệt, ông Nguyễn Nhật đề nghị tỉnh Đồng Nai rà soát lại các luật liên quan, qua đó xây dựng lộ trình cụ thể.
“Nếu triển khai thu hồi đất ngay từ bây giờ thì Đồng Nai sẽ cần những thủ tục gì, nguồn vốn giải ngân như thế nào. Sau khi hoàn thiện những điều này, tỉnh gửi kiến nghị cho Bộ Giao thông Vận tải để Bộ xem xét, xin chủ trương của Chính phủ”, Thứ trưởng Nhật nói.
Liên quan đến kế hoạch triển khai dự án này, mới đây trong đề cương báo báo nghiên cứu khả thi vừa trình Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã đề xuất nhiều giải pháp đẩy nhanh quá trình chuẩn bị và sớm khởi công dự án.
ACV cho rằng, do quy mô dự án lớn và phức tạp, nếu thực hiện theo quy trình thông thường thì có thể mất 10 năm nữa mới hoàn thành giai đoạn một của dự án.
Do vậy, với tư cách được giao làm chủ đầu tư, doanh nghiệp này đã kiến nghị được tổ chức thi tuyển kiến trúc nhà ga hành khách và đài kiểm soát không lưu song song với việc lựa chọn nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Trong trường hợp đơn vị trúng tuyển thiết kế kiến trúc khác với nhà thầu tư vấn lập báo cáo khả thi thì sẽ yêu cầu hai bên phối hợp để đảm bảo tiến độ chung của dự án.
Đặc biệt, ACV muốn được triển khai thi công ngay các hạng mục công việc độc lập và triển khai thiết kế lỹ thuật ngay sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.
Để báo cáo khả thi được trình lên cấp thẩm quyền sớm, chủ đầu tư cũng đề nghị được tách báo cáo phần 1 (cho giai đoạn 1) dự án trước, dự kiến chỉ mất 4 tháng sau khi tiến hành nghiên cứu. Toán bộ báo cáo các giai đoạn sau sẽ được hoàn thiện khoảng vào tháng 4/2017.
Trước đó, ACV cũng đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ định nhà thầu tư vấn lập báo cáo khả thi (FS) sẽ kiêm luôn tư vấn thiết kế cho toàn bộ dự án về sau. ACV cũng xin không tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc nhà ga và đài kiểm soát không lưu mà đưa nội dung này thành một tiêu chí lựa chọn nhà thầu thực hiện FS.
Về các chủ thể đầu tư, ACV kiến nghị Bộ chủ quản giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đảm nhận hạng mục đài kiểm soát không lưu. UBND tỉnh Đồng Nai sẽ chịu trách nhiệm đối với việc giải phóng mặt bằng.