DPM tăng tỷ lệ chia cổ tức 2015 lên 40%
Với kết quả lợi nhuận 2015 vượt 46% kế hoạch, cổ đông DPM đã đồng ý nâng mức chia cổ tức 2015 từ 25% lên 40%
Với kết quả lợi nhuận 2015 vượt 46% kế hoạch, cổ đông DPM đã đồng ý nâng mức chia cổ tức 2015 từ 25% lên 40%.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 của Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí - PVFCCo (mã DPM-HOSE) vừa thông qua kết quả kinh doanh 2015, kế hoạch kinh doanh năm 2016, kế hoạch phân phối lợi nhuận 2016, chiến lược phát triển của Tổng công ty và một số tờ trình khác.
Cụ thể, kết thúc năm 2015, trong tình hình hoạt động có nhiều khó khăn và thách thức như giá dầu và giá phân bón giảm sâu, cạnh tranh ngày càng gay gắt do nguồn cung urê lớn hơn cầu, không được khấu trừ thuế VAT… nhưng DPM đã hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đặt ra.
Sản lượng đạt 819.000 tấn urê (chưa bao gồm lượng NH3 quy đổi), vượt kế hoạch 5%; doanh thu năm 2015 đạt 10.047 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 1.880 tỷ đồng, đạt 146% kế hoạch.
Tổng công ty cũng đạt được nhiều thành công trong công tác đầu tư phát triển như hoàn thành đầu tư dự án xưởng sản xuất hoá chất UFC85/Formaldehyde và đưa vào vận hành thương mại từ đầu năm 2016; ký hợp đồng tổng thầu EPC triển khai dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng NH3 Nhà máy đạm Phú Mỹ và xây dựng nhà máy sản xuất phân NPK công nghệ hoá học, dự kiến hoàn thành vào năm 2017.
Dựa trên kết quả đạt được của năm 2015, Hội đồng quản trị và Ban điều hành kiến nghị các cổ đông cho nâng mức chia cổ tức 2015 từ 25% lên 40% và đã được chấp thuận. Tổng công ty đã tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt 2.500 đồng/cổ phiếu vào tháng 12/2015 vừa qua và sẽ trả tiếp 1.500 đồng/cổ phiếu trong quý 2/2016.
Bước sang năm 2016, Tổng công ty đặt kế hoạch với doanh thu 9.105 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.467 tỷ đồng (lợi nhuận sau thuế là 1.228 tỷ đồng).
DPM cũng đặt mục tiêu sản xuất 800.000 tấn urê, kinh doanh 830.000 tấn urê và 282.000 tấn phân bón khác, kinh doanh hóa chất là 11.966 tấn. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 30% bằng tiền mặt.
Ông Đoàn Văn Nhuộm, Tổng giám đốc DPM cho biết, kế hoạch kinh doanh chịu ảnh hưởng của các yếu tố như giá phân bón giảm, DPM đang trong giai đoạn đẩy mạnh đầu tư một số dự án lớn nên chi phí tài chính giảm, chi phí vận tải không giảm cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào…
Vì vậy, kế hoạch kinh doanh năm 2016 đặt ra cũng khá áp lực với Ban lãnh đạo DPM. Trong năm DPM cũng sẽ dành 2.011 tỷ đồng cho việc đầu tư.
Riêng trong quý 1, giá khí đầu vào của DPM trung bình khoảng 3,02 USD/1 triệu BTU và giá bán bình quân khoảng 6.000 đồng/kg, Tổng công ty đều đạt và vượt kế hoạch các chỉ tiêu này.
Đại hội cũng thông qua kế hoạch chiến lược 10 năm và định hướng chiến lược hứa hẹn của Tổng công ty đến năm 2035. Cụ thể, trong vòng 5 năm tới, DPM có kế hoạch duy trì vị trí số một trong thị trường phân bón trong nước, đưa nhà máy NPK đi vào hoạt động thành công năm 2017 cũng như phát triển mảng hóa chất đặc thù khi đưa thêm dự án đi vào hoạt động.
Trong giai đoạn 2021-2025, DPM hướng đến mức tăng gấp đôi doanh thu và lợi nhuận sau thuế gấp 5 lần so với giai đoạn 2016-2020, nhờ mảng hóa chất, vốn dự kiến sẽ là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng chính khi mảng urê và NPK bão hòa.
