FED không ngăn được đà suy thoái kinh tế Mỹ
Giới phân tích nhận định kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục suy thoái trong quý cuối năm nay và trong năm 2008
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa cắt giảm 0,25% lãi suất các khoản cho vay ngắn hạn nhằm chặn nguy cơ rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục suy thoái trong quý cuối năm nay và trong năm 2008.
Ngày 31/10, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã nhất trí cắt giảm 0,25% lãi suất các khoản cho vay ngắn hạn giữa các ngân hàng thương mại, từ 4,75% xuống 4,5%. Đây được xem là tín hiệu cho thấy FED từ nay tới cuối năm nhiều khả năng sẽ không cắt giảm thêm lãi suất nữa.
Thị trường chứng khoán trồi sụt bất thường
Trong thông báo kết thúc cuộc họp, FED giải thích rằng quyết định cắt giảm 0,25% lãi suất dựa trên cơ sở nguy cơ lạm phát của Mỹ ở thời điểm hiện nay ngang bằng với nguy cơ kinh tế rơi vào suy thoái. Các chuyên gia cho biết quyết định của FED là hết sức cần thiết vì nó giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong giao dịch vay mượn. Lãi suất Liên bang hạ cũng có lợi cho người tiêu dùng vì lãi suất đối với thẻ tín dụng và các khoản cho vay để người tiêu dùng mua ô tô sẽ giảm theo.
Ngay sau quyết định của FED, tại thị trường chứng khoán Mỹ, giá các cổ phiếu đồng loạt tăng. Giá cổ phiếu công nghiệp Dow Jones đến cuối ngày 31/10 tăng 108,60 điểm (0,79%), lên 13.901,07 điểm, sau hơn một tuần lên xuống thất thường. Chỉ số tổng hợp Nasdaq tăng mạnh hơn tới 1,05% (29,65 điểm). Tuy nhiên, đồng USD càng mất giá thảm hại với việc đồng Euro lên tới mức kỷ lục mới, 1 Euro đổi được 1,45 USD.
Quyết định của FED được đưa ra đúng ngày Bộ Thương mại Mỹ thông báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 3/2007 dự kiến đạt cao hơn mong đợi, có thể lên tới 3,9% so với mức dự kiến 3,0% của các chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo vẫn còn nhiều mối đe dọa đối với hoạt động kinh tế của quý 4/2007 cũng như mùa mua sắm lễ hội sắp tới, trong bối cảnh giá nhà đang giảm ở mức gần 7%/năm, còn giá trị các ngôi nhà có sẵn giảm 1,4 nghìn tỉ USD/năm.
Theo giới phân tích, mức tăng trưởng mạnh quý 3 của Mỹ có thể là "tia nắng" cuối cùng trên bức tranh kinh tế của nước Mỹ, trước khi những tác động sâu rộng của cuộc khủng hoảng thị trường nhà ở và các điều kiện tín dụng "thắt lưng buộc bụng" thực sự phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng. Ngày 1/11, thị trường chứng khoán Mỹ đã chao đảo mạnh khi giá các loại cổ phiếu chủ lực mất giá trung bình tới hơn 2,5%. Chỉ số Dow Jones trong ngày 1/11 giảm tới 362,14 điểm (2,6%), dừng ở mức 13.567,87 điểm. Chỉ số tổng hợp Nasdaq giảm 64,29 điểm (2,25%), xuống 2.794,83 điểm .
Theo giới phân tích, có ba nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chứng khoán bán đổ bán tháo cổ phiếu, đó là giá dầu thô tăng mạnh, mức chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ chững lại trong tháng 9 và tình hình nhà đất ở Mỹ ngày càng tệ hại.
Triển vọng kinh tế ảm đạm
Giới phân tích cho rằng những "rào cản" đối với triển vọng GDP trong quý IV/2007 bao gồm: doanh thu từ thị trường nhà ở và vật liệu xây dựng liên tục giảm; chỉ số tiêu dùng ở mức thấp; tốc độ tăng trưởng của thị trường việc làm vẫn hết sức chậm chạp. Theo thống kê của công ty chuyên theo dõi kinh doanh bất động sản "RealtyTrac Inc.", trong quý3/2007, số lượng nhà trong diện bị tịch thu hoặc đe dọa bị tịch thu gán nợ tăng vọt gấp hơn hai lần so với cùng kỳ năm 2006.
Do vậy, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong cả năm 2008 có nguy cơ sẽ còn thấp hơn cả mức khoảng 2,5-3% theo như dự báo của FED hồi tháng 7. Trong khi đó, FED tiếp tục áp dụng các biện pháp nhằm cân bằng những rủi ro đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế vì lo sợ rằng lạm phát có thể gia tăng giữa lúc giá năng lượng tăng và đồng USD trượt giá.
Một điểm đáng chú ý là mặc dù trong vài ngày qua, giá dầu thô trên thế giới đã có lúc tăng lên hơn 96 USD/thùng, tuy nhiên, phần lớn các nhà phân tích Mỹ cho rằng điều này không ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế Mỹ.
Một cuộc khảo sát do tờ "Nước Mỹ ngày nay" tiến hành đối với 53 nhà kinh tế Mỹ, 88% trong số này tỏ ra không lo ngại về ảnh hưởng của giá dầu đối với nền kinh tế. Giám đốc Viện cạnh tranh kinh tế của Đại học Tổng hợp miền Trung Florida cho rằng, giá dầu thô lên cao có thể buộc người tiêu dùng giảm chi tiêu đối với các loại hàng hóa không thuộc ngành năng lượng, nhưng đa phần họ vẫn chi tiêu, do vậy không ảnh hưởng nhiều tới tốc độ phát triển kinh tế.
