Dow Jones giảm điểm ngày thứ năm liên tiếp
Ngày 13/1, chỉ số Dow Jones tiếp tục giảm điểm trước những lo ngại về triển vọng lợi nhuận của nhiều tập đoàn lớn
Ngày 13/1, chỉ số Dow Jones tiếp tục giảm điểm trước những lo ngại về triển vọng lợi nhuận của nhiều tập đoàn lớn.
Hôm thứ Ba, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, xuất khẩu của nước này trong tháng 11/2008 đã giảm 5,8% xuống 142,8 tỷ USD; nhập khẩu giảm 12% xuống 183,2 tỷ USD.
Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 11 là 40,4 tỷ USD, tương đương -28,7% – mức giảm mạnh nhất trong vòng 12 năm qua.
Cũng trong ngày 13/1, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ben Bernanke đã cho biết kế hoạch kích thích kinh tế đơn thuần sẽ không đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Ông cũng cho biết thêm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cơ bản thấp để kích thích tăng trưởng kinh tế và ổn định hệ thống tài chính.
“Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ ngày một xấu hơn, sẽ tiếp tục tạo thêm những mất mát trong hệ thống tài chính và sự sụt giảm giá trị các tài sản. Điều này sẽ duy trì áp lực lên sự vận động của dòng vốn và khả năng cân đối trong bảng cân đối tài chính của nhiều định chế tài chính” – ông Ben Bernanke phát biểu tại trường Đại học Kinh tế London.
Ngoài ra, ông Ben Bernanke cũng cho rằng Chính phủ Mỹ nên tiếp tục “Chương trình giải trừ các tài sản xấu” và bơm thêm vốn trực tiếp vào hệ thống ngân hàng.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq phục hồi nhẹ
Liên quan đến tập đoàn bảo hiểm AIG, ngân hàng của Canada - Bank of Montreal vừa thông báo về việc mua lại bộ phận kinh doanh bảo hiểm của AIG (AIG Life of Canada có 300 nhân viên và 400.000 khách hàng) với giá 305 triệu USD. Số tiền thu được sẽ được AIG hoàn trả cho những khoản vay trước đó từ Chính phủ Mỹ. Cổ phiếu của AIG phiên này đã tăng 2,6% lên 1,58 USD/cổ phiếu.
Trong một động thái mới nhất liên quan đến công ty môi giới Smith Barney, Citigroup đã chính thức đồng ý bán lại 51% cổ phần của Smith Barney cho Morgan Stanley với giá 2,7 tỷ USD.
Như vậy Citigroup-Morgan Stanley sẽ hợp sức tạo nên một công ty môi giới lớn nhất ở Mỹ với 20.000 nhân viên và quản lý 1.700 tỷ USD tài sản của khách hàng – vượt qua cả Bank of America trong lĩnh vực môi giới, quản lý danh mục đầu tư...
Liên quan đến Tập đoàn General Electric (GE), chuyên gia phân tích của Barclays Capital đã đưa ra khuyến nghị với khác hàng của mình về mức lợi nhuận của GE trong quý 4/2008 sẽ từ 36 đến 42 cent/cổ phiếu – thấp hơn mức 51 cent/cổ phiếu mà Phố Wall mong đợi.
Điều này đã gia tăng những lo ngại về triển vọng kết quả kinh doanh của GE (dự kiến sẽ công bố vào tuần tới), khiến cổ phiếu của hãng giảm 5,62% xuống 14,94 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã có diễn biến trái chiều khi chỉ số Dow Jones tiếp tục giảm điểm trước những lo ngại về triển vọng lợi nhuận của nhiều tập đoàn lớn. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq, S&P 500 lại lên điểm nhờ sự phục hồi của cổ phiếu khối công nghệ, năng lượng và tài chính.
Ba cổ phiếu có mức trượt giảm lớn nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số Dow Jones trong ngày gồm: cổ phiếu Bank of America (mất 6,82%), General Electric, cổ phiếu Alcoa (giảm 5,07%).
Trong phiên này, nhiều cổ phiếu khối tài chính đã phục hồi trở lại nhờ phát biểu của ông Ben Bernanke về việc Chính phủ Mỹ nên tiếp tục chương trình bơm tiền trực tiếp vào ngân hàng. Cổ phiếu Citigroup tăng 5,34%, Morgan Stanley lên 0,37%, cổ phiếu JPMorgan tăng 6,7%, Goldman Sachs tiến thêm 0,32%...
