Giá lúa gạo giảm mạnh
Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh nhằm thu hút khách hàng trong bối cảnh thị trường ảm đạm trước kỳ nghỉ lễ cuối năm
Khối lượng xuất khẩu gạo của cả nước từ đầu năm đến nay đã vượt 7,3 triệu tấn, đem về kim ngạch khoảng 3,3 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu cùng với giá thóc gạo tại ĐBSCL đang cùng giảm nhanh.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1/12-31/12/2012, cả nước xuất khẩu được 235.163 tấn gạo, trị giá FOB 107,652 triệu USD, trị giá CIF 113,417 triệu USD. Tính từ đầu năm, cả nước đã xuất khẩu được 7,335 tấn gạo, trị giá FOB 3,271 tỷ USD, trị giá CIF 3,362 tỷ USD.
Xuất khẩu gạo năm nay đã vượt năm 2011 về khối lượng, nhưng còn thua về kim ngạch, mà nguyên nhân là do giá gạo xuất khẩu giảm. Năm ngoái, xuất khẩu gạo cả nước đạt 7,105 triệu tấn, trị giá FOB 3,507 tỷ USD, trị giá CIF 3,651 tỷ USD.
Tuần trước, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh nhằm thu hút khách hàng trong bối cảnh thị trường ảm đạm trước kỳ nghỉ lễ cuối năm.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm về mức 405-410 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 420-440 USD/tấn cách đây chừng nửa tháng. Giá gạo 25% tấm cũng giảm còn 375-380 USD/tấn, từ mức 390-410 USD/tấn trước đó.
Một thương nhân gạo tại Tp.HCM nói với hãng tin Reuters: “Các công ty xuất khẩu đang cần tiền để trả nợ ngân hàng và cũng chuẩn bị nhà kho để trữ gạo vụ mới”.
VFA cho biết, Việt Nam hiện vẫn chưa ký được hợp đồng xuất khẩu gạo mới cho năm 2013 và các nhà xuất khẩu gạo có thể phải hạ giá chào báo để cạnh tranh với gạo Myanmar và Pakistan. Giá gạo Myanmar hiện ở mức khoảng 370 USD/tấn, gạo Pakistan có giá 420 USD/tấn.
Gạo Ấn Độ loại thường, 5% tấm có giá trong khoảng 375-440 USD/tấn, FOB. Trong khi đó, gạo Thái Lan vững giá ở mức 550 USD/tấn đối với loại gạo trắng, 5% tấm.
Hiện Ấn Độ cũng muốn thúc đẩy bán gạo ra để giảm lượng gạo tồn kho. Tính đến ngày 1/12 năm nay, lượng gạo trong các kho chứa của Chính phủ nước này đã lên tới mức 30,6 triệu tấn, so với mục tiêu trữ chỉ 5,2 triệu tấn.
Giới thương nhân cho biết, từ tháng 9/2011 tới nay, Ấn Độ đã xuất khẩu được khoảng 10,5 triệu tấn gạo thường. Tháng 9/2011 là thời điểm mà Ấn Độ nối lại xuất khẩu gạo sau 4 năm tạm dừng hoạt động này.
Mức xuất khẩu gạo như trên có thể sẽ đưa Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới lần đầu tiên kể từ năm 1983 trong năm nay. Việt Nam được dự báo sẽ giữ vị trí thứ hai, dù có thể lập kỷ lục mới với 7,7-7,8 triệu tấn gạo được xuất khẩu. Thái Lan có khả năng sẽ rớt xuống vị trí thứ ba, khi mà khối lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm của nước này đã giảm 44% còn 5 triệu tấn, từ mức 9 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái do chương trình can thiệp của Chính phủ nước này.
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tuần qua đồng loạt giảm mạnh, với mức giảm từ 150-350 đồng/kg.
Trong đó, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.150 - 5.300 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.350 - 5.500 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.050 - 7.150 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.900 - 7.000 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.100 - 8.200 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.700 - 7.800 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.400 - 7.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1/12-31/12/2012, cả nước xuất khẩu được 235.163 tấn gạo, trị giá FOB 107,652 triệu USD, trị giá CIF 113,417 triệu USD. Tính từ đầu năm, cả nước đã xuất khẩu được 7,335 tấn gạo, trị giá FOB 3,271 tỷ USD, trị giá CIF 3,362 tỷ USD.
Xuất khẩu gạo năm nay đã vượt năm 2011 về khối lượng, nhưng còn thua về kim ngạch, mà nguyên nhân là do giá gạo xuất khẩu giảm. Năm ngoái, xuất khẩu gạo cả nước đạt 7,105 triệu tấn, trị giá FOB 3,507 tỷ USD, trị giá CIF 3,651 tỷ USD.
Tuần trước, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh nhằm thu hút khách hàng trong bối cảnh thị trường ảm đạm trước kỳ nghỉ lễ cuối năm.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm về mức 405-410 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 420-440 USD/tấn cách đây chừng nửa tháng. Giá gạo 25% tấm cũng giảm còn 375-380 USD/tấn, từ mức 390-410 USD/tấn trước đó.
Một thương nhân gạo tại Tp.HCM nói với hãng tin Reuters: “Các công ty xuất khẩu đang cần tiền để trả nợ ngân hàng và cũng chuẩn bị nhà kho để trữ gạo vụ mới”.
VFA cho biết, Việt Nam hiện vẫn chưa ký được hợp đồng xuất khẩu gạo mới cho năm 2013 và các nhà xuất khẩu gạo có thể phải hạ giá chào báo để cạnh tranh với gạo Myanmar và Pakistan. Giá gạo Myanmar hiện ở mức khoảng 370 USD/tấn, gạo Pakistan có giá 420 USD/tấn.
Gạo Ấn Độ loại thường, 5% tấm có giá trong khoảng 375-440 USD/tấn, FOB. Trong khi đó, gạo Thái Lan vững giá ở mức 550 USD/tấn đối với loại gạo trắng, 5% tấm.
Hiện Ấn Độ cũng muốn thúc đẩy bán gạo ra để giảm lượng gạo tồn kho. Tính đến ngày 1/12 năm nay, lượng gạo trong các kho chứa của Chính phủ nước này đã lên tới mức 30,6 triệu tấn, so với mục tiêu trữ chỉ 5,2 triệu tấn.
Giới thương nhân cho biết, từ tháng 9/2011 tới nay, Ấn Độ đã xuất khẩu được khoảng 10,5 triệu tấn gạo thường. Tháng 9/2011 là thời điểm mà Ấn Độ nối lại xuất khẩu gạo sau 4 năm tạm dừng hoạt động này.
Mức xuất khẩu gạo như trên có thể sẽ đưa Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới lần đầu tiên kể từ năm 1983 trong năm nay. Việt Nam được dự báo sẽ giữ vị trí thứ hai, dù có thể lập kỷ lục mới với 7,7-7,8 triệu tấn gạo được xuất khẩu. Thái Lan có khả năng sẽ rớt xuống vị trí thứ ba, khi mà khối lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm của nước này đã giảm 44% còn 5 triệu tấn, từ mức 9 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái do chương trình can thiệp của Chính phủ nước này.
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tuần qua đồng loạt giảm mạnh, với mức giảm từ 150-350 đồng/kg.
Trong đó, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.150 - 5.300 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.350 - 5.500 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.050 - 7.150 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.900 - 7.000 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.100 - 8.200 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.700 - 7.800 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.400 - 7.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.