Ngày 31/10, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã nhất trí cắt giảm 0,25% lãi suất các khoản cho vay ngắn hạn giữa các ngân hàng thương mại, từ 4,75% xuống 4,5%. Đây được xem là tín hiệu cho thấy FED từ nay tới cuối năm nhiều khả năng sẽ không cắt giảm thêm lãi suất nữa.
Thị trường chứng khoán trồi sụt bất thường
Trong thông báo kết thúc cuộc họp, FED giải thích rằng quyết định cắt giảm 0,25% lãi suất dựa trên cơ sở nguy cơ lạm phát của Mỹ ở thời điểm hiện nay ngang bằng với nguy cơ kinh tế rơi vào suy thoái. Các chuyên gia cho biết quyết định của FED là hết sức cần thiết vì nó giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong giao dịch vay mượn. Lãi suất Liên bang hạ cũng có lợi cho người tiêu dùng vì lãi suất đối với thẻ tín dụng và các khoản cho vay để người tiêu dùng mua ô tô sẽ giảm theo.
Ngay sau quyết định của FED, tại thị trường chứng khoán Mỹ, giá các cổ phiếu đồng loạt tăng. Giá cổ phiếu công nghiệp Dow Jones đến cuối ngày 31/10 tăng 108,60 điểm (0,79%), lên 13.901,07 điểm, sau hơn một tuần lên xuống thất thường. Chỉ số tổng hợp Nasdaq tăng mạnh hơn tới 1,05% (29,65 điểm). Tuy nhiên, đồng USD càng mất giá thảm hại với việc đồng Euro lên tới mức kỷ lục mới, 1 Euro đổi được 1,45 USD.
Quyết định của FED được đưa ra đúng ngày Bộ Thương mại Mỹ thông báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 3/2007 dự kiến đạt cao hơn mong đợi, có thể lên tới 3,9% so với mức dự kiến 3,0% của các chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo vẫn còn nhiều mối đe dọa đối với hoạt động kinh tế của quý 4/2007 cũng như mùa mua sắm lễ hội sắp tới, trong bối cảnh giá nhà đang giảm ở mức gần 7%/năm, còn giá trị các ngôi nhà có sẵn giảm 1,4 nghìn tỉ USD/năm.
Theo giới phân tích, mức tăng trưởng mạnh quý 3 của Mỹ có thể là "tia nắng" cuối cùng trên bức tranh kinh tế của nước Mỹ, trước khi những tác động sâu rộng của cuộc khủng hoảng thị trường nhà ở và các điều kiện tín dụng "thắt lưng buộc bụng" thực sự phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng. Ngày 1/11, thị trường chứng khoán Mỹ đã chao đảo mạnh khi giá các loại cổ phiếu chủ lực mất giá trung bình tới hơn 2,5%. Chỉ số Dow Jones trong ngày 1/11 giảm tới 362,14 điểm (2,6%), dừng ở mức 13.567,87 điểm. Chỉ số tổng hợp Nasdaq giảm 64,29 điểm (2,25%), xuống 2.794,83 điểm .
Theo giới phân tích, có ba nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chứng khoán bán đổ bán tháo cổ phiếu, đó là giá dầu thô tăng mạnh, mức chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ chững lại trong tháng 9 và tình hình nhà đất ở Mỹ ngày càng tệ hại.
Triển vọng kinh tế ảm đạm
Giới phân tích cho rằng những "rào cản" đối với triển vọng GDP trong quý IV/2007 bao gồm: doanh thu từ thị trường nhà ở và vật liệu xây dựng liên tục giảm; chỉ số tiêu dùng ở mức thấp; tốc độ tăng trưởng của thị trường việc làm vẫn hết sức chậm chạp. Theo thống kê của công ty chuyên theo dõi kinh doanh bất động sản "RealtyTrac Inc.", trong quý3/2007, số lượng nhà trong diện bị tịch thu hoặc đe dọa bị tịch thu gán nợ tăng vọt gấp hơn hai lần so với cùng kỳ năm 2006.
Do vậy, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong cả năm 2008 có nguy cơ sẽ còn thấp hơn cả mức khoảng 2,5-3% theo như dự báo của FED hồi tháng 7. Trong khi đó, FED tiếp tục áp dụng các biện pháp nhằm cân bằng những rủi ro đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế vì lo sợ rằng lạm phát có thể gia tăng giữa lúc giá năng lượng tăng và đồng USD trượt giá.
Một điểm đáng chú ý là mặc dù trong vài ngày qua, giá dầu thô trên thế giới đã có lúc tăng lên hơn 96 USD/thùng, tuy nhiên, phần lớn các nhà phân tích Mỹ cho rằng điều này không ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế Mỹ.
Một cuộc khảo sát do tờ "Nước Mỹ ngày nay" tiến hành đối với 53 nhà kinh tế Mỹ, 88% trong số này tỏ ra không lo ngại về ảnh hưởng của giá dầu đối với nền kinh tế. Giám đốc Viện cạnh tranh kinh tế của Đại học Tổng hợp miền Trung Florida cho rằng, giá dầu thô lên cao có thể buộc người tiêu dùng giảm chi tiêu đối với các loại hàng hóa không thuộc ngành năng lượng, nhưng đa phần họ vẫn chi tiêu, do vậy không ảnh hưởng nhiều tới tốc độ phát triển kinh tế.