"EU nên dùng gói cứu trợ thúc tăng trưởng"
Giám đốc IMF khuyến nghị các nước EU sử dụng một phần trong gói cứu trợ 1.000 tỷ USD để thúc đẩy tăng trưởng
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Dominique Strauss-Kahn, vừa đưa ra khuyến nghị các nước Liên minh châu Âu (EU) sử dụng một phần trong gói cứu trợ 1.000 tỷ USD để thúc đẩy tăng trưởng.
"Một phần của số tiền này nên được dùng để thúc đẩy tăng trưởng, bởi không có triển vọng tăng trưởng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), thì các quốc gia châu Âu sẽ khó vượt ra khỏi khủng hoảng”, ông Strauss-Kahn phát biểu tại Brazil.
Theo AFP, số tiền mà lãnh đạo IMF nhắc tới chính là gói cứu trợ 750 tỷ Euro (tương đương 1.000 tỷ USD) do EU và IMF nhất trí đưa ra hồi đầu tháng này, sau khi các thị trường tài chính thế giới chao đảo trước nỗi lo ngập tràn về khủng hoảng nợ Hy Lạp.
Mặc dù, gói tài chính này được coi là một khoản đảm bảo tín dụng dành cho các nước nặng nợ trong Eurozone, nhưng khuyến nghị của ông Strauss-Kahn lại mở rộng hơn phạm vi, bởi ông cho rằng, bên cạnh việc thắt lưng buộc bụng đang được thực thi ở châu Âu, cũng cần phải có những biện pháp củng cố tăng trưởng.
Ông cho rằng, cần thiết phải nâng mức tăng trưởng lên cao hơn, và đó là cách thực tế duy nhất trong trung hạn để giải quyết các vấn đề tài chính.
Lãnh đạo IMF cũng cho hay, ông chưa thấy khả năng USD sẽ bị thay thế vai trò là đồng tiền quốc tế chính trong hệ thống tài chính thế giới. Nhưng theo ông, thế giới cũng có thể cần có những đồng tiền khác từng bước trở nên quan trọng hơn.
Trước đó, trong một phát biểu khác cũng tại Brazil, khi được hỏi về liệu vấn đề Hy Lạp có tạo ra hiệu ứng dây chuyền và đẩy đồng Euro vào hiểm cảnh hay không, Giám đốc IMF khẳng định: “Tôi nghĩ không có mối họa nào với hệ thống đồng Euro”.
Theo ông, kinh tế thế giới đang hồi phục, kể cả khi châu Âu và Mỹ vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009.
“Phần lớn các nền kinh tế châu Á đã thoát khỏi khủng hoảng, nhóm quốc gia Nam Mỹ như Brazil, Chile, Peru đang tăng trưởng rất tốt. Tuy nhiên kinh tế Mỹ chưa hoàn toàn thoát khủng hoảng”, ông nói.
Ông Strauss-Kahn nói thêm, châu Âu đang nổi lên với vấn đề liên kết hệ thống kém và tình hình châu Âu rất đáng lo ngại. Ông cảnh báo khủng hoảng nợ sẽ ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế.
"Một phần của số tiền này nên được dùng để thúc đẩy tăng trưởng, bởi không có triển vọng tăng trưởng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), thì các quốc gia châu Âu sẽ khó vượt ra khỏi khủng hoảng”, ông Strauss-Kahn phát biểu tại Brazil.
Theo AFP, số tiền mà lãnh đạo IMF nhắc tới chính là gói cứu trợ 750 tỷ Euro (tương đương 1.000 tỷ USD) do EU và IMF nhất trí đưa ra hồi đầu tháng này, sau khi các thị trường tài chính thế giới chao đảo trước nỗi lo ngập tràn về khủng hoảng nợ Hy Lạp.
Mặc dù, gói tài chính này được coi là một khoản đảm bảo tín dụng dành cho các nước nặng nợ trong Eurozone, nhưng khuyến nghị của ông Strauss-Kahn lại mở rộng hơn phạm vi, bởi ông cho rằng, bên cạnh việc thắt lưng buộc bụng đang được thực thi ở châu Âu, cũng cần phải có những biện pháp củng cố tăng trưởng.
Ông cho rằng, cần thiết phải nâng mức tăng trưởng lên cao hơn, và đó là cách thực tế duy nhất trong trung hạn để giải quyết các vấn đề tài chính.
Lãnh đạo IMF cũng cho hay, ông chưa thấy khả năng USD sẽ bị thay thế vai trò là đồng tiền quốc tế chính trong hệ thống tài chính thế giới. Nhưng theo ông, thế giới cũng có thể cần có những đồng tiền khác từng bước trở nên quan trọng hơn.
Trước đó, trong một phát biểu khác cũng tại Brazil, khi được hỏi về liệu vấn đề Hy Lạp có tạo ra hiệu ứng dây chuyền và đẩy đồng Euro vào hiểm cảnh hay không, Giám đốc IMF khẳng định: “Tôi nghĩ không có mối họa nào với hệ thống đồng Euro”.
Theo ông, kinh tế thế giới đang hồi phục, kể cả khi châu Âu và Mỹ vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009.
“Phần lớn các nền kinh tế châu Á đã thoát khỏi khủng hoảng, nhóm quốc gia Nam Mỹ như Brazil, Chile, Peru đang tăng trưởng rất tốt. Tuy nhiên kinh tế Mỹ chưa hoàn toàn thoát khủng hoảng”, ông nói.
Ông Strauss-Kahn nói thêm, châu Âu đang nổi lên với vấn đề liên kết hệ thống kém và tình hình châu Âu rất đáng lo ngại. Ông cảnh báo khủng hoảng nợ sẽ ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế.