Giá cao su thế giới cao nhất trong 2 tuần
Giá cao su giao sau tăng 5% trong phiên giao dịch hôm qua tại thị trường Tokyo, lên mức cao nhất trong nửa tháng
Giá cao su giao sau tăng 5% trong phiên giao dịch hôm qua tại thị trường Tokyo, lên mức cao nhất trong nửa tháng. Các quốc gia sản xuất cao su lớn nhất Đông Nam Á đang cân nhắc phối hợp hành động để chặn sự xuống giá của nông sản này.
Theo hãng tin Reuters, trong phiên giao dịch ngày 2/7 tại thị trường Tokyo, giá cao su giao tháng 12 có lúc tăng 12 Yên, lên mức 252,2 Yên/kg, cao nhất kể từ ngày 20/6. Lúc đóng cửa, giá đạt mức 246,2 Yên (3,09 USD)/kg.
Tại thị trường Thượng Hải phiên hôm qua, giá cao su giao tháng 9 tăng 215 Nhân dân tệ, đóng cửa ở mức 23.275 Nhân dân tệ (3.700 USD)/tấn. Trên sàn SICOM ở Singapore, giá cao su giao tháng 8 giao dịch ở mức 287 cent/kg, tăng 4 cent so với phiên trước.
Những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công của các nhà chức trách châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh tuần trước đã tạo tâm lý lạc quan cho thị trường. Tuy nhiên, theo các nhà giao dịch, giới đầu tư hiện vẫn đang giữ quan điểm khá thận trọng.
Trong khi đó, theo tin từ báo Business Standard, Indonesia, nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ nhì thế giới, đang cân nhắc đưa ra mức giá cao su tối thiểu trong một thỏa thuận với Thái Lan và Indonesia. Mục đích của việc đưa ra giá cao su tối thiểu là nhằm ngăn chặn sự suy giảm của giá mặt hàng này.
Nhu cầu tiêu thụ suy giảm trong bối cảnh kinh tế đi xuống đã khiến giá cao su toàn cầu giảm mạnh thời gian qua. Trong quý 2 vừa qua, giá cao su giao sau trên thị trường thế giới đã giảm 28%, mạnh nhất kể từ năm 2008. Từ đầu năm đến nay, cao su đã rẻ đi 10%.
“Đưa ra một mức giá tối thiểu là một trong những lựa chọn mà chúng tôi đang cân nhắc. Cách làm này có thể giúp bình ổn giá cao su trong bối cảnh nhu cầu suy giảm vì khủng hoảng”, ông Gita Wirjawan, Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia cho biết. Theo kế hoạch, các quan chức Indonesia, Thái Lan và Malaysia sẽ sớm có các cuộc gặp gỡ để thảo luận vấn đề này.
Ông Asril Sutan Amir, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Indonesia (Gapkindo) cho rằng, giá cao su tối thiểu nên được đặt ra ở mức 4 USD/kg. Ngoài ra, ba nước xuất khẩu cao su hàng đầu này cũng cần có kế hoạch quản lý nguồn cung như hạn chế khối lượng xuất khẩu hay kiểm soát tần suất cạo mủ cao su.
Hiện tại, nông dân trồng cao su của Indonesia đã giảm tốc độ khai thác. Dự kiến, sản lượng cao su của nước này trong năm nay sẽ giảm xuống 2,8 triệu tấn, thấp hơn 9,7% so với mức dự báo 3 triệu tấn trước đó.
Trong quý 1 năm nay, Indonesia xuất khẩu 564.320 tấn cao su, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Theo dự báo, năm nay, nước này sẽ xuất khẩu khoảng 2,3 triệu tấn cao su, giảm 8% so với năm ngoái.
Thái Lan, Indonesia và Malaysia chiếm 70% sản lượng cao su toàn cầu. Trong đó, Thái Lan là nước sản xuất lớn nhất, với sản lượng 3,5 triệu tấn năm 2011, so với mức 3 triệu tấn của Indonesia và 996.000 tấn của Malaysia. Vào năm 2009, ba nước này đã phối hợp hành động hiệu quả để giữ giá cao su.
Theo hãng tin Reuters, trong phiên giao dịch ngày 2/7 tại thị trường Tokyo, giá cao su giao tháng 12 có lúc tăng 12 Yên, lên mức 252,2 Yên/kg, cao nhất kể từ ngày 20/6. Lúc đóng cửa, giá đạt mức 246,2 Yên (3,09 USD)/kg.
Tại thị trường Thượng Hải phiên hôm qua, giá cao su giao tháng 9 tăng 215 Nhân dân tệ, đóng cửa ở mức 23.275 Nhân dân tệ (3.700 USD)/tấn. Trên sàn SICOM ở Singapore, giá cao su giao tháng 8 giao dịch ở mức 287 cent/kg, tăng 4 cent so với phiên trước.
Những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công của các nhà chức trách châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh tuần trước đã tạo tâm lý lạc quan cho thị trường. Tuy nhiên, theo các nhà giao dịch, giới đầu tư hiện vẫn đang giữ quan điểm khá thận trọng.
Trong khi đó, theo tin từ báo Business Standard, Indonesia, nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ nhì thế giới, đang cân nhắc đưa ra mức giá cao su tối thiểu trong một thỏa thuận với Thái Lan và Indonesia. Mục đích của việc đưa ra giá cao su tối thiểu là nhằm ngăn chặn sự suy giảm của giá mặt hàng này.
Nhu cầu tiêu thụ suy giảm trong bối cảnh kinh tế đi xuống đã khiến giá cao su toàn cầu giảm mạnh thời gian qua. Trong quý 2 vừa qua, giá cao su giao sau trên thị trường thế giới đã giảm 28%, mạnh nhất kể từ năm 2008. Từ đầu năm đến nay, cao su đã rẻ đi 10%.
“Đưa ra một mức giá tối thiểu là một trong những lựa chọn mà chúng tôi đang cân nhắc. Cách làm này có thể giúp bình ổn giá cao su trong bối cảnh nhu cầu suy giảm vì khủng hoảng”, ông Gita Wirjawan, Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia cho biết. Theo kế hoạch, các quan chức Indonesia, Thái Lan và Malaysia sẽ sớm có các cuộc gặp gỡ để thảo luận vấn đề này.
Ông Asril Sutan Amir, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Indonesia (Gapkindo) cho rằng, giá cao su tối thiểu nên được đặt ra ở mức 4 USD/kg. Ngoài ra, ba nước xuất khẩu cao su hàng đầu này cũng cần có kế hoạch quản lý nguồn cung như hạn chế khối lượng xuất khẩu hay kiểm soát tần suất cạo mủ cao su.
Hiện tại, nông dân trồng cao su của Indonesia đã giảm tốc độ khai thác. Dự kiến, sản lượng cao su của nước này trong năm nay sẽ giảm xuống 2,8 triệu tấn, thấp hơn 9,7% so với mức dự báo 3 triệu tấn trước đó.
Trong quý 1 năm nay, Indonesia xuất khẩu 564.320 tấn cao su, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Theo dự báo, năm nay, nước này sẽ xuất khẩu khoảng 2,3 triệu tấn cao su, giảm 8% so với năm ngoái.
Thái Lan, Indonesia và Malaysia chiếm 70% sản lượng cao su toàn cầu. Trong đó, Thái Lan là nước sản xuất lớn nhất, với sản lượng 3,5 triệu tấn năm 2011, so với mức 3 triệu tấn của Indonesia và 996.000 tấn của Malaysia. Vào năm 2009, ba nước này đã phối hợp hành động hiệu quả để giữ giá cao su.