Gặp “lao động xuất khẩu” về nước thành CEO
VnEconomy trò chuyện với một trong những lao động trở thành CEO sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về
Sau khi có thông tin người lao động trở thành giám đốc điều hành (CEO) sau khi tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật trở về, nhiều ý kiến cho rằng đây là câu chuyện khó tin.
Bởi, hầu hết những tu nghiệp sinh Việt Nam cũng như các nước khác sang Nhật đều làm công nhân đứng máy, rất ít ai được làm việc trong các bộ phận mang tính chất quản lý như khối kinh doanh, nhân sự. Làm việc như một công nhân trong 3 năm sau đó trở về Việt Nam làm CEO thì họ lấy đâu ra kiến thức để điều hành?
VnEconomy đã gặp một trong những nhân vật CEO đặc biệt đó, anh Đỗ Phương Huy, sinh năm 1986 tại Bến Tre. Hiện, anh Huy là Giám đốc Công ty TNHH Viptop Việt Nam, có trụ sở tại khu công nghiệp Long Định, Long Cang, tỉnh Long An. Đây là một chi nhánh của công ty Kabushiki-kaisha Viptop Nhật Bản, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo nhựa.
Anh đến với chương trình thực tập sinh Nhật Bản như thế nào?
Mùa hè năm 2007, lúc ấy tôi là sinh viên năm thứ hai của Đại học Giao thông Vận tải Tp.HCM, ngành công nghệ thông tin. Lúc đó, hoàn gia đình quá khó khăn, một gia đình nông dân để nuôi được một sinh viên đại học là cực kỳ vất vả.
Về quê nghỉ hè, tôi tình cờ biết được một chương trình đưa lao động Việt Nam sang thực tập sinh ở Nhật Bản không mất phí của Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan), kết hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam. Tôi đã đăng ký dự tuyển với suy nghĩ, để lập nghiệp không chỉ có một con đường duy nhất là học đại học.
Công việc của anh có vẻ thuận lợi từ khi bắt đầu tuyển dụng cho đến khi hoàn thành khóa vừa học vừa làm tại Nhật Bản và trở về nước?
Hồi mới sang Nhật tôi cũng bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn, khi trước mắt mình là Nhật Bản quá hiện đại, quá phát triển mà ngôn ngữ của mình lại như một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ, bập bẹ, chưa hoàn thiện.
Tuy nhiên, bấy giờ tôi nghĩ, mình đang bắt đầu, đây sẽ là một ngôi trường mới với nhiều thứ rất đáng học hỏi.
Để khắc phục điểm yếu của mình là trình độ tiếng Nhật, ngoài giờ thực tập, làm việc ở công ty, tôi tìm đến những trung tâm từ thiện day tiếng Nhật miễn phí. Điều khiến tôi vô cùng cảm động là sự nhiệt tình và tốt bụng của thầy giáo ở các trung tâm này. Từ đó, tôi bắt đầu hiểu hơn về văn hóa, con người Nhật Bản và tôi thấy mình may mắn.
Và may mắn nhất là sau khi hết hạn hợp đồng về nước, anh được doanh nghiệp Nhật giao cho vị trí giám đốc điều hành chi nhánh của họ tại Long An?
Cũng có thể, bởi thực tế không có nhiều người được như vậy.
Theo tôi được biết thì doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam rất “chuộng” lao động là thực tập sinh ở Nhật trở về, nhưng phần lớn họ làm trưởng một bộ phận nào đấy về kỹ thuật.
Có thể do tôi may mắn vì doanh nghiệp mà tôi thực tập và làm việc 3 năm tại Nhật có quyết định đầu tư ở Việt Nam nên họ đã chọn tôi.
Nhiều người cho rằng, những tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật đều làm công nhân, đứng máy, rất ít ai được làm việc trong các bộ phận mang tính chất quản lý như khối kinh doanh, nhân sự hay hành chính tổ chức. Vậy, vị trí giám đốc điều hành có quá sức với anh không?
Mặc dù không có bằng cấp của một trường đại học, nhưng những gì học hỏi được từ thực tế tại doanh nghiệp Nhật Bản vẫn khiến tôi rất tự tin vào khả năng điều hành doanh nghiệp của mình.
