Dự đại hội cổ đông để... nói chuyện khác
Những mẩu chuyện trong đại hội cổ đông của Công ty Cổ phần Kinh Đô cho thấy một câu chuyện khác về những mối quan tâm của cổ đông
Những mẩu chuyện trong đại hội cổ đông của Công ty Cổ phần Kinh Đô cho thấy một câu chuyện khác về những mối quan tâm của cổ đông, trong bối cảnh thị trường đang xuống giá.
Sau những “phiên toà” để cổ đông ra sức “luận tội” hội đồng quản trị như thường xảy ra trong mùa đại hội thời chứng khoán “thê thảm” mà gần đây nhất là Điện Quang, đại hội của Kinh Đô diễn ra trong ôn hoà.
Mỗi người một ý
Ông chủ tịch Hội đồng Quản trị Kinh Đô Trần Kim Thành chia sẻ: “Tôi cảm nhận được những tín hiệu thị trường rằng trào lưu mua bán sáp nhập công ty đang bắt đầu chín muồi và sớm hơn dự định. Chúng ta phải tận dụng cơ hội này để mua lại, liên kết thêm với những đối tác trong ngành thực phẩm với giá tốt nhất hòng làm vững mạnh khát vọng trở thành tập đoàn thực phẩm lớn nhất Việt Nam của mình”.
Ông Ngô Thanh Hùng, một cổ đông dự đại hội nhưng chẳng cần nghe những báo cáo chi tiết của hội đồng quản trị, mà quay sang tán dóc với những người ngồi cạnh bên về thị trường. Cầm cả xấp tạp chí, bản tin… về chứng khoán, ông than thở: “Mấy bữa nay ra sàn ngồi, anh em nhìn nhau, chẳng mua bán được gì, cả đám hè nhau mở máy tính xem ảnh rồi lại xem phim…”.
Ông đã cầm căn nhà, giờ đang ôm một khối lượng hàng tồn không nhỏ. “Lệnh bán của mình đã được đưa lên đầu bảng, mà cả tuần lễ rồi không có ai thèm mua”, ông nói.
Những người bên cạnh thì cũng không khá gì hơn, ngồi góp chuyện bằng cách so sánh chất lượng dịch vụ của các sàn giao dịch. “Bây giờ lên sàn không phải để mua bán nữa, mà chỉ để chơi thôi. Sàn có máy lạnh, ghế nệm, phục vụ cà phê bánh ngọt đàng hoàng, nhân viên chu đáo mà chả mất đồng nào, coi như tiết kiệm tiền đi cà phê, chứ nằm nhà hoài thì càng buồn hơn…”.
Một diễn biến khác cũng rất… thời sự, là việc cổ đông đứng dậy để tư vấn cho hội đồng quản trị công ty nên… gửi ngân hàng số thặng dư 1.700 tỉ đồng đang có thay vì đầu tư cho những dự án mới. Cổ đông này phân tích rất kỹ thị trường, đưa ra ví dụ của những công ty khác cũng đang sống bằng tiền gửi ngân hàng và kết luận đó là một giải pháp tốt. Các thành viên chủ toạ nhìn nhau, thoáng bối rối không biết phải giải thích thế nào về góc nhìn ngắn hạn khác với kế hoạch đầu tư dài hạn mà công ty đang hướng tới.
Đại hội thoáng xôn xao, vì câu hỏi này chạm đúng điểm nhạy cảm của những nhà đầu tư dạng “cò con”, mong muốn đánh nhanh thắng nhanh chứ khó đủ sức đi đường dài cùng doanh nghiệp.
Dự đại hội với mục đích khác
Ở nhiều thị trường, một số cổ đông xem đại hội là nơi để họ có thể đến để học, để nghe và để tìm hiểu thông tin về thị trường. Chẳng hạn, so với việc trả gần 1.000 USD để nghe một bài nói chuyện của Warren Buffett thì đến dự đại hội cổ đông của Berkshire Hathaway để nghe ông phân tích về công ty, bàn luận về chiến lược tài chính quả là một món hời.
Chuyện này còn khá mới, nhưng đã được manh nha thực hiện. Chẳng hạn việc các cổ đông trong lĩnh vực sản xuất bóng đèn đã cố gắng khai thác thông tin trong đại hội của công ty Điện Quang. Hay tại đại hội của Kinh Đô, khá nhiều chuyên gia thương hiệu đã hỏi dồn về cơ chế tính giá trị thương hiệu khi đầu tư vào các công ty con.
Tất nhiên là các chủ toạ buộc phải trả lời. Ông Lê Phụng Hào, Phó tổng giám đốc của Kinh Đô cho biết: “Luật Doanh nghiệp cho phép góp vốn bằng thương hiệu, sở kế hoạch và đầu tư chấp thuận nhưng đến khâu kế toán để báo cáo thuế thì không cho phép. Tình trạng đầu xuôi mà đuôi không lọt này làm cho hệ thống kế toán, kiểm toán hết sức đau đầu”.
