FAO lo ngại giá lương thực tăng cao
Giá lương thực, vốn đã tăng trong năm 2006, sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn trong năm nay và năm 2008
Giá lương thực, vốn đã tăng trong năm 2006, sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn trong năm nay và năm 2008. Theo đó kéo theo giá các loại thực phẩm chăn nuôi và sữa đều tăng. Cùng với chi phí vận tải tăng mạnh, các nước sẽ phải chi phí nhiều hơn cho việc nhập khẩu lương thực.
Đó là những dự báo tại Báo cáo "Triển vọng lương thực" mà Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) vừa công bố. Báo cáo cho biết, sản lượng lương thực của các nước xuất khẩu năm nay đạt thấp.
Giá các loại ngũ cốc đều tăng
FAO nhấn mạnh năm nay và các năm tới, nguồn cung của hầu hết các loại lương thực đều thấp hơn so với những năm gần đây, trong khi nhu cầu lương thực, cả cho tiêu dùng lẫn sản xuất công nghiệp đều tăng. Do sản lượng lương thực của năm nay chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của thế giới nên dự trữ lương thực sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp từ đầu vụ.
Giá lúa mỳ có thể sẽ giảm trong năm 2008 nhờ việc tăng diện tích canh tác trên toàn thế giới. Do nhu cầu nhiên liệu sinh học tăng nên giá ngô đã bắt đầu tăng trở lại trên thị trường thế giới sau vài tháng giảm giá đáng kể. Vào thời điểm tháng 9 vừa qua, giá ngô đã cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 30%.
Tuy nhiên, FAO cho biết, diện tích trồng ngô đang tăng nên giá ngô có thể sẽ giảm chút ít trong năm 2008. Ngoài ra, giá của hầu hết các loại ngũ cốc khác đều đang tiếp tục tăng lên. Năm 2007, sản lượng lương thực toàn cầu dự báo tăng 4,3%, đạt mức kỷ lục 2,82 tỷ tấn.
Sản lượng lúa mỳ tăng đáng kể do có sự phục hồi sản xuất của một số nước xuất khẩu lúa mỳ chủ yếu, tăng 4,8% đạt 626 triệu tấn. Sản lượng thóc gạo có thể đạt 423 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với năm 2006. Sản lượng các loại ngũ cốc phụ (trừ lúa mỳ và thóc gạo) tăng 5,6%, đạt 1,033 tỷ tấn.
Sản lượng ngô tăng mạnh nhất trong năm nay do mùa ngô bội thu ở các nước Nam Mỹ. Tại nhiều khu vực khác như Viễn Đông, Cận Đông... sản lượng lúa mỳ và lúa gạo là khả quan. Mexico và một số nước ở Trung Mỹ và vùng Caribe cũng bội thu mùa lúa mỳ.
Ở miền đông châu Phi, sản lượng lúa mỳ tăng, tình hình cung cấp lương thực được cải thiện. Tuy nhiên tại khu vực này, hàng triệu người vẫn phải sống phụ thuộc vào viện trợ lương thực.
Cảnh báo nguy cơ thiếu lương thực
Theo báo cáo của FAO tại kỳ họp lần thứ 33 về an ninh lương thực thế giới ở Italia vừa qua, hiện thế giới có 34 quốc gia đang phải đối mặt các vấn đề khẩn cấp về lương thực. 26 trong số 34 nước này ở châu Phi, còn lại ở châu Á và các vùng khác, do thời tiết tác động đến sản xuất lương thực.
Từ đầu năm đến nay, giá lương thực đã tăng vọt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với tốc độ tăng phi mã của giá dầu, việc tăng giá tiêu dùng, mà đứng đầu là nhóm hàng lương thực, đã trở thành thủ phạm gia tăng lạm phát ở các nước đang phát triển.
Báo China Daily cho biết, sản lượng lương thực Trung Quốc tăng 2,8% trong năm qua, nhưng Trung Quốc vẫn luôn phải đối phó với tình trạng thiếu lương thực. Chính phủ Trung Quốc cho biết, nước này sẽ thiếu 4,8 triệu tấn lương thực năm 2010, tương đương 9% nhu cầu tiêu thụ lương thực trong nước. Những năm tới, Trung Quốc phải nhập khẩu số lượng lớn lương thực mới có thể đáp ứng nhu cầu trong nước.
Nước đông dân thứ 2 thế giới là Ấn Độ, có thể sẽ trở thành nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ Sharad Pawar cho biết, khả năng tự cung cấp lương thực của nước này là hơn 211,3 triệu tấn. Với dân số hơn một tỷ người, đến năm 2011, Ấn Độ cần tới 254,9 triệu tấn lương thực, thiếu hụt khoảng 20 triệu tấn so với khả năng sản xuất trong nước.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thiếu lương thực là do trái đất ấm lên gây bão lũ và hạn hán kéo dài, nguồn nước ngọt khan hiếm, khiến sản xuất lương thực khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như: nội chiến, trình độ canh tác lạc hậu và việc đẩy mạnh đô thị hoá ở nhiều nước đang phát triển cũng làm hạn chế năng suất và thu hẹp diện tích canh tác.