Tại Nhật, ngoài công việc chính hàng ngày là thợ đứng máy dập khuôn, chế tạo các sản phẩm nhựa, tôi được đào tạo rất nhiều các kiến thức về kỹ thuật, cách quản lý doanh nghiệp, về tiêu chuẩn ISO, trong những buổi học ở công ty và các công ty khách hàng…
Ngoài ra, trong thời gian học tập và làm việc tại Nhật Bản, tôi còn tham gia những hoạt động ngoại khóa của IM Japan với các doanh nghiệp, tổ chức khác. Đó là cơ hội để kết nối với mọi người và học hỏi kinh nghiệm tốt nhất.
Đây cũng là thời gian tôi trưởng thành nhiều nhất.
Vậy anh có gặp khó khăn gì trong công việc hiện nay không?
Tôi về nước tháng 2/2011, và tháng 3/2011 là tôi nhận nhiệm vụ tại công ty này.
Ban đầu, vị trí của tôi là giám đốc sản xuất. Sau đó, do phải kiêm nhiệm cả vấn đề quản lý nhân sự, giao dịch khách hàng, Tổng giám đốc của Kabushiki-kaisha Viptop Nhật Bản đã bổ nhiệm tôi vào vị trí giám đốc điều hành.
Hiện tại, doanh nghiệp cũng chỉ mới hoạt động với quy mô nhỏ, và nhân sự của chúng tôi hiện nay mới chỉ hơn 10 người, trong đó có 6 công nhân. Vì thế, tôi cũng chưa thấy có gì là vất vả và quá sức cả.
Sau ba năm ở Nhật, anh đã mang về Việt Nam được những gì?
Cái nhìn thấy đầu tiên, lớn nhất mà tôi có được là một tay nghề vững vàng, trình độ tiếng Nhật tốt, và hơn thế chính là ý thức kỷ luật, tác phong của một lao động chuyên nghiệp.
Ngoài ra, với số tiền tiết kiệm được là 2 triệu Yên, tương đương với khoảng 500 triệu đồng, tôi đã xây dựng được cho mình được một ngôi nhà. Ngoài ra, với công việc ở chi nhánh của Viptop tại Việt Nam, tôi có thể mang những kinh nghiệm đã được học tập tại Nhật về áp dụng ở Việt Nam.
Bởi, hầu hết những tu nghiệp sinh Việt Nam cũng như các nước khác sang Nhật đều làm công nhân đứng máy, rất ít ai được làm việc trong các bộ phận mang tính chất quản lý như khối kinh doanh, nhân sự. Làm việc như một công nhân trong 3 năm sau đó trở về Việt Nam làm CEO thì họ lấy đâu ra kiến thức để điều hành?
VnEconomy đã gặp một trong những nhân vật CEO đặc biệt đó, anh Đỗ Phương Huy, sinh năm 1986 tại Bến Tre. Hiện, anh Huy là Giám đốc Công ty TNHH Viptop Việt Nam, có trụ sở tại khu công nghiệp Long Định, Long Cang, tỉnh Long An. Đây là một chi nhánh của công ty Kabushiki-kaisha Viptop Nhật Bản, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo nhựa.
Anh đến với chương trình thực tập sinh Nhật Bản như thế nào?
Mùa hè năm 2007, lúc ấy tôi là sinh viên năm thứ hai của Đại học Giao thông Vận tải Tp.HCM, ngành công nghệ thông tin. Lúc đó, hoàn gia đình quá khó khăn, một gia đình nông dân để nuôi được một sinh viên đại học là cực kỳ vất vả.
Về quê nghỉ hè, tôi tình cờ biết được một chương trình đưa lao động Việt Nam sang thực tập sinh ở Nhật Bản không mất phí của Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan), kết hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam. Tôi đã đăng ký dự tuyển với suy nghĩ, để lập nghiệp không chỉ có một con đường duy nhất là học đại học.
Công việc của anh có vẻ thuận lợi từ khi bắt đầu tuyển dụng cho đến khi hoàn thành khóa vừa học vừa làm tại Nhật Bản và trở về nước?
Hồi mới sang Nhật tôi cũng bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn, khi trước mắt mình là Nhật Bản quá hiện đại, quá phát triển mà ngôn ngữ của mình lại như một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ, bập bẹ, chưa hoàn thiện.
