Giá vàng chưa ngừng tăng, dầu thô tiếp tục hạ nhiệt
Chốt phiên giao dịch ngày 1/2, giá vàng tăng thêm 9,1 USD, trong khi dầu thô hạ xuống thấp nhất từ trung tuần tháng 12/2011
Sau khi có được tháng 1 giao dịch với mức tăng rất mạnh, các mặt hàng hóa trên thị trường quốc tế đêm qua (1/2) đã diễn biến trái chiều, do tác động từ các số liệu kinh tế vĩ mô của Mỹ, Trung Quốc.
Dầu thô kéo dài chuỗi giảm giá
Chốt phiên đầu tiên của tháng 2, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 tiếp tục giảm 87 cent, tương ứng 0,9%, xuống 97,61 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức giá chốt thấp nhất của dầu hợp đồng loại này kể từ trung tuần tháng 12/2011 tới nay.
Nguyên nhân giá dầu bị đẩy sâu hơn là do báo cáo của Chính phủ Mỹ cho thấy lượng dự trữ các mặt hàng năng lượng trong tuần qua cao hơn dự báo. Thông tin này đã đè bẹp những yếu tố vốn được xem là có lợi cho giá dầu như chứng khoán Mỹ tăng điểm, USD hạ giá...
Cụ thể, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố đầu ngày 1/2, trong tuần kết thúc ngày 27/1, lượng dự trữ dầu thô của nước này tăng 4,2 triệu thùng, vượt xa con số 3 triệu thùng do giới phân tích đưa ra trong cuộc điều tra dư luận của Platts.
Cũng từ báo cáo trên, lượng dự trữ xăng trong tuần tăng 3 triệu thùng, các chế phẩm khác từ dầu giảm 100.000 thùng. Các số liệu này đều cách biệt khá xa dự báo của Platts. Theo dự báo của Platts, dự trữ xăng tăng 1 triệu thùng, các chế phẩm khác giảm 1,2 triệu thùng.
Các nhà phân tích cho rằng, báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã tác động sâu rộng lên giá cả giao dịch trên thị trường năng lượng tại New York đêm qua, bất chấp số liệu tích cực về chỉ số quản lý sức mua tại Trung Quốc và loạt tin tức tốt lành về kinh tế Mỹ.
Các mặt hàng năng lượng khác như xăng, dầu sưởi, khí tự nhiên cũng xuất hiện những biến động trái chiều. Cụ thể, xăng giao tháng 3 tăng chưa tới 1 cent, lên 2,89 USD/gallon. Dầu sưởi cùng kỳ hạn giảm 1 cent, tương ứng 0,2%, xuống đứng ở mức 3,05 USD/gallon.
Riêng mặt hàng khí tự nhiên vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm giá kéo dài nhiều ngày qua. Chốt phiên giao dịch 1/2, giá khí tự nhiên giao tháng 3 giảm 12 cent, tương ứng 4,8%, xuống còn 2,38 USD/ triệu BTU. Đây là mức chốt thấp nhất của mặt hàng này kể từ ngày 19/1.
Vàng tiếp tục leo dốc không nghỉ
Trong khi đó, thị trường vàng tăng khá mạnh do đồng USD suy yếu và thị trường chứng khoán Mỹ đi lên, khiến nhu cầu tiêu thụ vàng cùng các kim loại quý khác được nâng lên khá nhiều trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 2.
Chốt phiên, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex ở New York tăng 9,1 USD, tương ứng 0,5%, lên 1.749,5 USD/ounce. Đây là mức chốt cao nhất của vàng kỳ hạn loại này kể từ đầu tháng 12/2011 tới nay và cũng là ngày tăng giá thứ hai liên tiếp của kim loại quý này.
Chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, giảm từ 79,28 điểm xuống 78,88 điểm. Trong khi, chứng khoán Mỹ khởi sắc trở lại nhờ số liệu sản xuất lạc quan trên toàn cầu và việc Hy Lạp sắp đạt được thỏa thuận với các chủ nợ tư nhân của nước này.
Cùng chiều với thị trường vàng, giá bạch kim giao tháng 4 tăng mạnh khi cộng thêm 35,1 USD, tương ứng 2,2%, lên 1.623,20 USD/ounce, trong khi giá palladium hợp đồng tháng 3 tăng được 10,35 USD, tương ứng 1,5%, lên chốt ở 696,70 USD trên mỗi ounce.
Tương tự, thị trường bạc kỳ hạn cũng tăng mạnh, với giá bạc giao tháng 3 tăng 55 cent, tương ứng mức tăng 1,6%, lên chốt ở 33,81 USD/ounce. Giá kim loại đồng tăng được 5 cent, tương ứng 1,4%, lên chốt tại mức giá 3,84 USD/lb.
Nông sản quay đầu giảm sâu
Diễn biến trên thị trường nông sản khá bất ngờ khi hầu hết các loại hàng hóa quan trọng khi cà phê, ca cao đều quay đầu giảm giá sâu, bất chấp việc đồng USD suy yếu và các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc xuất hiện nhiều yếu tố lạc quan.
Chốt phiên giao dịch ngày 1/2, giá ca cao giao sau giảm 66 USD, tương ứng 2,88%, xuống còn 2.225 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 0,44% xuống còn 214,1 cent/lb. Giá đường thô thế giới giảm 0,21% xuống mức 23,59 cent/lb.