Tình trạng khan hiếm lương thực và giá lương thực tăng cao còn do sự bùng nổ sản xuất ethanol tại Brazil, Mỹ và một số nước trên thế giới. Brazil là nước sản xuất và xuất khẩu ethanol hàng đầu thế giới; mỗi năm sản xuất 18 tỷ lít (4 tỷ gallon) ethanol.
Đó là những dự báo tại Báo cáo "Triển vọng lương thực" mà Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) vừa công bố. Báo cáo cho biết, sản lượng lương thực của các nước xuất khẩu năm nay đạt thấp.
Giá các loại ngũ cốc đều tăng
FAO nhấn mạnh năm nay và các năm tới, nguồn cung của hầu hết các loại lương thực đều thấp hơn so với những năm gần đây, trong khi nhu cầu lương thực, cả cho tiêu dùng lẫn sản xuất công nghiệp đều tăng. Do sản lượng lương thực của năm nay chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của thế giới nên dự trữ lương thực sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp từ đầu vụ.
Giá lúa mỳ có thể sẽ giảm trong năm 2008 nhờ việc tăng diện tích canh tác trên toàn thế giới. Do nhu cầu nhiên liệu sinh học tăng nên giá ngô đã bắt đầu tăng trở lại trên thị trường thế giới sau vài tháng giảm giá đáng kể. Vào thời điểm tháng 9 vừa qua, giá ngô đã cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 30%.
Tuy nhiên, FAO cho biết, diện tích trồng ngô đang tăng nên giá ngô có thể sẽ giảm chút ít trong năm 2008. Ngoài ra, giá của hầu hết các loại ngũ cốc khác đều đang tiếp tục tăng lên. Năm 2007, sản lượng lương thực toàn cầu dự báo tăng 4,3%, đạt mức kỷ lục 2,82 tỷ tấn.
Sản lượng lúa mỳ tăng đáng kể do có sự phục hồi sản xuất của một số nước xuất khẩu lúa mỳ chủ yếu, tăng 4,8% đạt 626 triệu tấn. Sản lượng thóc gạo có thể đạt 423 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với năm 2006. Sản lượng các loại ngũ cốc phụ (trừ lúa mỳ và thóc gạo) tăng 5,6%, đạt 1,033 tỷ tấn.
Sản lượng ngô tăng mạnh nhất trong năm nay do mùa ngô bội thu ở các nước Nam Mỹ. Tại nhiều khu vực khác như Viễn Đông, Cận Đông... sản lượng lúa mỳ và lúa gạo là khả quan. Mexico và một số nước ở Trung Mỹ và vùng Caribe cũng bội thu mùa lúa mỳ.
Ở miền đông châu Phi, sản lượng lúa mỳ tăng, tình hình cung cấp lương thực được cải thiện. Tuy nhiên tại khu vực này, hàng triệu người vẫn phải sống phụ thuộc vào viện trợ lương thực.
Cảnh báo nguy cơ thiếu lương thực
Theo báo cáo của FAO tại kỳ họp lần thứ 33 về an ninh lương thực thế giới ở Italia vừa qua, hiện thế giới có 34 quốc gia đang phải đối mặt các vấn đề khẩn cấp về lương thực. 26 trong số 34 nước này ở châu Phi, còn lại ở châu Á và các vùng khác, do thời tiết tác động đến sản xuất lương thực.
Từ đầu năm đến nay, giá lương thực đã tăng vọt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với tốc độ tăng phi mã của giá dầu, việc tăng giá tiêu dùng, mà đứng đầu là nhóm hàng lương thực, đã trở thành thủ phạm gia tăng lạm phát ở các nước đang phát triển.
Báo China Daily cho biết, sản lượng lương thực Trung Quốc tăng 2,8% trong năm qua, nhưng Trung Quốc vẫn luôn phải đối phó với tình trạng thiếu lương thực. Chính phủ Trung Quốc cho biết, nước này sẽ thiếu 4,8 triệu tấn lương thực năm 2010, tương đương 9% nhu cầu tiêu thụ lương thực trong nước. Những năm tới, Trung Quốc phải nhập khẩu số lượng lớn lương thực mới có thể đáp ứng nhu cầu trong nước.
Nước đông dân thứ 2 thế giới là Ấn Độ, có thể sẽ trở thành nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ Sharad Pawar cho biết, khả năng tự cung cấp lương thực của nước này là hơn 211,3 triệu tấn. Với dân số hơn một tỷ người, đến năm 2011, Ấn Độ cần tới 254,9 triệu tấn lương thực, thiếu hụt khoảng 20 triệu tấn so với khả năng sản xuất trong nước.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thiếu lương thực là do trái đất ấm lên gây bão lũ và hạn hán kéo dài, nguồn nước ngọt khan hiếm, khiến sản xuất lương thực khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như: nội chiến, trình độ canh tác lạc hậu và việc đẩy mạnh đô thị hoá ở nhiều nước đang phát triển cũng làm hạn chế năng suất và thu hẹp diện tích canh tác.
Tình trạng khan hiếm lương thực và giá lương thực tăng cao còn do sự bùng nổ sản xuất ethanol tại Brazil, Mỹ và một số nước trên thế giới. Brazil là nước sản xuất và xuất khẩu ethanol hàng đầu thế giới; mỗi năm sản xuất 18 tỷ lít (4 tỷ gallon) ethanol.