Euro mất giá, Trung Quốc lo
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, sự lên giá của đồng nội tệ trước Euro sẽ gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu của nước này
Do được neo giá vào đồng USD, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc thời gian gần đây đã tăng giá mạnh so với Euro khi tỷ giá đồng tiền chung châu Âu trượt giảm mạnh so với “bạc xanh”. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, sự lên giá của đồng nội tệ trước Euro sẽ gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu của nước này.
Hãng tin Reuters dẫn phát biểu ngày 17/5 của phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Diêu Kiên cho biết: “Đồng Nhân dân tệ đã tăng giá 14,5% so với Euro trong vòng 4 tháng qua và điều này sẽ làm gia tăng áp lực về chi phí đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc và sẽ có tác động tiêu cực đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang các quốc gia châu Âu”.
Không chỉ tăng giá so với Euro, trong mấy tháng gần đây, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá mạnh so với một rổ tiền tệ gồm đồng tiền của các đối tác thương mại chính của nước này. Theo giới phân tích, sự tăng giá của Nhân dân tệ thời gian qua sẽ hạn chế mức tăng giá của đồng tiền này so với USD trong trường hợp Bắc Kinh thực hiện điều chỉnh tỷ giá.
Tuy nhiên, trong buổi họp báo ngày 17/5, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Diêu Kiên, đã không đề cập gì tới việc đồng Nhân dân tệ lên giá sẽ có ảnh hưởng ra sao tới khả năng Bắc Kinh thực hiện điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Ngày 17/5, đồng Nhân dân tệ đã đạt mức tỷ giá cao nhất so với Euro kể từ cuối năm 2002. Cùng ngày, đồng Euro đã lao xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong vòng 4 năm trở lại đây. Tỷ giá Euro/Nhân dân tệ trong ngày phổ biến ở mức 1 Euro tương đương 8,38 Nhân dân tệ, từ mức 1 Euro đổi được 8,35 Nhân dân tệ đóng cửa cuối tuần trước.
Theo Reuters, với mục tiêu bảo vệ lợi ích của các nhà xuất khẩu trong nước, Bộ Thương mại Trung Quốc là cơ quan trong Chính phủ nước có thái độ phản đối mạnh nhất với các áp lực đòi tăng giá đồng Nhân dân tệ từ phương Tây. Bắc Kinh đã duy trì mức tỷ giá 1 USD đổi được 6,83 Nhân dân tệ suốt từ giữa năm 2008 nhằm tạo sự hỗ trợ cho nền kinh tế trong nước khỏi tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Bất chấp các áp lực đòi tăng tỷ giá của phương Tây, Bắc Kinh duy trì quan điểm rằng chính sách tỷ giá của họ đã đóng góp vào sự ổn định kinh tế toàn cầu và sẽ do Chính phủ Trung Quốc định đoạt. Ngày 17/5, ông Diêu Kiên đã tái khẳng định lập trường này: “Các quốc gia khác không nên chính trị hóa vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ. Đó là chuyện của Trung Quốc. Nâng giá Nhân dân tệ không phải là cách để tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu”.
Thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc được xem là một trong những mất cân đối toàn cầu chính góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Tuy nhiên, trong vòng một năm qua, tình hình đã ít nhiều thay đổi khi nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ mạnh hơn xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ còn các nền kinh tế lớn khác chật vật phục hồi.
Theo ông Diêu Kiên, thặng dư thương mại của Trung Quốc sẽ giảm mạnh trong năm 2010 này. “Điều này phản ánh sự cân bằng hơn trong cán cân thanh toán quốc tế”, ông Diêu Kiên nói.
Năm ngoái, Trung Quốc đạt mức thặng dư thương mại 196,1 tỷ USD. Giới quan sát dự báo, thặng dư thương mại của nước này sẽ ở mức khoảng 100 tỷ USD trong năm nay, xét tới sự suy giảm thặng dư trong những tháng đầu năm, đặc biệt là thâm hụt trong tháng 3.
Hãng tin Reuters dẫn phát biểu ngày 17/5 của phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Diêu Kiên cho biết: “Đồng Nhân dân tệ đã tăng giá 14,5% so với Euro trong vòng 4 tháng qua và điều này sẽ làm gia tăng áp lực về chi phí đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc và sẽ có tác động tiêu cực đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang các quốc gia châu Âu”.
Không chỉ tăng giá so với Euro, trong mấy tháng gần đây, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá mạnh so với một rổ tiền tệ gồm đồng tiền của các đối tác thương mại chính của nước này. Theo giới phân tích, sự tăng giá của Nhân dân tệ thời gian qua sẽ hạn chế mức tăng giá của đồng tiền này so với USD trong trường hợp Bắc Kinh thực hiện điều chỉnh tỷ giá.
Tuy nhiên, trong buổi họp báo ngày 17/5, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Diêu Kiên, đã không đề cập gì tới việc đồng Nhân dân tệ lên giá sẽ có ảnh hưởng ra sao tới khả năng Bắc Kinh thực hiện điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Ngày 17/5, đồng Nhân dân tệ đã đạt mức tỷ giá cao nhất so với Euro kể từ cuối năm 2002. Cùng ngày, đồng Euro đã lao xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong vòng 4 năm trở lại đây. Tỷ giá Euro/Nhân dân tệ trong ngày phổ biến ở mức 1 Euro tương đương 8,38 Nhân dân tệ, từ mức 1 Euro đổi được 8,35 Nhân dân tệ đóng cửa cuối tuần trước.
Theo Reuters, với mục tiêu bảo vệ lợi ích của các nhà xuất khẩu trong nước, Bộ Thương mại Trung Quốc là cơ quan trong Chính phủ nước có thái độ phản đối mạnh nhất với các áp lực đòi tăng giá đồng Nhân dân tệ từ phương Tây. Bắc Kinh đã duy trì mức tỷ giá 1 USD đổi được 6,83 Nhân dân tệ suốt từ giữa năm 2008 nhằm tạo sự hỗ trợ cho nền kinh tế trong nước khỏi tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Bất chấp các áp lực đòi tăng tỷ giá của phương Tây, Bắc Kinh duy trì quan điểm rằng chính sách tỷ giá của họ đã đóng góp vào sự ổn định kinh tế toàn cầu và sẽ do Chính phủ Trung Quốc định đoạt. Ngày 17/5, ông Diêu Kiên đã tái khẳng định lập trường này: “Các quốc gia khác không nên chính trị hóa vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ. Đó là chuyện của Trung Quốc. Nâng giá Nhân dân tệ không phải là cách để tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu”.
Thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc được xem là một trong những mất cân đối toàn cầu chính góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Tuy nhiên, trong vòng một năm qua, tình hình đã ít nhiều thay đổi khi nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ mạnh hơn xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ còn các nền kinh tế lớn khác chật vật phục hồi.
Theo ông Diêu Kiên, thặng dư thương mại của Trung Quốc sẽ giảm mạnh trong năm 2010 này. “Điều này phản ánh sự cân bằng hơn trong cán cân thanh toán quốc tế”, ông Diêu Kiên nói.
Năm ngoái, Trung Quốc đạt mức thặng dư thương mại 196,1 tỷ USD. Giới quan sát dự báo, thặng dư thương mại của nước này sẽ ở mức khoảng 100 tỷ USD trong năm nay, xét tới sự suy giảm thặng dư trong những tháng đầu năm, đặc biệt là thâm hụt trong tháng 3.