FAO: Chỉ số giá lương thực giảm nhẹ
FAO cho biết, chỉ số giá lương thực thế giới tháng 4/2008 là 216,7 so với mức 217 trong tháng 3
Theo AP ngày 22/5, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, chỉ số giá lương thực thế giới tháng 4/2008 là 216,7 so với mức 217 trong tháng 3.
Tháng 4/2007, chỉ số này ở mức 141,7. FAO cho rằng chỉ số này có tín hiệu lạc quan, nhưng cũng phải cẩn trọng. Nhiều phân tích cảnh báo rằng các nhân tố khiến giá lương thực tăng vẫn còn đó.
Chỉ số giá lương thực là số trung bình của các loại chỉ số giá thịt, bơ sữa, ngũ cốc, dầu ăn, chất béo, đường, với trọng số dựa trên thị phần xuất khẩu trong giai đoạn 1998-2000. Nó được các chuyên gia của FAO tính toán dựa trên 55 mặt hàng.
FAO cho hay, từ những ngày đầu của tháng 5/2008, tình hình lương thực đã có những tín hiệu khả quan, rõ thấy nhất là triển vọng sản lượng lúa mỳ sẽ tăng cao hơn năm ngoái.
Tuy nhiên, theo Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Ernst &Young, hiện không nhìn thấy sự lắng dịu của giá lương thực trên thế giới. Sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta vội lạc quan với con số này chỉ trong một tháng.
Ernst &Young lưu ý tới các yếu tố như dân số tăng nhanh hơn sản lượng lương thực, mức độ giầu có khiến nhu cầu tiêu dùng thịt tăng lên và việc dùng lương thực làm nhiên liệu sinh học.
Tháng 4/2007, chỉ số này ở mức 141,7. FAO cho rằng chỉ số này có tín hiệu lạc quan, nhưng cũng phải cẩn trọng. Nhiều phân tích cảnh báo rằng các nhân tố khiến giá lương thực tăng vẫn còn đó.
Chỉ số giá lương thực là số trung bình của các loại chỉ số giá thịt, bơ sữa, ngũ cốc, dầu ăn, chất béo, đường, với trọng số dựa trên thị phần xuất khẩu trong giai đoạn 1998-2000. Nó được các chuyên gia của FAO tính toán dựa trên 55 mặt hàng.
FAO cho hay, từ những ngày đầu của tháng 5/2008, tình hình lương thực đã có những tín hiệu khả quan, rõ thấy nhất là triển vọng sản lượng lúa mỳ sẽ tăng cao hơn năm ngoái.
Tuy nhiên, theo Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Ernst &Young, hiện không nhìn thấy sự lắng dịu của giá lương thực trên thế giới. Sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta vội lạc quan với con số này chỉ trong một tháng.
Ernst &Young lưu ý tới các yếu tố như dân số tăng nhanh hơn sản lượng lương thực, mức độ giầu có khiến nhu cầu tiêu dùng thịt tăng lên và việc dùng lương thực làm nhiên liệu sinh học.