Giá dầu tăng mạnh trong tháng
Không ít người lo ngại về việc có một số nước thành viên OPEC sẽ không tuân thủ chặt chẽ mục tiêu đã đặt ra
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu tăng bởi nhà đầu tư trên thị trường lạc quan về triển vọng thị trường dầu sau khi OPEC đạt được thỏa thuận giảm sản lượng.
Theo Wall Street Journal, trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2016 tăng 41 cent tương đương 0,86% lên mức 48,24 USD/thùng. Thị trường London, giá dầu Brent cùng kỳ hạn tăng 25 cent tương đương 0,5% lên mức 50,05 USD/thùng.
Tính riêng trong tháng 9/2016, cả hai loại giá dầu tăng khoảng 7,9%, đánh dấu tháng tăng giá mạnh nhất tính từ tháng 4/2016.
Trong tuần này, giá dầu tăng mạnh sau khi các nước thành viên OPEC thống nhất về mục tiêu sẽ cắt giảm sản lượng từ 33,2 triệu thùng dầu/ngày xuống khoảng từ 32,5 đến 33 triệu thùng dầu/ngày.
Mức cắt giảm sản lượng cụ thể áp dụng cho từng thành viên đang tiếp tục được bàn thảo và nhiều khả năng sẽ được phê chuẩn lần cuối trong buổi họp lần tới của OPEC tại Vienna vào ngày 30/11/2016.
Theo quan sát của nhiều chuyên gia, thỏa thuận mới nhất của OPEC đã gây chia rẽ thị trường. Không ít người tin thỏa thuận đánh dấu cho thay đổi căn bản trong chính sách của các nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, từ thời điểm này họ sẽ điều chỉnh sản lượng phù hợp với nhu cầu.
Trưởng bộ phận nghiên cứu tại quỹ Tradition Energy, ông Gene McGillian, thể hiện tâm lý lạc quan: “Các bạn cần phải nhớ rằng đây là lần đầu tiên chính phủ Saudi Arabia thay đổi mục tiêu mà họ đã duy trì suốt từ năm 2014, đó chính là giữ thị phần trên thị trường dầu bằng mọi cách. Tôi tin thị trường sẽ phản ứng tích cực”.
Tuy nhiên, cũng rất nhiều chuyên gia khác còn hoài nghi về khả năng chính sách của OPEC sẽ có thể được duy trì trong dài hạn. Theo quan điểm đó, dù OPEC đã có thể đồng thuận về mục tiêu giảm sản lượng nhưng giá dầu thô trên thị trường Mỹ sẽ không thể tăng lên mức quá cao.
Ngoài ra, cũng có chuyên gia chỉ ra rằng không phải nước nào thuộc OPEC cũng nghiêm túc tuân thủ mục tiêu giảm sản lượng và minh bạch về mức sản lượng dầu thực tế họ xuất ra thị trường và OPEC cũng chẳng thể kiểm soát được điều đó.
Việc Nga có chấp nhận giảm sản lượng hay không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm và lo ngại. Cùng lúc đó, nhiều công ty sản xuất dầu đá phiến Mỹ với khả năng điều chỉnh sản lượng nhanh, cũng có thể sẽ gấp rút tăng sản lượng ngay khi giá dầu hồi phục để chiếm lĩnh thị trường.
Đối với Saudi Arabia, nước có quyền lực lớn trong OPEC, sản lượng dầu của nước này đã giảm trong tháng 8 và tháng 9/2016. Nhưng việc đó không phải có nguyên nhân từ thỏa thuận với OPEC mà vào cùng thời điểm này của các năm, Saudi Arabia luôn giảm sản lượng khi mà nhu cầu của các tháng mùa đông không cao như mùa hè.
Tính toán của BMI Research cho thấy sản lượng hàng ngày của Saudi Arabia ước sẽ giảm khoảng 360 nghìn thùng/ngày từ tháng 8 đến tháng 11/2016.
Theo Wall Street Journal, trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2016 tăng 41 cent tương đương 0,86% lên mức 48,24 USD/thùng. Thị trường London, giá dầu Brent cùng kỳ hạn tăng 25 cent tương đương 0,5% lên mức 50,05 USD/thùng.
Tính riêng trong tháng 9/2016, cả hai loại giá dầu tăng khoảng 7,9%, đánh dấu tháng tăng giá mạnh nhất tính từ tháng 4/2016.
Trong tuần này, giá dầu tăng mạnh sau khi các nước thành viên OPEC thống nhất về mục tiêu sẽ cắt giảm sản lượng từ 33,2 triệu thùng dầu/ngày xuống khoảng từ 32,5 đến 33 triệu thùng dầu/ngày.
Mức cắt giảm sản lượng cụ thể áp dụng cho từng thành viên đang tiếp tục được bàn thảo và nhiều khả năng sẽ được phê chuẩn lần cuối trong buổi họp lần tới của OPEC tại Vienna vào ngày 30/11/2016.
Theo quan sát của nhiều chuyên gia, thỏa thuận mới nhất của OPEC đã gây chia rẽ thị trường. Không ít người tin thỏa thuận đánh dấu cho thay đổi căn bản trong chính sách của các nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, từ thời điểm này họ sẽ điều chỉnh sản lượng phù hợp với nhu cầu.
Trưởng bộ phận nghiên cứu tại quỹ Tradition Energy, ông Gene McGillian, thể hiện tâm lý lạc quan: “Các bạn cần phải nhớ rằng đây là lần đầu tiên chính phủ Saudi Arabia thay đổi mục tiêu mà họ đã duy trì suốt từ năm 2014, đó chính là giữ thị phần trên thị trường dầu bằng mọi cách. Tôi tin thị trường sẽ phản ứng tích cực”.
Tuy nhiên, cũng rất nhiều chuyên gia khác còn hoài nghi về khả năng chính sách của OPEC sẽ có thể được duy trì trong dài hạn. Theo quan điểm đó, dù OPEC đã có thể đồng thuận về mục tiêu giảm sản lượng nhưng giá dầu thô trên thị trường Mỹ sẽ không thể tăng lên mức quá cao.
Ngoài ra, cũng có chuyên gia chỉ ra rằng không phải nước nào thuộc OPEC cũng nghiêm túc tuân thủ mục tiêu giảm sản lượng và minh bạch về mức sản lượng dầu thực tế họ xuất ra thị trường và OPEC cũng chẳng thể kiểm soát được điều đó.
Việc Nga có chấp nhận giảm sản lượng hay không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm và lo ngại. Cùng lúc đó, nhiều công ty sản xuất dầu đá phiến Mỹ với khả năng điều chỉnh sản lượng nhanh, cũng có thể sẽ gấp rút tăng sản lượng ngay khi giá dầu hồi phục để chiếm lĩnh thị trường.
Đối với Saudi Arabia, nước có quyền lực lớn trong OPEC, sản lượng dầu của nước này đã giảm trong tháng 8 và tháng 9/2016. Nhưng việc đó không phải có nguyên nhân từ thỏa thuận với OPEC mà vào cùng thời điểm này của các năm, Saudi Arabia luôn giảm sản lượng khi mà nhu cầu của các tháng mùa đông không cao như mùa hè.
Tính toán của BMI Research cho thấy sản lượng hàng ngày của Saudi Arabia ước sẽ giảm khoảng 360 nghìn thùng/ngày từ tháng 8 đến tháng 11/2016.