Đại hội cũng nhất trí bầu ông Louis T.Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ đầu tư Saigon Asset Management làm thành viên Hội đồng quản trị và ông Huỳnh Kim Nhân làm Trưởng ban kiểm soát của DPM.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 của Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí - PVFCCo (mã DPM-HOSE) vừa thông qua kết quả kinh doanh 2015, kế hoạch kinh doanh năm 2016, kế hoạch phân phối lợi nhuận 2016, chiến lược phát triển của Tổng công ty và một số tờ trình khác.
Cụ thể, kết thúc năm 2015, trong tình hình hoạt động có nhiều khó khăn và thách thức như giá dầu và giá phân bón giảm sâu, cạnh tranh ngày càng gay gắt do nguồn cung urê lớn hơn cầu, không được khấu trừ thuế VAT… nhưng DPM đã hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đặt ra.
Sản lượng đạt 819.000 tấn urê (chưa bao gồm lượng NH3 quy đổi), vượt kế hoạch 5%; doanh thu năm 2015 đạt 10.047 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 1.880 tỷ đồng, đạt 146% kế hoạch.
Tổng công ty cũng đạt được nhiều thành công trong công tác đầu tư phát triển như hoàn thành đầu tư dự án xưởng sản xuất hoá chất UFC85/Formaldehyde và đưa vào vận hành thương mại từ đầu năm 2016; ký hợp đồng tổng thầu EPC triển khai dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng NH3 Nhà máy đạm Phú Mỹ và xây dựng nhà máy sản xuất phân NPK công nghệ hoá học, dự kiến hoàn thành vào năm 2017.
Dựa trên kết quả đạt được của năm 2015, Hội đồng quản trị và Ban điều hành kiến nghị các cổ đông cho nâng mức chia cổ tức 2015 từ 25% lên 40% và đã được chấp thuận. Tổng công ty đã tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt 2.500 đồng/cổ phiếu vào tháng 12/2015 vừa qua và sẽ trả tiếp 1.500 đồng/cổ phiếu trong quý 2/2016.
Bước sang năm 2016, Tổng công ty đặt kế hoạch với doanh thu 9.105 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.467 tỷ đồng (lợi nhuận sau thuế là 1.228 tỷ đồng).
DPM cũng đặt mục tiêu sản xuất 800.000 tấn urê, kinh doanh 830.000 tấn urê và 282.000 tấn phân bón khác, kinh doanh hóa chất là 11.966 tấn. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 30% bằng tiền mặt.
Ông Đoàn Văn Nhuộm, Tổng giám đốc DPM cho biết, kế hoạch kinh doanh chịu ảnh hưởng của các yếu tố như giá phân bón giảm, DPM đang trong giai đoạn đẩy mạnh đầu tư một số dự án lớn nên chi phí tài chính giảm, chi phí vận tải không giảm cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào…
Vì vậy, kế hoạch kinh doanh năm 2016 đặt ra cũng khá áp lực với Ban lãnh đạo DPM. Trong năm DPM cũng sẽ dành 2.011 tỷ đồng cho việc đầu tư.
Riêng trong quý 1, giá khí đầu vào của DPM trung bình khoảng 3,02 USD/1 triệu BTU và giá bán bình quân khoảng 6.000 đồng/kg, Tổng công ty đều đạt và vượt kế hoạch các chỉ tiêu này.
Đại hội cũng thông qua kế hoạch chiến lược 10 năm và định hướng chiến lược hứa hẹn của Tổng công ty đến năm 2035. Cụ thể, trong vòng 5 năm tới, DPM có kế hoạch duy trì vị trí số một trong thị trường phân bón trong nước, đưa nhà máy NPK đi vào hoạt động thành công năm 2017 cũng như phát triển mảng hóa chất đặc thù khi đưa thêm dự án đi vào hoạt động.
Trong giai đoạn 2021-2025, DPM hướng đến mức tăng gấp đôi doanh thu và lợi nhuận sau thuế gấp 5 lần so với giai đoạn 2016-2020, nhờ mảng hóa chất, vốn dự kiến sẽ là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng chính khi mảng urê và NPK bão hòa.
Đại hội cũng nhất trí bầu ông Louis T.Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ đầu tư Saigon Asset Management làm thành viên Hội đồng quản trị và ông Huỳnh Kim Nhân làm Trưởng ban kiểm soát của DPM.