Đưa ngân hàng trực tuyến đến gần hơn với người dân
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (IB) đang được các ngân hàng triển khai rộng rãi
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (IB) đang được các ngân hàng triển khai rộng rãi và được Chính phủ khuyến khích. Là kênh giao dịch không dùng tiền mặt, IB làm minh bạch các khoản chi tiêu và giao dịch của cá nhân và đơn vị kinh doanh, góp phần cho dòng chảy tiền tệ rõ ràng và thông suốt.
Bằng chiến lược đầu tư phát triển mạnh mẽ IB, một số ngân hàng đang thể hiện vai trò tích cực nhằm phổ biến dịch vụ này sâu rộng trong đời sống.
Những rào cản đối với IB tại Việt Nam
Tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Bỉ, Pháp, Canada, giá trị chi tiêu không dùng tiền mặt của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hằng ngày.
Trong khi đó, ở Việt Nam, thống kê của MasterCard cho thấy có đến 97% tổng số giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt và 60% dân số chưa có tài khoản ngân hàng. Thói quen tiêu dùng tiền mặt là một khó khăn lớn cho các ngân hàng khi triển khai các kênh giao dịch trực tuyến ở Việt Nam.
Có nhiều yếu tố hình thành nên thói quen tích trữ và sử dụng tiền mặt của người Việt Nam nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nền kinh tế hàng hóa hình thành muộn với các giao dịch chủ yếu có quy mô tương đối nhỏ.
Người tiêu dùng truyền thống coi tiền mặt là phương tiện thanh toán tiện nghi, dễ cất giữ, dễ sử dụng, phù hợp với thói quen và tâm lý của đa số cá nhân, tổ chức. Ngày Tết, người dân mừng tuổi, biếu tặng nhau bằng tiền mặt, người có nhiều tiền mặt mang theo trong ví được coi như giàu có, dư giả.
Về phía các ngân hàng, việc triển khai dịch vụ IB đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn cũng như khả năng duy trì đầu tư liên tục để có công nghệ tiên tiến, cơ sở hạ tầng hiện đại… Không những ngân hàng cần chuyên gia IB có trình độ cao mà đội ngũ nhân sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cũng phải tường tận nghiệp vụ IB để hướng dẫn cho người sử dụng.
Người dùng cần được phổ biến cách giao dịch IB vừa thuận tiện vừa đảm bảo an toàn, biết cách xử lý sự cố như quên mật khẩu, bị lộ thông tin cá nhân,…
3.700 tỷ đồng mỗi tháng
Trong nỗ lực cung cấp kênh giao dịch không dùng tiền mặt, nhiều ngân hàng Việt Nam đã và đang đầu tư triển khai mạnh mẽ dịch vụ IB. Techcombank là ngân hàng cổ phần đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ thanh toán qua internet từ tháng 5/2007 và cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai thành công chức năng thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ cho các nhà cung cấp bằng IB.
Ngay từ đầu những năm 2000, Techcombank đã đầu tư tới gần 20 tỷ đồng (ứng với gần 20% vốn điều lệ, cho hệ thống core-banking T24.R6 thế hệ mới nhất), do nhà cung ứng hàng đầu thế giới Temenos (Thụy Sĩ) thực hiện, cho phép cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ IB và khả năng giao dịch trực tuyến theo thời gian thực.
Khách hàng của Techcombank hiện có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến cả trong và ngoài Techcombank với giá trị lớn hơn trước nhiều (lên đến 500 triệu đồng)..
Để thực hiện được các giao dịch IB có giá trị lớn, vấn đề cần được đề cao chính là giải pháp bảo mật. Hệ thống IB của Techcombank sử dụng công nghệ bảo mật RSA đạt tiêu quốc tế tích hợp trên nền tảng hệ thống core-banking. Giải pháp bảo mật RSA được Techcombank lựa chọn áp dụng sử dụng mật khẩu hai yếu tố.
Khi đăng ký dịch vụ IB tại Techcombank, khách hàng sẽ được cấp mã PIN cố định để ghi nhớ và mã Token ngẫu nhiên, thay đổi liên tục theo từng phút. Để thực hiện giao dịch trực tuyến, người dùng phải khai báo đồng thời cả hai mã này.
Ông Phùng Quang Hưng, Giám đốc khối vận hành và công nghệ của Techcombank, nhấn mạnh: “Đầu tư cho hoạt động của ngân hàng điện tử là đầu tư cho tương lai. Riêng năm 2007, Techcombank đã đầu tư khoảng một triệu USD để hoàn thiện hệ thống IB. Hiện nay, mỗi tháng Techcombank có khoảng 3.700 tỷ đồng của các khách hàng cá nhân thanh toán qua kênh ngân hàng điện tử”.
