Du lịch tàu biển: Đích nhắm 1 triệu lượt khách
Ngành du lịch đang đặt mục tiêu sẽ đón 1 triệu lượt khách đến Việt Nam bằng đường biển vào năm 2015
Mười một tháng đầu năm 2007, cả nước đón trên 200.000 khách quốc tế bằng đường biển, trong tổng số trên 3,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
Ngành du lịch đang đặt mục tiêu sẽ đón 1 triệu lượt khách đến Việt Nam bằng đường biển vào năm 2015. Trong điều kiện hiện nay của ngành du lịch Việt Nam, đây là một con số đầy thách thức!
Năm 2007 là một năm khởi sắc của lĩnh vực du lịch đường biển. Hàng loạt hãng tàu đã mở hoặc nối lại các tuyến du lịch đường biển đến Việt Nam. Hãng Star Cruises, ngoài những tuyến đến miền Nam, miền Trung, đã nối lại tuyến du lịch định tuyến vào thứ Hai hàng tuần đến Hạ Long. Những hãng tàu lớn khác như Costa Croicieres, Silversea Cruises, P&O Princess Cruises… cũng không bỏ lỡ thời cơ.
Ông Chui Mun Yew Daniel, Giám đốc điều hành của V.Ships (Asia Pacific) tại Singapore, công ty điều hành hãng tàu Jupiter Cruises, cho biết công ty đã hoàn tất các thủ tục để đầu tháng 2 tới đưa tàu Jupiter, cắm cờ Panama, đưa khách đi trên tuyến Tp.HCM-Vũng Tàu-Côn Đảo-Phú Quốc-Campuchia-Thái Lan và sang Singapore.
Các doanh nghiệp lữ hành lớn cũng thông báo lượng khách quốc tế bằng đường biển có mức tăng trưởng cao trong 2007. Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist cho biết trong vòng 11 tháng đầu năm 2007 đã đón trên 40.000 khách, tăng đến 159% so với cùng kỳ năm trước. Công ty Du lịch Tân Hồng dự kiến sẽ đón khoảng 40.000 lượt trong cả năm nay.
Trong một cuộc trò chuyện mới đây, ông Uzi Garty, Phó chủ tịch của Fashion TV, cũng nhận định du lịch tàu biển của Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh trong thời gian tới.
“Việt Nam có quá nhiều lợi thế để khai thác du lịch tàu biển”, ông nói. Những lợi thế đó, theo ông Uzi Garty cũng như đại diện các hãng tàu quốc tế khác, là 3.000 ki lô mét bờ biển cùng hàng ngàn hòn đảo lớn, nhỏ chạy dọc bờ biển với cảnh quan tuyệt đẹp.
Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trên tuyến đường giữa hai trung tâm du lịch tàu biển trong khu vực là Singapore và Hồng Kông, nơi được các chuyên gia du lịch xem là một điểm đến mới cho du lịch tàu biển vì khách đã quá quen thuộc với các điểm đến ở vùng Caribbean hay Bắc Mỹ và những điểm đến ở châu Âu vốn rất đắt đỏ.
Trong cuộc hội thảo quốc tế về du lịch tàu biển tại Hạ Long, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, ông Hoàng Tuấn Anh cho biết Việt Nam phấn đấu đạt một triệu lượt khách tàu biển vào năm 2015. Khi đó, doanh thu của mảng này sẽ chiếm trên 10% trong tổng doanh thu toàn ngành du lịch so với chỉ 3-4% hiện nay. Đây quả là một con số đầy thách thức với ngành du lịch.
Cần biết rằng đã hơn 10 năm kể từ khi bắt đầu đón những vị khách tàu biển đầu tiên, ngành du lịch vẫn chưa có một chiến lược về xây dựng cơ sở hạ tầng, sản phẩm, quảng bá, nguồn nhân lực cho du lịch tàu biển. Trong khi đó, các quốc gia khác trong khu vực đã đi trước khá xa.
