Giá dầu cao nhất trong hơn 1 năm
Việc dự trữ dầu của Mỹ giảm gây bất ngờ với giới phân tích bởi trước đó họ đã dự báo về khả năng dự trữ dầu tăng 2,7 triệu thùng
Phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu thô trên thị trường New York và London đồng loạt tăng mạnh sau khi chính phủ Mỹ công bố thông tin dự trữ dầu tại Mỹ bất ngờ giảm đến tuần thứ 6, theo tin từ Reuters.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2016 tăng 1,31 USD/thùng tương đương 2,6% lên mức 51,60 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất từ ngày 14/7/2015.
Trên thị trường London, giá dầu Brent cùng kỳ hạn tăng 89 cent tương đương 1,7% lên mức 52,57 USD/thùng, trong phiên đã có lúc giá dầu chạm mức 53,14 USD/thùng.
Hôm thứ Tư là phiên giao dịch cuối cùng của giá dầu kỳ hạn tháng 11/2016. Giá dầu giao kỳ hạn tháng 12 trong phiên giao dịch ngày hôm qua cũng tăng mạnh và đã có lúc chạm mức 52 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố dự trữ dầu của Mỹ giảm 5,2 triệu thùng xuống mức 468,7 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 14/10/2016. Việc dự trữ dầu của Mỹ giảm hoàn toàn gây bất ngờ với giới phân tích bởi trước đó họ đã dự báo về khả năng dự trữ dầu tăng 2,7 triệu thùng.
Cùng thời điểm này các năm trước, dự trữ dầu tại Mỹ thường tăng khi các công ty năng lượng bảo trì hệ thống. Từ đầu tháng 9/2016 đến nay, các công ty năng lượng Mỹ chủ yếu hoạt động với khoảng 88% công suất.
Theo EIA, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm có một phần nguyên nhân từ việc nhập khẩu dầu giảm. Trong tuần trước, lượng nhập dầu hàng ngày tại Mỹ giảm 912 nghìn thùng/ngày xuống 6,47 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất từ tháng 11/2015.
Tuy nhiên, tâm lý thị trường cũng không thể hoàn toàn lạc quan bởi trong khi dự trữ dầu thô giảm, dự trữ xăng lại tăng đến 2,5 triệu thùng, trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng giảm 1,3 triệu thùng của giới chuyên gia.
Thông tin từ thị trường năng lượng bên ngoài nước Mỹ cũng hỗ trợ quan trọng cho đà tăng của giá dầu trong phiên hôm qua. Theo các số liệu từ chính phủ Trung Quốc, sản xuất năng lượng tại nước này đang thu hẹp phần nào.
Sản lượng dầu hàng ngày của Trung Quốc trong tháng vừa qua giảm 9,8% xuống 3,89 triệu thùng/ngày, gần sát mức thấp nhất trong 6 năm.
Cùng lúc đó, các tuyên bố mới nhất từ Saudi Arabia, nước nắm quyền lực lớn trong OPEC, cho thấy nhiều khả năng OPEC sẽ thống nhất được về kế hoạch giảm sản lượng trong cuộc họp vào tháng tới.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih, tuyên bố quá trình sụt giảm của giá dầu đã đến giai đoạn cuối cùng bởi các yếu tố căn bản của thị trường đang hỗ trợ cho giá dầu, cân bằng cung cầu ngày một trở nên hợp lý.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2016 tăng 1,31 USD/thùng tương đương 2,6% lên mức 51,60 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất từ ngày 14/7/2015.
Trên thị trường London, giá dầu Brent cùng kỳ hạn tăng 89 cent tương đương 1,7% lên mức 52,57 USD/thùng, trong phiên đã có lúc giá dầu chạm mức 53,14 USD/thùng.
Hôm thứ Tư là phiên giao dịch cuối cùng của giá dầu kỳ hạn tháng 11/2016. Giá dầu giao kỳ hạn tháng 12 trong phiên giao dịch ngày hôm qua cũng tăng mạnh và đã có lúc chạm mức 52 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố dự trữ dầu của Mỹ giảm 5,2 triệu thùng xuống mức 468,7 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 14/10/2016. Việc dự trữ dầu của Mỹ giảm hoàn toàn gây bất ngờ với giới phân tích bởi trước đó họ đã dự báo về khả năng dự trữ dầu tăng 2,7 triệu thùng.
Cùng thời điểm này các năm trước, dự trữ dầu tại Mỹ thường tăng khi các công ty năng lượng bảo trì hệ thống. Từ đầu tháng 9/2016 đến nay, các công ty năng lượng Mỹ chủ yếu hoạt động với khoảng 88% công suất.
Theo EIA, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm có một phần nguyên nhân từ việc nhập khẩu dầu giảm. Trong tuần trước, lượng nhập dầu hàng ngày tại Mỹ giảm 912 nghìn thùng/ngày xuống 6,47 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất từ tháng 11/2015.
Tuy nhiên, tâm lý thị trường cũng không thể hoàn toàn lạc quan bởi trong khi dự trữ dầu thô giảm, dự trữ xăng lại tăng đến 2,5 triệu thùng, trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng giảm 1,3 triệu thùng của giới chuyên gia.
Thông tin từ thị trường năng lượng bên ngoài nước Mỹ cũng hỗ trợ quan trọng cho đà tăng của giá dầu trong phiên hôm qua. Theo các số liệu từ chính phủ Trung Quốc, sản xuất năng lượng tại nước này đang thu hẹp phần nào.
Sản lượng dầu hàng ngày của Trung Quốc trong tháng vừa qua giảm 9,8% xuống 3,89 triệu thùng/ngày, gần sát mức thấp nhất trong 6 năm.
Cùng lúc đó, các tuyên bố mới nhất từ Saudi Arabia, nước nắm quyền lực lớn trong OPEC, cho thấy nhiều khả năng OPEC sẽ thống nhất được về kế hoạch giảm sản lượng trong cuộc họp vào tháng tới.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih, tuyên bố quá trình sụt giảm của giá dầu đã đến giai đoạn cuối cùng bởi các yếu tố căn bản của thị trường đang hỗ trợ cho giá dầu, cân bằng cung cầu ngày một trở nên hợp lý.