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 25,41 điểm, tương đương -0,3%, đóng cửa ở mức 8.448,56.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 7,67 điểm, tương đương 0,5%, chốt ở mức 1.546,46.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 lên 1,53 điểm, tương đương 0,18%, đóng cửa ở mức 871,79.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,31 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1,648 cổ phiếu lên điểm và có 1,434 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.503 cổ phiếu tăng điểm và có 1.233 cổ phiếu giảm điểm.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm ngày thứ năm
Thông tin từ Đức cho hay, chính quyền của Thủ tướng Angela Merkel đã chính thức nhận được sự hậu thuẫn về gói kích thích kinh tế trị giá 50 tỷ Euro (67 tỷ USD) trong vòng 2 năm tới. Theo kế hoạch, Chính phủ Đức sẽ thực hiện việc giảm thuế, đầu tư 18 tỷ Euro vào cơ sở hạ tầng và giáo dục.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục duy trì mạch 5 ngày giảm điểm do tác động mạnh từ khối tài chính, trong đó cổ phiếu khối ngân hàng như Barclays, RBS và Lloyds TSB giảm từ 5,4-10,1%; cổ phiếu khối bảo hiểm như Axa, Allianz và RSA Insurance Group mất 3,4 – 4,85%.\
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 27,04 điểm, tương đương -0,61%, đóng cửa ở mức 4.399,15, khối lượng giao dịch đạt 1,68 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,75%, khối lượng giao dịch đạt 32 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,49%, khối lượng giao dịch đạt 172 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Nhật bất ngờ giảm 4,8%
Thị trường chứng khoán Nhật đã giảm mạnh hôm thứ Ba vì giá cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn sụt giảm do đồng Yên lên giá so với USD và cảnh báo triển vọng lợi nhuận của hãng Sony.
Ngoài ra, do thị trường Nhật nghỉ giao dịch phiên đầu tuần trong khi thị trường chứng khoán thế giới đều giảm mạnh trong ngày đầu tuần, nên khi giao dịch trở lại, mức cộng hưởng đã được hiện thực trong phiên này.
Trên thị tường tiền tệ, đồng Yên đã lên mức 89,29 Yên đổi 1 USD, nên đã thúc đẩy giới đầu tư bán mạnh cổ phiếu các hãng xuất khẩu lớn.
Cổ phiếu của hãng Sony đã mất gần 9% sau khi hãng này đưa ra mức dự báo thua lỗ khoảng 1,1 tỷ USD năm 2008.
Nhiều cổ phiếu khối xuất khẩu lớn khác cũng giảm điểm mạnh trong ngày, trong đó cổ phiếu của Toshiba hạ 8,6%, cổ phiếu Panasonic mất 7,8%, cổ phiếu Canon trượt 7,2%, cổ phiếu Toyota giảm 6,4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 422,89 điểm, tương đương -4,8%, chốt ở mức 8.413,91. Khối lượng giao dịch đạt 1,9 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 14 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, cơ quan thống kê nước này vừa cho biết, xuất khẩu trong tháng 12/2008 của Trung Quốc đã giảm 2,8% do sự sụt giảm của hàng may mặc, điện tử và đồ chơi.
Như vậy, trong cả năm 2008, xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 17,2% nhưng giảm 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu của nước này đã tăng 21,3%, nâng mức thặng dư thương mại của Trung Quốc lên 39 tỷ USD.
Chuyển qua thị trường khác, Tập đoàn Goldman Sachs vừa đưa dự báo về tình hình kinh tế Hàn Quốc, theo đó, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng âm 1% trong năm 2009, trong đó xuất khẩu của nước này sẽ giảm 11%.
Dự báo này cũng giống như những nhận định của Nomura và UBS về tình trạng suy thoái kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2009.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI đã tăng điểm trở lại sau nhiều ngày mất điểm. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI tăng 10,96 điểm, tương đương 0,95%, chốt ở mức 1.167,71.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,76%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,33%. Chỉ số ASX của Australia tiếp tục hạ 0,83%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 1,95%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 0,95%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 2,17%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ trượt 0,06%.
Hôm thứ Ba, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, xuất khẩu của nước này trong tháng 11/2008 đã giảm 5,8% xuống 142,8 tỷ USD; nhập khẩu giảm 12% xuống 183,2 tỷ USD.
Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 11 là 40,4 tỷ USD, tương đương -28,7% – mức giảm mạnh nhất trong vòng 12 năm qua.
