Đường sắt Hà Nội thanh lý mỗi toa xe lửa giá 46 triệu đồng
Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội thu về gần 7 tỷ đồng từ thanh lý 150 toa xe cũ
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ, Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội (Mã HRT - UpCOM) cho biết, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ nửa đầu năm nay đạt 1.193 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, công ty báo lỗ thuần gần 3,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhờ khoản thu nhập khác tăng đột biến, công ty đã báo lãi sau thuế 2,4 tỷ đồng, tăng 244,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong báo cáo giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, lãnh đạo Haraco lý giải, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2017 tăng so với cùng kỳ 2016 là do 6 tháng đầu năm 2017, công ty đã thu tiền từ bán thanh lý 150 toa xe giá trị gần 7 tỷ đồng và bán thanh lý lô trục bánh 2 tỷ đồng.
Như vậy, ước tính giá trị thanh lý mỗi toa xe khoảng 46 triệu đồng.
Mới đây, công ty tiếp tục thông báo lựa chọn đơn vị bán đấu giá tài sản cho lô 134 toa xe các loại với giá khởi điểm là 7,3 tỷ đồng, chưa bao gồm thuế và chi phí vận chuyển, cắt dỡ...
Không chỉ riêng Haraco tích cực thanh lý tài sản, hoán cải và nâng cấp toa xe, mới đây, để đổi mới diện mạo đường sắt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng ngỏ ý muốn vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để thực hiện đầu tư các dự án đầu máy, toa xe mới từ nay đến năm 2020.
Cụ thể, theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị này đặt mục tiêu đến năm 2021 thay toàn bộ toa xe cũ, đóng toa mới. Với số vốn hơn 4.600 tỷ đồng vay từ VDB và vốn đối ứng, Tổng công ty Đường sắt dự kiến sẽ đầu tư 100 đầu máy mới (2.164 tỷ đồng), 150 toa xe khách (1.674,5 tỷ đồng), 300 toa xe vận chuyển container (270 tỷ đồng) và 500 toa xe có tốc độ chạy dưới 60 km/giờ (550 tỷ đồng).
Về lý do đề nghị được vay vốn từ VDB, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt cho biết, nếu vay vốn ngân hàng thương mại sẽ chịu lãi suất cao, thời gian vay vốn ngắn nên hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, trong khi lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ổn định, thời gian vay vốn dài, doanh nghiệp có thể dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm tiền vay.
Tuy nhiên, nhờ khoản thu nhập khác tăng đột biến, công ty đã báo lãi sau thuế 2,4 tỷ đồng, tăng 244,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong báo cáo giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, lãnh đạo Haraco lý giải, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2017 tăng so với cùng kỳ 2016 là do 6 tháng đầu năm 2017, công ty đã thu tiền từ bán thanh lý 150 toa xe giá trị gần 7 tỷ đồng và bán thanh lý lô trục bánh 2 tỷ đồng.
Như vậy, ước tính giá trị thanh lý mỗi toa xe khoảng 46 triệu đồng.
Mới đây, công ty tiếp tục thông báo lựa chọn đơn vị bán đấu giá tài sản cho lô 134 toa xe các loại với giá khởi điểm là 7,3 tỷ đồng, chưa bao gồm thuế và chi phí vận chuyển, cắt dỡ...
Không chỉ riêng Haraco tích cực thanh lý tài sản, hoán cải và nâng cấp toa xe, mới đây, để đổi mới diện mạo đường sắt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng ngỏ ý muốn vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để thực hiện đầu tư các dự án đầu máy, toa xe mới từ nay đến năm 2020.
Cụ thể, theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị này đặt mục tiêu đến năm 2021 thay toàn bộ toa xe cũ, đóng toa mới. Với số vốn hơn 4.600 tỷ đồng vay từ VDB và vốn đối ứng, Tổng công ty Đường sắt dự kiến sẽ đầu tư 100 đầu máy mới (2.164 tỷ đồng), 150 toa xe khách (1.674,5 tỷ đồng), 300 toa xe vận chuyển container (270 tỷ đồng) và 500 toa xe có tốc độ chạy dưới 60 km/giờ (550 tỷ đồng).
Về lý do đề nghị được vay vốn từ VDB, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt cho biết, nếu vay vốn ngân hàng thương mại sẽ chịu lãi suất cao, thời gian vay vốn ngắn nên hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, trong khi lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ổn định, thời gian vay vốn dài, doanh nghiệp có thể dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm tiền vay.