Gạo Thái Lan giảm giá mạnh, gạo Việt Nam vững giá
Giá gạo Thái Lan đã giảm 3% trong tuần này do cung vượt cầu, trong khi gạo Việt Nam giữ giá nhờ kế hoạch mua tạm trữ của Chính phủ
Giá gạo Thái Lan đã giảm 3% trong tuần này do cung vượt cầu, trong khi gạo Việt Nam giữ giá nhờ kế hoạch mua tạm trữ của Chính phủ.
Tuy nhiên, giá gạo Thái Lan vẫn đang cao hơn nhiều so với gạo của Việt Nam và Ấn Độ. Ngoài ra, giá gạo Thái cũng đang được hỗ trợ bởi những kỳ vọng về việc chương trình can thiệp thị trường của Bangkok sẽ được tái khởi động khi Thái Lan bước vào thu hoạch vụ lúa chính của năm thường bắt đầu vào tháng 10.
Tính đến hôm qua (18/7), giá xuất khẩu loại gạo trắng 100% của Thái Lan với mã hiệu RI-THWHB-P1 còn 580 USD/tấn, thấp hơn 3% so với mức 600 USD/tấn cách đây 1 tuần. Giá gạo trắng loại 100% vỡ của nước này giảm còn 570 USD/tấn từ mức 590 USD/tấn trước đó.
“Chương trình can thiệp của Chính phủ kết thúc khi vẫn còn một lượng lớn gạo trái vụ trên thị trường”, một thương nhân ở Bangkok cho biết. Chương trình mua gạo tạm trữ của Chính phủ Thái đã kết thúc vào ngày 30/6 vừa qua. Hiện kho tạm trữ gạo của Thái Lan tương đương khoảng 8 triệu tấn gạo nhưng rất khó tìm khách mua.
Theo giới thương nhân, dù đã giảm giá mạnh, gạo Thái Lan vẫn sẽ khó bán do giá còn chưa đủ sức cạnh tranh. Giá gạo loại 5% tấm của Việt Nam và Ấn Độ hiện chỉ vào khoảng 410-430 USD/tấn.
Thái Lan hiện đang đối mặt nguy cơ để tuột mất ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm nay do khối lượng xuất khẩu sụt giảm vì chương trình mua gạo tạm trữ của Chính phủ nước này. Từ đầu năm đến nay, Thái Lan mới xuất khẩu được 3,6 triệu tấn gạo, giảm 46% so với mức 6,7 triệu tấn cùng kỳ năm trước.
Trong khi giá gạo Thái Lan giảm thì giá gạo Việt Nam hầu như chưa có thay đổi gì so với tuần trước. Theo giới thương nhân, gạo Việt Nam giữ giá trong bối cảnh nhu cầu thị trường quốc tế yếu và nguồn cung trong nước tăng là nhờ chương trình mua gạo tạm trữ của Chính phủ.
Tuy nhiên, các thương nhân cũng cho rằng, chương trình này sẽ chỉ có ảnh hưởng nhỏ tới giá gạo
“Giá thu mua lúa để làm gạo xuất khẩu đã ngừng giảm nhưng cũng không tăng”, một nhà xuất khẩu gạo ở An Giang cho biết.
Hiện các khách hàng nhập gạo chủ chốt như Philippines và Indonesia đều vắng bóng trên thị trường.
Tính đến hôm qua (18/4), giá gạo xuất khẩu loại 25% tấm của Việt Nam, FOB cảng Sài Gòn là 370-380 USD/tấn, so với mức 375-380 USD/tấn vào thứ Tư tuần trước. Giá gạo loại 5% tấm không đổi ở mức 410-415 USD/tấn.
Tuy nhiên, giá gạo Thái Lan vẫn đang cao hơn nhiều so với gạo của Việt Nam và Ấn Độ. Ngoài ra, giá gạo Thái cũng đang được hỗ trợ bởi những kỳ vọng về việc chương trình can thiệp thị trường của Bangkok sẽ được tái khởi động khi Thái Lan bước vào thu hoạch vụ lúa chính của năm thường bắt đầu vào tháng 10.
Tính đến hôm qua (18/7), giá xuất khẩu loại gạo trắng 100% của Thái Lan với mã hiệu RI-THWHB-P1 còn 580 USD/tấn, thấp hơn 3% so với mức 600 USD/tấn cách đây 1 tuần. Giá gạo trắng loại 100% vỡ của nước này giảm còn 570 USD/tấn từ mức 590 USD/tấn trước đó.
“Chương trình can thiệp của Chính phủ kết thúc khi vẫn còn một lượng lớn gạo trái vụ trên thị trường”, một thương nhân ở Bangkok cho biết. Chương trình mua gạo tạm trữ của Chính phủ Thái đã kết thúc vào ngày 30/6 vừa qua. Hiện kho tạm trữ gạo của Thái Lan tương đương khoảng 8 triệu tấn gạo nhưng rất khó tìm khách mua.
Theo giới thương nhân, dù đã giảm giá mạnh, gạo Thái Lan vẫn sẽ khó bán do giá còn chưa đủ sức cạnh tranh. Giá gạo loại 5% tấm của Việt Nam và Ấn Độ hiện chỉ vào khoảng 410-430 USD/tấn.
Thái Lan hiện đang đối mặt nguy cơ để tuột mất ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm nay do khối lượng xuất khẩu sụt giảm vì chương trình mua gạo tạm trữ của Chính phủ nước này. Từ đầu năm đến nay, Thái Lan mới xuất khẩu được 3,6 triệu tấn gạo, giảm 46% so với mức 6,7 triệu tấn cùng kỳ năm trước.
Trong khi giá gạo Thái Lan giảm thì giá gạo Việt Nam hầu như chưa có thay đổi gì so với tuần trước. Theo giới thương nhân, gạo Việt Nam giữ giá trong bối cảnh nhu cầu thị trường quốc tế yếu và nguồn cung trong nước tăng là nhờ chương trình mua gạo tạm trữ của Chính phủ.
Tuy nhiên, các thương nhân cũng cho rằng, chương trình này sẽ chỉ có ảnh hưởng nhỏ tới giá gạo
“Giá thu mua lúa để làm gạo xuất khẩu đã ngừng giảm nhưng cũng không tăng”, một nhà xuất khẩu gạo ở An Giang cho biết.
Hiện các khách hàng nhập gạo chủ chốt như Philippines và Indonesia đều vắng bóng trên thị trường.
Tính đến hôm qua (18/4), giá gạo xuất khẩu loại 25% tấm của Việt Nam, FOB cảng Sài Gòn là 370-380 USD/tấn, so với mức 375-380 USD/tấn vào thứ Tư tuần trước. Giá gạo loại 5% tấm không đổi ở mức 410-415 USD/tấn.