Cũng trong ngày 13/1, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ben Bernanke đã cho biết kế hoạch kích thích kinh tế đơn thuần sẽ không đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Ông cũng cho biết thêm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cơ bản thấp để kích thích tăng trưởng kinh tế và ổn định hệ thống tài chính.
“Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ ngày một xấu hơn, sẽ tiếp tục tạo thêm những mất mát trong hệ thống tài chính và sự sụt giảm giá trị các tài sản. Điều này sẽ duy trì áp lực lên sự vận động của dòng vốn và khả năng cân đối trong bảng cân đối tài chính của nhiều định chế tài chính” – ông Ben Bernanke phát biểu tại trường Đại học Kinh tế London.
Ngoài ra, ông Ben Bernanke cũng cho rằng Chính phủ Mỹ nên tiếp tục “Chương trình giải trừ các tài sản xấu” và bơm thêm vốn trực tiếp vào hệ thống ngân hàng.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq phục hồi nhẹ
Liên quan đến tập đoàn bảo hiểm AIG, ngân hàng của Canada - Bank of Montreal vừa thông báo về việc mua lại bộ phận kinh doanh bảo hiểm của AIG (AIG Life of Canada có 300 nhân viên và 400.000 khách hàng) với giá 305 triệu USD. Số tiền thu được sẽ được AIG hoàn trả cho những khoản vay trước đó từ Chính phủ Mỹ. Cổ phiếu của AIG phiên này đã tăng 2,6% lên 1,58 USD/cổ phiếu.
Trong một động thái mới nhất liên quan đến công ty môi giới Smith Barney, Citigroup đã chính thức đồng ý bán lại 51% cổ phần của Smith Barney cho Morgan Stanley với giá 2,7 tỷ USD.
Như vậy Citigroup-Morgan Stanley sẽ hợp sức tạo nên một công ty môi giới lớn nhất ở Mỹ với 20.000 nhân viên và quản lý 1.700 tỷ USD tài sản của khách hàng – vượt qua cả Bank of America trong lĩnh vực môi giới, quản lý danh mục đầu tư...
Liên quan đến Tập đoàn General Electric (GE), chuyên gia phân tích của Barclays Capital đã đưa ra khuyến nghị với khác hàng của mình về mức lợi nhuận của GE trong quý 4/2008 sẽ từ 36 đến 42 cent/cổ phiếu – thấp hơn mức 51 cent/cổ phiếu mà Phố Wall mong đợi.
Điều này đã gia tăng những lo ngại về triển vọng kết quả kinh doanh của GE (dự kiến sẽ công bố vào tuần tới), khiến cổ phiếu của hãng giảm 5,62% xuống 14,94 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã có diễn biến trái chiều khi chỉ số Dow Jones tiếp tục giảm điểm trước những lo ngại về triển vọng lợi nhuận của nhiều tập đoàn lớn. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq, S&P 500 lại lên điểm nhờ sự phục hồi của cổ phiếu khối công nghệ, năng lượng và tài chính.
Ba cổ phiếu có mức trượt giảm lớn nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số Dow Jones trong ngày gồm: cổ phiếu Bank of America (mất 6,82%), General Electric, cổ phiếu Alcoa (giảm 5,07%).
Trong phiên này, nhiều cổ phiếu khối tài chính đã phục hồi trở lại nhờ phát biểu của ông Ben Bernanke về việc Chính phủ Mỹ nên tiếp tục chương trình bơm tiền trực tiếp vào ngân hàng. Cổ phiếu Citigroup tăng 5,34%, Morgan Stanley lên 0,37%, cổ phiếu JPMorgan tăng 6,7%, Goldman Sachs tiến thêm 0,32%...