Sau những “phiên toà” để cổ đông ra sức “luận tội” hội đồng quản trị như thường xảy ra trong mùa đại hội thời chứng khoán “thê thảm” mà gần đây nhất là Điện Quang, đại hội của Kinh Đô diễn ra trong ôn hoà.
Mỗi người một ý
Ông chủ tịch Hội đồng Quản trị Kinh Đô Trần Kim Thành chia sẻ: “Tôi cảm nhận được những tín hiệu thị trường rằng trào lưu mua bán sáp nhập công ty đang bắt đầu chín muồi và sớm hơn dự định. Chúng ta phải tận dụng cơ hội này để mua lại, liên kết thêm với những đối tác trong ngành thực phẩm với giá tốt nhất hòng làm vững mạnh khát vọng trở thành tập đoàn thực phẩm lớn nhất Việt Nam của mình”.
Ông Ngô Thanh Hùng, một cổ đông dự đại hội nhưng chẳng cần nghe những báo cáo chi tiết của hội đồng quản trị, mà quay sang tán dóc với những người ngồi cạnh bên về thị trường. Cầm cả xấp tạp chí, bản tin… về chứng khoán, ông than thở: “Mấy bữa nay ra sàn ngồi, anh em nhìn nhau, chẳng mua bán được gì, cả đám hè nhau mở máy tính xem ảnh rồi lại xem phim…”.
Ông đã cầm căn nhà, giờ đang ôm một khối lượng hàng tồn không nhỏ. “Lệnh bán của mình đã được đưa lên đầu bảng, mà cả tuần lễ rồi không có ai thèm mua”, ông nói.
Những người bên cạnh thì cũng không khá gì hơn, ngồi góp chuyện bằng cách so sánh chất lượng dịch vụ của các sàn giao dịch. “Bây giờ lên sàn không phải để mua bán nữa, mà chỉ để chơi thôi. Sàn có máy lạnh, ghế nệm, phục vụ cà phê bánh ngọt đàng hoàng, nhân viên chu đáo mà chả mất đồng nào, coi như tiết kiệm tiền đi cà phê, chứ nằm nhà hoài thì càng buồn hơn…”.
Một diễn biến khác cũng rất… thời sự, là việc cổ đông đứng dậy để tư vấn cho hội đồng quản trị công ty nên… gửi ngân hàng số thặng dư 1.700 tỉ đồng đang có thay vì đầu tư cho những dự án mới. Cổ đông này phân tích rất kỹ thị trường, đưa ra ví dụ của những công ty khác cũng đang sống bằng tiền gửi ngân hàng và kết luận đó là một giải pháp tốt. Các thành viên chủ toạ nhìn nhau, thoáng bối rối không biết phải giải thích thế nào về góc nhìn ngắn hạn khác với kế hoạch đầu tư dài hạn mà công ty đang hướng tới.
Đại hội thoáng xôn xao, vì câu hỏi này chạm đúng điểm nhạy cảm của những nhà đầu tư dạng “cò con”, mong muốn đánh nhanh thắng nhanh chứ khó đủ sức đi đường dài cùng doanh nghiệp.
Dự đại hội với mục đích khác
Ở nhiều thị trường, một số cổ đông xem đại hội là nơi để họ có thể đến để học, để nghe và để tìm hiểu thông tin về thị trường. Chẳng hạn, so với việc trả gần 1.000 USD để nghe một bài nói chuyện của Warren Buffett thì đến dự đại hội cổ đông của Berkshire Hathaway để nghe ông phân tích về công ty, bàn luận về chiến lược tài chính quả là một món hời.
Chuyện này còn khá mới, nhưng đã được manh nha thực hiện. Chẳng hạn việc các cổ đông trong lĩnh vực sản xuất bóng đèn đã cố gắng khai thác thông tin trong đại hội của công ty Điện Quang. Hay tại đại hội của Kinh Đô, khá nhiều chuyên gia thương hiệu đã hỏi dồn về cơ chế tính giá trị thương hiệu khi đầu tư vào các công ty con.
Tất nhiên là các chủ toạ buộc phải trả lời. Ông Lê Phụng Hào, Phó tổng giám đốc của Kinh Đô cho biết: “Luật Doanh nghiệp cho phép góp vốn bằng thương hiệu, sở kế hoạch và đầu tư chấp thuận nhưng đến khâu kế toán để báo cáo thuế thì không cho phép. Tình trạng đầu xuôi mà đuôi không lọt này làm cho hệ thống kế toán, kiểm toán hết sức đau đầu”.