Tuy nhiên, bấy giờ tôi nghĩ, mình đang bắt đầu, đây sẽ là một ngôi trường mới với nhiều thứ rất đáng học hỏi.
Để khắc phục điểm yếu của mình là trình độ tiếng Nhật, ngoài giờ thực tập, làm việc ở công ty, tôi tìm đến những trung tâm từ thiện day tiếng Nhật miễn phí. Điều khiến tôi vô cùng cảm động là sự nhiệt tình và tốt bụng của thầy giáo ở các trung tâm này. Từ đó, tôi bắt đầu hiểu hơn về văn hóa, con người Nhật Bản và tôi thấy mình may mắn.
Và may mắn nhất là sau khi hết hạn hợp đồng về nước, anh được doanh nghiệp Nhật giao cho vị trí giám đốc điều hành chi nhánh của họ tại Long An?
Cũng có thể, bởi thực tế không có nhiều người được như vậy.
Theo tôi được biết thì doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam rất “chuộng” lao động là thực tập sinh ở Nhật trở về, nhưng phần lớn họ làm trưởng một bộ phận nào đấy về kỹ thuật.
Có thể do tôi may mắn vì doanh nghiệp mà tôi thực tập và làm việc 3 năm tại Nhật có quyết định đầu tư ở Việt Nam nên họ đã chọn tôi.
Nhiều người cho rằng, những tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật đều làm công nhân, đứng máy, rất ít ai được làm việc trong các bộ phận mang tính chất quản lý như khối kinh doanh, nhân sự hay hành chính tổ chức. Vậy, vị trí giám đốc điều hành có quá sức với anh không?
Mặc dù không có bằng cấp của một trường đại học, nhưng những gì học hỏi được từ thực tế tại doanh nghiệp Nhật Bản vẫn khiến tôi rất tự tin vào khả năng điều hành doanh nghiệp của mình.
Tại Nhật, ngoài công việc chính hàng ngày là thợ đứng máy dập khuôn, chế tạo các sản phẩm nhựa, tôi được đào tạo rất nhiều các kiến thức về kỹ thuật, cách quản lý doanh nghiệp, về tiêu chuẩn ISO, trong những buổi học ở công ty và các công ty khách hàng…
Ngoài ra, trong thời gian học tập và làm việc tại Nhật Bản, tôi còn tham gia những hoạt động ngoại khóa của IM Japan với các doanh nghiệp, tổ chức khác. Đó là cơ hội để kết nối với mọi người và học hỏi kinh nghiệm tốt nhất.
Đây cũng là thời gian tôi trưởng thành nhiều nhất.
Vậy anh có gặp khó khăn gì trong công việc hiện nay không?
Tôi về nước tháng 2/2011, và tháng 3/2011 là tôi nhận nhiệm vụ tại công ty này.
Ban đầu, vị trí của tôi là giám đốc sản xuất. Sau đó, do phải kiêm nhiệm cả vấn đề quản lý nhân sự, giao dịch khách hàng, Tổng giám đốc của Kabushiki-kaisha Viptop Nhật Bản đã bổ nhiệm tôi vào vị trí giám đốc điều hành.
Hiện tại, doanh nghiệp cũng chỉ mới hoạt động với quy mô nhỏ, và nhân sự của chúng tôi hiện nay mới chỉ hơn 10 người, trong đó có 6 công nhân. Vì thế, tôi cũng chưa thấy có gì là vất vả và quá sức cả.
Sau ba năm ở Nhật, anh đã mang về Việt Nam được những gì?
Cái nhìn thấy đầu tiên, lớn nhất mà tôi có được là một tay nghề vững vàng, trình độ tiếng Nhật tốt, và hơn thế chính là ý thức kỷ luật, tác phong của một lao động chuyên nghiệp.
Ngoài ra, với số tiền tiết kiệm được là 2 triệu Yên, tương đương với khoảng 500 triệu đồng, tôi đã xây dựng được cho mình được một ngôi nhà. Ngoài ra, với công việc ở chi nhánh của Viptop tại Việt Nam, tôi có thể mang những kinh nghiệm đã được học tập tại Nhật về áp dụng ở Việt Nam.