Dự trữ ngoại hối Trung Quốc xuống thấp nhất 4 năm
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giảm 15,89 tỷ USD trong tháng 8, cao hơn nhiều so với con số giảm 2 tỷ USD mà giới phân tích đã dự báo
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 15,89 tỷ USD trong tháng 8/2016, cao hơn nhiều so với con số giảm 2 tỷ USD mà giới phân tích dự báo trước đó.
Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 15,89 tỷ USD trong tháng 8/2016 xuống 3.185 tỷ USD.
Trong tháng 7/2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm 4,1 tỷ USD. Với mức giảm sâu trong tháng 8/2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện ở mức thấp nhất từ tháng 12/2011, khi đó, dự trữ ngoại hối Trung Quốc là 3,181 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia tài chính, việc dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm không phát đi thông điệp đáng lo ngại về nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Mức giảm này dù cao nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các tháng của năm 2015.
Tính toán của chuyên gia kinh tế tại Capital Economics, ông Julian Evans Pritchard, cho thấy trong tháng trước, 50 tỷ USD đã bị rút ra khỏi Trung Quốc. Con số này vào tháng 7/2016 là 43 tỷ USD. Kỳ vọng vào khả năng Mỹ nâng lãi suất càng khiến lượng tiền bị rút ra nhanh hơn, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc buộc phải hành động để giữ ổn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Việc đồng Nhân dân tệ hạ giá và việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc điều chỉnh chính sách tiền tệ trong thời gian qua khiến nhiều chuyên gia lo ngại về khả năng đồng Nhân dân tệ sẽ tiếp tục giảm giá.
Tháng 12/2015, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm kỷ lục 107,9 tỷ USD. Đến tháng 1/2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 99,5 tỷ USD.
Từ đó đến nay, chính phủ Trung Quốc đã liên tục thắt chặt kiểm soát dòng vốn và đồng thời ổn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Trong năm 2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng được 3 trong 8 tháng.
Cũng trong tháng 8/2016, số liệu mới công bố cho thấy chỉ số niềm tin kinh doanh Trung Quốc (MNI) đã 1,2 điểm xuống 54,3 điểm, sau khi giữ ổn định trong vài tháng qua. Chỉ số này cho thấy đánh giá của doanh nghiệp về những gì đang diễn ra hiện tại cũng như kỳ vọng của họ vào tương lai.
Dù nhiều thông tin mới công bố không mấy tích cực nhưng nhiều chuyên gia dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn vượt qua được thời kỳ khó khăn và hồi phục trong những năm tới. Năm 2010, chính phủ Trung Quốc từng đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi GDP của nước này và đến hiện tại vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách đó.
Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 15,89 tỷ USD trong tháng 8/2016 xuống 3.185 tỷ USD.
Trong tháng 7/2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm 4,1 tỷ USD. Với mức giảm sâu trong tháng 8/2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện ở mức thấp nhất từ tháng 12/2011, khi đó, dự trữ ngoại hối Trung Quốc là 3,181 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia tài chính, việc dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm không phát đi thông điệp đáng lo ngại về nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Mức giảm này dù cao nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các tháng của năm 2015.
Tính toán của chuyên gia kinh tế tại Capital Economics, ông Julian Evans Pritchard, cho thấy trong tháng trước, 50 tỷ USD đã bị rút ra khỏi Trung Quốc. Con số này vào tháng 7/2016 là 43 tỷ USD. Kỳ vọng vào khả năng Mỹ nâng lãi suất càng khiến lượng tiền bị rút ra nhanh hơn, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc buộc phải hành động để giữ ổn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Việc đồng Nhân dân tệ hạ giá và việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc điều chỉnh chính sách tiền tệ trong thời gian qua khiến nhiều chuyên gia lo ngại về khả năng đồng Nhân dân tệ sẽ tiếp tục giảm giá.
Tháng 12/2015, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm kỷ lục 107,9 tỷ USD. Đến tháng 1/2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 99,5 tỷ USD.
Từ đó đến nay, chính phủ Trung Quốc đã liên tục thắt chặt kiểm soát dòng vốn và đồng thời ổn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Trong năm 2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng được 3 trong 8 tháng.
Cũng trong tháng 8/2016, số liệu mới công bố cho thấy chỉ số niềm tin kinh doanh Trung Quốc (MNI) đã 1,2 điểm xuống 54,3 điểm, sau khi giữ ổn định trong vài tháng qua. Chỉ số này cho thấy đánh giá của doanh nghiệp về những gì đang diễn ra hiện tại cũng như kỳ vọng của họ vào tương lai.
Dù nhiều thông tin mới công bố không mấy tích cực nhưng nhiều chuyên gia dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn vượt qua được thời kỳ khó khăn và hồi phục trong những năm tới. Năm 2010, chính phủ Trung Quốc từng đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi GDP của nước này và đến hiện tại vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách đó.