Chẳng hạn, trong khi Việt Nam chưa có bất cứ cảng hành khách chuyên dụng nào để đón và phục vụ khách tàu biển thì Trung Quốc đã khánh thành nhà ga tàu biển mới ở Thượng Hải, có thể nhận cùng lúc ba tàu du lịch loại lớn. Các cảng du lịch khác ở nước này như Đại Liên, hay Thanh Đảo đều có thể nhận tàu lớn nhưng vẫn đang xây dựng thêm nhà ga hành khách mới, dự kiến sẽ hoàn thành trong những năm tới.
Trong khi Việt Nam chưa có ấn phẩm, trang web giới thiệu du lịch tàu biển, cũng chưa có chính sách khuyến khích các hãng tàu quốc tế làm ăn tại Việt Nam thì từ năm ngoái, Singapore đã thành lập Quỹ Phát triển du lịch tàu biển kết hợp hàng không trị giá 10 triệu đô Singapore để khuyến khích các hãng tàu quốc tế hợp tác với doanh nghiệp Singapore phát triển thị trường này. Do đó, dù cố gắng nhưng đến nay các doanh nghiệp lữ hành trong nước vẫn chưa đón được quá 300.000 lượt khách tàu biển.
“Thực sự là doanh nghiệp đã tự nỗ lực kêu gọi các hãng tàu quay lại Việt Nam, tìm sản phẩm, điểm đến cho khách chứ ngành chưa có sự hỗ trợ đáng kể. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ thay đổi, ít nhất là trong năm 2008 sẽ cùng doanh nghiệp tham gia các hội chợ tàu biển quốc tế”, ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, nói.
Mới đây, Nhóm công tác về du lịch tàu biển Đông Nam Á (the ASEAN Cruise Working Group) đã nhận định, dự kiến đến năm 2015, châu Á sẽ đón khoảng 2 triệu lượt khách tàu biển.
Riêng Đông Nam Á sẽ tăng với tốc độ trung bình gần 5%/năm và dự đoán đến năm 2020 sẽ chỉ đạt được con số 820.000 lượt khách. Như thế, quả là một thách thức rất lớn để du lịch Việt Nam có thể đón một triệu khách tàu biển vào năm 2015.
Ngành du lịch đang đặt mục tiêu sẽ đón 1 triệu lượt khách đến Việt Nam bằng đường biển vào năm 2015. Trong điều kiện hiện nay của ngành du lịch Việt Nam, đây là một con số đầy thách thức!
Năm 2007 là một năm khởi sắc của lĩnh vực du lịch đường biển. Hàng loạt hãng tàu đã mở hoặc nối lại các tuyến du lịch đường biển đến Việt Nam. Hãng Star Cruises, ngoài những tuyến đến miền Nam, miền Trung, đã nối lại tuyến du lịch định tuyến vào thứ Hai hàng tuần đến Hạ Long. Những hãng tàu lớn khác như Costa Croicieres, Silversea Cruises, P&O Princess Cruises… cũng không bỏ lỡ thời cơ.
Ông Chui Mun Yew Daniel, Giám đốc điều hành của V.Ships (Asia Pacific) tại Singapore, công ty điều hành hãng tàu Jupiter Cruises, cho biết công ty đã hoàn tất các thủ tục để đầu tháng 2 tới đưa tàu Jupiter, cắm cờ Panama, đưa khách đi trên tuyến Tp.HCM-Vũng Tàu-Côn Đảo-Phú Quốc-Campuchia-Thái Lan và sang Singapore.
Các doanh nghiệp lữ hành lớn cũng thông báo lượng khách quốc tế bằng đường biển có mức tăng trưởng cao trong 2007. Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist cho biết trong vòng 11 tháng đầu năm 2007 đã đón trên 40.000 khách, tăng đến 159% so với cùng kỳ năm trước. Công ty Du lịch Tân Hồng dự kiến sẽ đón khoảng 40.000 lượt trong cả năm nay.