Với sự đầu tư lớn cho công nghệ IB và mức độ bảo mật cao, năm vừa qua, Techcombank đã giành được chứng chỉ An ninh bảo mật Quốc tế cho hệ thống thẻ (PCI DSS) và Giải thưởng ngân hàng trực tuyến tốt nhất (Best Internet Bank) năm 2013 do tạp chí Global Banking and Finance Review trao tặng.
(Nguồn: Techcombank)
Bằng chiến lược đầu tư phát triển mạnh mẽ IB, một số ngân hàng đang thể hiện vai trò tích cực nhằm phổ biến dịch vụ này sâu rộng trong đời sống.
Những rào cản đối với IB tại Việt Nam
Tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Bỉ, Pháp, Canada, giá trị chi tiêu không dùng tiền mặt của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hằng ngày.
Trong khi đó, ở Việt Nam, thống kê của MasterCard cho thấy có đến 97% tổng số giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt và 60% dân số chưa có tài khoản ngân hàng. Thói quen tiêu dùng tiền mặt là một khó khăn lớn cho các ngân hàng khi triển khai các kênh giao dịch trực tuyến ở Việt Nam.
Có nhiều yếu tố hình thành nên thói quen tích trữ và sử dụng tiền mặt của người Việt Nam nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nền kinh tế hàng hóa hình thành muộn với các giao dịch chủ yếu có quy mô tương đối nhỏ.
Người tiêu dùng truyền thống coi tiền mặt là phương tiện thanh toán tiện nghi, dễ cất giữ, dễ sử dụng, phù hợp với thói quen và tâm lý của đa số cá nhân, tổ chức. Ngày Tết, người dân mừng tuổi, biếu tặng nhau bằng tiền mặt, người có nhiều tiền mặt mang theo trong ví được coi như giàu có, dư giả.
Về phía các ngân hàng, việc triển khai dịch vụ IB đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn cũng như khả năng duy trì đầu tư liên tục để có công nghệ tiên tiến, cơ sở hạ tầng hiện đại… Không những ngân hàng cần chuyên gia IB có trình độ cao mà đội ngũ nhân sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cũng phải tường tận nghiệp vụ IB để hướng dẫn cho người sử dụng.
Người dùng cần được phổ biến cách giao dịch IB vừa thuận tiện vừa đảm bảo an toàn, biết cách xử lý sự cố như quên mật khẩu, bị lộ thông tin cá nhân,…
3.700 tỷ đồng mỗi tháng
Trong nỗ lực cung cấp kênh giao dịch không dùng tiền mặt, nhiều ngân hàng Việt Nam đã và đang đầu tư triển khai mạnh mẽ dịch vụ IB. Techcombank là ngân hàng cổ phần đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ thanh toán qua internet từ tháng 5/2007 và cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai thành công chức năng thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ cho các nhà cung cấp bằng IB.
Ngay từ đầu những năm 2000, Techcombank đã đầu tư tới gần 20 tỷ đồng (ứng với gần 20% vốn điều lệ, cho hệ thống core-banking T24.R6 thế hệ mới nhất), do nhà cung ứng hàng đầu thế giới Temenos (Thụy Sĩ) thực hiện, cho phép cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ IB và khả năng giao dịch trực tuyến theo thời gian thực.
Khách hàng của Techcombank hiện có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến cả trong và ngoài Techcombank với giá trị lớn hơn trước nhiều (lên đến 500 triệu đồng)..
Để thực hiện được các giao dịch IB có giá trị lớn, vấn đề cần được đề cao chính là giải pháp bảo mật. Hệ thống IB của Techcombank sử dụng công nghệ bảo mật RSA đạt tiêu quốc tế tích hợp trên nền tảng hệ thống core-banking. Giải pháp bảo mật RSA được Techcombank lựa chọn áp dụng sử dụng mật khẩu hai yếu tố.
Khi đăng ký dịch vụ IB tại Techcombank, khách hàng sẽ được cấp mã PIN cố định để ghi nhớ và mã Token ngẫu nhiên, thay đổi liên tục theo từng phút. Để thực hiện giao dịch trực tuyến, người dùng phải khai báo đồng thời cả hai mã này.
Ông Phùng Quang Hưng, Giám đốc khối vận hành và công nghệ của Techcombank, nhấn mạnh: “Đầu tư cho hoạt động của ngân hàng điện tử là đầu tư cho tương lai. Riêng năm 2007, Techcombank đã đầu tư khoảng một triệu USD để hoàn thiện hệ thống IB. Hiện nay, mỗi tháng Techcombank có khoảng 3.700 tỷ đồng của các khách hàng cá nhân thanh toán qua kênh ngân hàng điện tử”.
Với sự đầu tư lớn cho công nghệ IB và mức độ bảo mật cao, năm vừa qua, Techcombank đã giành được chứng chỉ An ninh bảo mật Quốc tế cho hệ thống thẻ (PCI DSS) và Giải thưởng ngân hàng trực tuyến tốt nhất (Best Internet Bank) năm 2013 do tạp chí Global Banking and Finance Review trao tặng.
(Nguồn: Techcombank)