Giá đậu tương loại hợp đồng kỳ hạn cũng theo chiều đi xuống, với mức giảm 0,1% xuống còn 1.214 cent/bushel. Giá ngô giao sau hạ 0,23% xuống mức 640,5 cent/bushel. Ngược chiều, giá gạo chưa xay xát tăng nhẹ 0,4% lên 13,795 USD/cwt trên sàn giao dịch CBOT.
Dầu thô kéo dài chuỗi giảm giá
Chốt phiên đầu tiên của tháng 2, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 tiếp tục giảm 87 cent, tương ứng 0,9%, xuống 97,61 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức giá chốt thấp nhất của dầu hợp đồng loại này kể từ trung tuần tháng 12/2011 tới nay.
Nguyên nhân giá dầu bị đẩy sâu hơn là do báo cáo của Chính phủ Mỹ cho thấy lượng dự trữ các mặt hàng năng lượng trong tuần qua cao hơn dự báo. Thông tin này đã đè bẹp những yếu tố vốn được xem là có lợi cho giá dầu như chứng khoán Mỹ tăng điểm, USD hạ giá...
Cụ thể, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố đầu ngày 1/2, trong tuần kết thúc ngày 27/1, lượng dự trữ dầu thô của nước này tăng 4,2 triệu thùng, vượt xa con số 3 triệu thùng do giới phân tích đưa ra trong cuộc điều tra dư luận của Platts.
Cũng từ báo cáo trên, lượng dự trữ xăng trong tuần tăng 3 triệu thùng, các chế phẩm khác từ dầu giảm 100.000 thùng. Các số liệu này đều cách biệt khá xa dự báo của Platts. Theo dự báo của Platts, dự trữ xăng tăng 1 triệu thùng, các chế phẩm khác giảm 1,2 triệu thùng.
Các nhà phân tích cho rằng, báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã tác động sâu rộng lên giá cả giao dịch trên thị trường năng lượng tại New York đêm qua, bất chấp số liệu tích cực về chỉ số quản lý sức mua tại Trung Quốc và loạt tin tức tốt lành về kinh tế Mỹ.
Các mặt hàng năng lượng khác như xăng, dầu sưởi, khí tự nhiên cũng xuất hiện những biến động trái chiều. Cụ thể, xăng giao tháng 3 tăng chưa tới 1 cent, lên 2,89 USD/gallon. Dầu sưởi cùng kỳ hạn giảm 1 cent, tương ứng 0,2%, xuống đứng ở mức 3,05 USD/gallon.
Riêng mặt hàng khí tự nhiên vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm giá kéo dài nhiều ngày qua. Chốt phiên giao dịch 1/2, giá khí tự nhiên giao tháng 3 giảm 12 cent, tương ứng 4,8%, xuống còn 2,38 USD/ triệu BTU. Đây là mức chốt thấp nhất của mặt hàng này kể từ ngày 19/1.
Vàng tiếp tục leo dốc không nghỉ
Trong khi đó, thị trường vàng tăng khá mạnh do đồng USD suy yếu và thị trường chứng khoán Mỹ đi lên, khiến nhu cầu tiêu thụ vàng cùng các kim loại quý khác được nâng lên khá nhiều trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 2.
Chốt phiên, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex ở New York tăng 9,1 USD, tương ứng 0,5%, lên 1.749,5 USD/ounce. Đây là mức chốt cao nhất của vàng kỳ hạn loại này kể từ đầu tháng 12/2011 tới nay và cũng là ngày tăng giá thứ hai liên tiếp của kim loại quý này.
Chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, giảm từ 79,28 điểm xuống 78,88 điểm. Trong khi, chứng khoán Mỹ khởi sắc trở lại nhờ số liệu sản xuất lạc quan trên toàn cầu và việc Hy Lạp sắp đạt được thỏa thuận với các chủ nợ tư nhân của nước này.
Cùng chiều với thị trường vàng, giá bạch kim giao tháng 4 tăng mạnh khi cộng thêm 35,1 USD, tương ứng 2,2%, lên 1.623,20 USD/ounce, trong khi giá palladium hợp đồng tháng 3 tăng được 10,35 USD, tương ứng 1,5%, lên chốt ở 696,70 USD trên mỗi ounce.
Tương tự, thị trường bạc kỳ hạn cũng tăng mạnh, với giá bạc giao tháng 3 tăng 55 cent, tương ứng mức tăng 1,6%, lên chốt ở 33,81 USD/ounce. Giá kim loại đồng tăng được 5 cent, tương ứng 1,4%, lên chốt tại mức giá 3,84 USD/lb.
Nông sản quay đầu giảm sâu
Diễn biến trên thị trường nông sản khá bất ngờ khi hầu hết các loại hàng hóa quan trọng khi cà phê, ca cao đều quay đầu giảm giá sâu, bất chấp việc đồng USD suy yếu và các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc xuất hiện nhiều yếu tố lạc quan.
Chốt phiên giao dịch ngày 1/2, giá ca cao giao sau giảm 66 USD, tương ứng 2,88%, xuống còn 2.225 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 0,44% xuống còn 214,1 cent/lb. Giá đường thô thế giới giảm 0,21% xuống mức 23,59 cent/lb.
Giá đậu tương loại hợp đồng kỳ hạn cũng theo chiều đi xuống, với mức giảm 0,1% xuống còn 1.214 cent/bushel. Giá ngô giao sau hạ 0,23% xuống mức 640,5 cent/bushel. Ngược chiều, giá gạo chưa xay xát tăng nhẹ 0,4% lên 13,795 USD/cwt trên sàn giao dịch CBOT.