Trong một cuộc trò chuyện mới đây, ông Uzi Garty, Phó chủ tịch của Fashion TV, cũng nhận định du lịch tàu biển của Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh trong thời gian tới.
“Việt Nam có quá nhiều lợi thế để khai thác du lịch tàu biển”, ông nói. Những lợi thế đó, theo ông Uzi Garty cũng như đại diện các hãng tàu quốc tế khác, là 3.000 ki lô mét bờ biển cùng hàng ngàn hòn đảo lớn, nhỏ chạy dọc bờ biển với cảnh quan tuyệt đẹp.
Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trên tuyến đường giữa hai trung tâm du lịch tàu biển trong khu vực là Singapore và Hồng Kông, nơi được các chuyên gia du lịch xem là một điểm đến mới cho du lịch tàu biển vì khách đã quá quen thuộc với các điểm đến ở vùng Caribbean hay Bắc Mỹ và những điểm đến ở châu Âu vốn rất đắt đỏ.
Trong cuộc hội thảo quốc tế về du lịch tàu biển tại Hạ Long, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, ông Hoàng Tuấn Anh cho biết Việt Nam phấn đấu đạt một triệu lượt khách tàu biển vào năm 2015. Khi đó, doanh thu của mảng này sẽ chiếm trên 10% trong tổng doanh thu toàn ngành du lịch so với chỉ 3-4% hiện nay. Đây quả là một con số đầy thách thức với ngành du lịch.
Cần biết rằng đã hơn 10 năm kể từ khi bắt đầu đón những vị khách tàu biển đầu tiên, ngành du lịch vẫn chưa có một chiến lược về xây dựng cơ sở hạ tầng, sản phẩm, quảng bá, nguồn nhân lực cho du lịch tàu biển. Trong khi đó, các quốc gia khác trong khu vực đã đi trước khá xa.
Chẳng hạn, trong khi Việt Nam chưa có bất cứ cảng hành khách chuyên dụng nào để đón và phục vụ khách tàu biển thì Trung Quốc đã khánh thành nhà ga tàu biển mới ở Thượng Hải, có thể nhận cùng lúc ba tàu du lịch loại lớn. Các cảng du lịch khác ở nước này như Đại Liên, hay Thanh Đảo đều có thể nhận tàu lớn nhưng vẫn đang xây dựng thêm nhà ga hành khách mới, dự kiến sẽ hoàn thành trong những năm tới.
Trong khi Việt Nam chưa có ấn phẩm, trang web giới thiệu du lịch tàu biển, cũng chưa có chính sách khuyến khích các hãng tàu quốc tế làm ăn tại Việt Nam thì từ năm ngoái, Singapore đã thành lập Quỹ Phát triển du lịch tàu biển kết hợp hàng không trị giá 10 triệu đô Singapore để khuyến khích các hãng tàu quốc tế hợp tác với doanh nghiệp Singapore phát triển thị trường này. Do đó, dù cố gắng nhưng đến nay các doanh nghiệp lữ hành trong nước vẫn chưa đón được quá 300.000 lượt khách tàu biển.
“Thực sự là doanh nghiệp đã tự nỗ lực kêu gọi các hãng tàu quay lại Việt Nam, tìm sản phẩm, điểm đến cho khách chứ ngành chưa có sự hỗ trợ đáng kể. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ thay đổi, ít nhất là trong năm 2008 sẽ cùng doanh nghiệp tham gia các hội chợ tàu biển quốc tế”, ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, nói.
Mới đây, Nhóm công tác về du lịch tàu biển Đông Nam Á (the ASEAN Cruise Working Group) đã nhận định, dự kiến đến năm 2015, châu Á sẽ đón khoảng 2 triệu lượt khách tàu biển.
Riêng Đông Nam Á sẽ tăng với tốc độ trung bình gần 5%/năm và dự đoán đến năm 2020 sẽ chỉ đạt được con số 820.000 lượt khách. Như thế, quả là một thách thức rất lớn để du lịch Việt Nam có thể đón một triệu khách tàu biển vào năm 2015.