Đừng để ánh sáng xanh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
Mặt trời là nguồn sáng chính chứa ánh sáng xanh. Ở ngoài trời cả ngày là lúc chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều nhất. Các thiết bị chiếu sáng như: đèn huỳnh quang, đèn LED, màn hình máy tính, điện thoại thông minh, TV màn hình phẳng... cũng tỏa ra ánh sáng xanh.

Lượng ánh sáng xanh phát ra bởi các thiết bị nhân tạo không đáng kể như lượng ánh xanh có trong bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, thời gian và khoảng cách mà con người tiếp xúc trực tiếp với các màn hình điện tử khiến cho các bác sĩ mắt và nhà chăm sóc sức khỏe lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người do chúng gây ra.



Cuối cùng, ánh sáng xanh cũng ảnh hưởng đến nhịp sinh học. Nhịp sinh học của bạn là một nhịp điệu phản ứng với ánh sáng hay bóng tối, tác động đến cơ thể, tinh thần và thay đổi hành vi trong một chu kỳ 24 giờ. Nó cũng ảnh hưởng đến chu kỳ thức - ngủ của bạn, sản sinh nội tiết tố và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Thật không may, ánh sáng màu xanh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp sinh học, có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và mất cân bằng.Vậy chúng ta nên làm gì để hạn chế tác hại của ánh sáng xanh?- Sử dụng ánh sáng đỏ và mờ vào ban đêm. Ánh sáng đỏ có năng lượng thấp nhất nên ít ảnh hưởng nhất đến chu kỳ sinh học và quá trình tổng hợp melatonin.- Tránh nhìn vào màn hình sáng 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ.- Nếu bạn làm việc vào ca tối hoặc sử dụng nhiều thiết bị điện tử vào ban đêm, hãy nên mang một cặp kính hấp thụ ánh sáng xanh hoặc cài đặt các ứng dụng có khả năng lọc các ánh sáng bước sóng xanh và lục.- Nếu công việc đòi hỏi bạn sử dụng máy tính thường xuyên, hãy áp dụng quy tắc 20/20/20: Cứ mỗi 20 phút làm việc, hãy dành ra 20 giây để nhìn vào một vật cách xa 20 feet (6m). Nhìn cửa sổ, đồng hồ hay bất cứ một vật gì xa hơn 6m đều có thể giúp đôi mắt của bạn đỡ nhức mỏi hơn.