Biểu đồ ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong ngày 13/1/2009 - Nguồn: G.Finance.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 25,41 điểm, tương đương -0,3%, đóng cửa ở mức 8.448,56.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 7,67 điểm, tương đương 0,5%, chốt ở mức 1.546,46.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 lên 1,53 điểm, tương đương 0,18%, đóng cửa ở mức 871,79.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,31 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1,648 cổ phiếu lên điểm và có 1,434 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.503 cổ phiếu tăng điểm và có 1.233 cổ phiếu giảm điểm.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm ngày thứ năm
Thông tin từ Đức cho hay, chính quyền của Thủ tướng Angela Merkel đã chính thức nhận được sự hậu thuẫn về gói kích thích kinh tế trị giá 50 tỷ Euro (67 tỷ USD) trong vòng 2 năm tới. Theo kế hoạch, Chính phủ Đức sẽ thực hiện việc giảm thuế, đầu tư 18 tỷ Euro vào cơ sở hạ tầng và giáo dục.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục duy trì mạch 5 ngày giảm điểm do tác động mạnh từ khối tài chính, trong đó cổ phiếu khối ngân hàng như Barclays, RBS và Lloyds TSB giảm từ 5,4-10,1%; cổ phiếu khối bảo hiểm như Axa, Allianz và RSA Insurance Group mất 3,4 – 4,85%.\
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 27,04 điểm, tương đương -0,61%, đóng cửa ở mức 4.399,15, khối lượng giao dịch đạt 1,68 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,75%, khối lượng giao dịch đạt 32 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,49%, khối lượng giao dịch đạt 172 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Nhật bất ngờ giảm 4,8%
Thị trường chứng khoán Nhật đã giảm mạnh hôm thứ Ba vì giá cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn sụt giảm do đồng Yên lên giá so với USD và cảnh báo triển vọng lợi nhuận của hãng Sony.
Ngoài ra, do thị trường Nhật nghỉ giao dịch phiên đầu tuần trong khi thị trường chứng khoán thế giới đều giảm mạnh trong ngày đầu tuần, nên khi giao dịch trở lại, mức cộng hưởng đã được hiện thực trong phiên này.
Trên thị tường tiền tệ, đồng Yên đã lên mức 89,29 Yên đổi 1 USD, nên đã thúc đẩy giới đầu tư bán mạnh cổ phiếu các hãng xuất khẩu lớn.
Cổ phiếu của hãng Sony đã mất gần 9% sau khi hãng này đưa ra mức dự báo thua lỗ khoảng 1,1 tỷ USD năm 2008.
Nhiều cổ phiếu khối xuất khẩu lớn khác cũng giảm điểm mạnh trong ngày, trong đó cổ phiếu của Toshiba hạ 8,6%, cổ phiếu Panasonic mất 7,8%, cổ phiếu Canon trượt 7,2%, cổ phiếu Toyota giảm 6,4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 422,89 điểm, tương đương -4,8%, chốt ở mức 8.413,91. Khối lượng giao dịch đạt 1,9 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 14 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, cơ quan thống kê nước này vừa cho biết, xuất khẩu trong tháng 12/2008 của Trung Quốc đã giảm 2,8% do sự sụt giảm của hàng may mặc, điện tử và đồ chơi.
Như vậy, trong cả năm 2008, xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 17,2% nhưng giảm 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu của nước này đã tăng 21,3%, nâng mức thặng dư thương mại của Trung Quốc lên 39 tỷ USD.
Chuyển qua thị trường khác, Tập đoàn Goldman Sachs vừa đưa dự báo về tình hình kinh tế Hàn Quốc, theo đó, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng âm 1% trong năm 2009, trong đó xuất khẩu của nước này sẽ giảm 11%.
Dự báo này cũng giống như những nhận định của Nomura và UBS về tình trạng suy thoái kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2009.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI đã tăng điểm trở lại sau nhiều ngày mất điểm. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI tăng 10,96 điểm, tương đương 0,95%, chốt ở mức 1.167,71.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,76%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,33%. Chỉ số ASX của Australia tiếp tục hạ 0,83%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 1,95%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 0,95%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 2,17%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ trượt 0,06%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.473,97 | 8.448,56 | 25,41 | 0,30 |
Nasdaq | 1.538,79 | 1.546,46 | 7,67 | 0,50 | |
S&P 500 | 870,26 | 871,79 | 1,53 | 0,18 | |
Anh | FTSE 100 | 4.426,19 | 4.399,15 | 27,04 | 0,61 |
Đức | DAX | 4.719,62 | 4.636,94 | 82,68 | 1,75 |
Pháp | CAC 40 | 3.246,12 | 3.197,89 | 48,23 | 1,49 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.453,90 |
4.532,36
|
78,46 | 1,76 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.836,80 | 8.413,91 | 422,89 | 4,79 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.971,00 | 13.668,05 | 302,95 | 2,17 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.156,75 | 1.167,71 | 10,96 | 0,95 |
Singapore | Straits Times | 1.785,30 | 1,770.46 | 5,79 | 0,33 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.900,35 | 1.863,37 | 36,98 | 1,95 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.130,05 | 9.104,56 | 5,49 | 0,06 |
Australia | ASX | 3.624,00 | 3.593,90 | 30,10 | 0,83 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |