Giá vàng, dầu thô đồng loạt bốc hơi 2%
Áp lực từ đồng USD bất ngờ tăng mạnh, đã khiến nhiều thị trường hàng hóa giao dịch bằng đồng bạc xanh chao đảo trong phiên 28/12
Áp lực từ đồng USD bất ngờ tăng mạnh khi đồng Euro rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 11 tháng qua, đã khiến nhiều thị trường hàng hóa giao dịch bằng đồng bạc xanh chao đảo và ngã quỵ trong phiên giao dịch đêm qua (28/12).
Chốt phiên giao dịch, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng lên mức 80,506 điểm, từ mức 79,792 điểm trong phiên liền trước. Việc đồng USD tăng giá luôn được xem là điềm xấu với giá hàng hóa toàn cầu.
Đồng Euro rơi từ mức 1,3074 USD/Euro trong phiên 27/12 xuống còn 1,2938 USD/Euro vào đêm qua, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết tổng giá trị khoản vay dành cho các ngân hàng Khu vực đồng Euro tính tới ngày 23/12 đã là 879 tỷ Euro.
Dầu thô trượt 2%, xăng mất 1,4%
Chốt phiên giao dịch ngày 28/12, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2/2012 giảm mạnh 1,98 USD, tương ứng 2%, xuống 99,36 USD/thùng trên sàn trao đổi hàng hóa New York. Sau khi đóng cửa, giá dầu thô loại này tiếp tục đi xuống trên bảng thanh toán điện tử.
Tuy nhiên, tính từ đầu năm tới nay, giá dầu thô hợp đồng giao sau đã tăng được 9%. Phiên giao dịch liền trước, ngày 27/12, giá dầu loại này đã tăng được 1,7% nâng mức tăng trong 6 phiên liên tiếp trước đó lên tới 8,4%.
Mặc dù đồng USD tăng giá mạnh khiến dầu thô mất giá, song mức giảm không thể mạnh hơn do Iran đe dọa đóng cửa ngăn việc vận chuyển dầu qua eo biển Hormuz, tuyến đường vận tải dầu quan trọng của khu vực Trung Đông ra thế giới bên ngoài.
Theo chuyên gia phân tích khu vực Trung Đông và Bắc Phi của hãng IHS Global Insight, ông Richard Cochrane, nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz, thì giá dầu thế giới sẽ chịu những tác động vô cùng nghiêm trọng.
Cuối phiên giao dịch đêm qua, Viện Dầu khí Mỹ công bố mức tính toán lượng dự trữ dầu trong tuần kết thúc ngày 23/12. Theo đó, dự trữ dầu tăng 9,6 triệu thùng, dự trữ xăng tăng 1,9 triệu thùng, các chế phẩm khác tăng 554 nghìn thùng.
Mặc dù thị trường vẫn đang chờ đợi số liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, song kết quả tính toán của Viện Dầu khí Mỹ cũng khiến nhà đầu tư lo ngại, dẫn tới đà giảm giá sâu hơn của dầu thô trên bảng giao dịch điện tử.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 1/2012 giảm 3,8 cent, tương ứng 1,4%, xuống 2,65 USD/gallon. Dầu sưởi giao tháng 1 giảm 1,5 cent, tương ứng 0,5% xuống 2,89 USD/gallon. Khí tự nhiên cùng kỳ giảm 0,9% xuống 3,08 USD/triệu BTU.
Vàng trượt 2%, bạc xuống 5,2%
Giá vàng giao sau quốc tế giảm phiên thứ 5 liên tiếp, hướng tới đợt giảm giá dài nhất từ tháng 10/2009. Cụ thể, giá vàng giao tháng 2 giảm 31,40 USD, tương ứng 2%, xuống 1.564,10 USD/ounce. Đây là mức thấp nhất của giá vàng kể từ giữa tháng 7.
Phạm vi giao dịch của giá vàng trong phiên là từ 1.557,60 – 1.595 USD/ounce. Như vậy là sau 5 phiên suy giảm liên tiếp vừa qua, giá vàng đã mất 3,3%. Từ đầu tháng 12 đến nay, giá vàng sụt 11%, nhưng tính từ đầu năm, giá mặt hàng này vẫn tăng 10%.
Cùng chiều với vàng, giá kim loại bạc giao tháng 3 giảm 1,51 USD, tương ứng 5,2%, xuống 27,23 USD/ounce, thấp nhất kể từ cuối tháng 1 tới nay. Palladium giao tháng 3 giảm 19,45 USD, tương ứng 2,9%, xuống 647,15 USD/ounce.
Mức giảm giá mạnh cũng diễn ra đồng thời trên các thị trường kim loại khác, bao gồm bạch kim và kim loại đồng. Cụ thể, giá đồng giao tháng 3/2012 giảm 4,4 cent, tương ứng 1,4%, xuống 3,37 USD/lb. Bạch kim giao tháng 4 giảm 3,2% xuống 1.392,4 USD/ounce.
Ca cao mất 3,75%, đường thô sụt 2,03%
Cũng chịu ảnh hưởng bởi việc đồng USD tăng giá, nhiều mặt hàng nông sản quan trọng đã giảm khá mạnh đêm 28/12. Cụ thể, giá ca cao giảm 83 USD, tương ứng 3,75%, xuống còn 2.133 USD/tấn. Giá đậu tương giảm 0,6%, còn 1.200,75 cent/bushel.
Giá đường thô quốc tế giảm 0,48 cent, tương ứng 2,03%, xuống còn 23,13 cent/lb. Giá ngô giao sau giảm 4,5 cent, tương ứng 0,7%, xuống 638 cent/bushel. Giá yến mạch giảm 0,5 cent, tương ứng 0,16%, xuống mức 316 cent/bushel.
Ngược chiều, giá cà phê tương lai tăng 3,9 cent, tương ứng 1,75%, lên 226,75 cent/lb. Giá gạo chưa xay xát đi ngang ở mức 14,020 USD/cwt. Giá len giao sau trên sàn SFE cũng đi ngang ở mức 1.340 cent/kg.
Chốt phiên giao dịch, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng lên mức 80,506 điểm, từ mức 79,792 điểm trong phiên liền trước. Việc đồng USD tăng giá luôn được xem là điềm xấu với giá hàng hóa toàn cầu.
Đồng Euro rơi từ mức 1,3074 USD/Euro trong phiên 27/12 xuống còn 1,2938 USD/Euro vào đêm qua, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết tổng giá trị khoản vay dành cho các ngân hàng Khu vực đồng Euro tính tới ngày 23/12 đã là 879 tỷ Euro.
Dầu thô trượt 2%, xăng mất 1,4%
Chốt phiên giao dịch ngày 28/12, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2/2012 giảm mạnh 1,98 USD, tương ứng 2%, xuống 99,36 USD/thùng trên sàn trao đổi hàng hóa New York. Sau khi đóng cửa, giá dầu thô loại này tiếp tục đi xuống trên bảng thanh toán điện tử.
Tuy nhiên, tính từ đầu năm tới nay, giá dầu thô hợp đồng giao sau đã tăng được 9%. Phiên giao dịch liền trước, ngày 27/12, giá dầu loại này đã tăng được 1,7% nâng mức tăng trong 6 phiên liên tiếp trước đó lên tới 8,4%.
Mặc dù đồng USD tăng giá mạnh khiến dầu thô mất giá, song mức giảm không thể mạnh hơn do Iran đe dọa đóng cửa ngăn việc vận chuyển dầu qua eo biển Hormuz, tuyến đường vận tải dầu quan trọng của khu vực Trung Đông ra thế giới bên ngoài.
Theo chuyên gia phân tích khu vực Trung Đông và Bắc Phi của hãng IHS Global Insight, ông Richard Cochrane, nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz, thì giá dầu thế giới sẽ chịu những tác động vô cùng nghiêm trọng.
Cuối phiên giao dịch đêm qua, Viện Dầu khí Mỹ công bố mức tính toán lượng dự trữ dầu trong tuần kết thúc ngày 23/12. Theo đó, dự trữ dầu tăng 9,6 triệu thùng, dự trữ xăng tăng 1,9 triệu thùng, các chế phẩm khác tăng 554 nghìn thùng.
Mặc dù thị trường vẫn đang chờ đợi số liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, song kết quả tính toán của Viện Dầu khí Mỹ cũng khiến nhà đầu tư lo ngại, dẫn tới đà giảm giá sâu hơn của dầu thô trên bảng giao dịch điện tử.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 1/2012 giảm 3,8 cent, tương ứng 1,4%, xuống 2,65 USD/gallon. Dầu sưởi giao tháng 1 giảm 1,5 cent, tương ứng 0,5% xuống 2,89 USD/gallon. Khí tự nhiên cùng kỳ giảm 0,9% xuống 3,08 USD/triệu BTU.
Vàng trượt 2%, bạc xuống 5,2%
Giá vàng giao sau quốc tế giảm phiên thứ 5 liên tiếp, hướng tới đợt giảm giá dài nhất từ tháng 10/2009. Cụ thể, giá vàng giao tháng 2 giảm 31,40 USD, tương ứng 2%, xuống 1.564,10 USD/ounce. Đây là mức thấp nhất của giá vàng kể từ giữa tháng 7.
Phạm vi giao dịch của giá vàng trong phiên là từ 1.557,60 – 1.595 USD/ounce. Như vậy là sau 5 phiên suy giảm liên tiếp vừa qua, giá vàng đã mất 3,3%. Từ đầu tháng 12 đến nay, giá vàng sụt 11%, nhưng tính từ đầu năm, giá mặt hàng này vẫn tăng 10%.
Cùng chiều với vàng, giá kim loại bạc giao tháng 3 giảm 1,51 USD, tương ứng 5,2%, xuống 27,23 USD/ounce, thấp nhất kể từ cuối tháng 1 tới nay. Palladium giao tháng 3 giảm 19,45 USD, tương ứng 2,9%, xuống 647,15 USD/ounce.
Mức giảm giá mạnh cũng diễn ra đồng thời trên các thị trường kim loại khác, bao gồm bạch kim và kim loại đồng. Cụ thể, giá đồng giao tháng 3/2012 giảm 4,4 cent, tương ứng 1,4%, xuống 3,37 USD/lb. Bạch kim giao tháng 4 giảm 3,2% xuống 1.392,4 USD/ounce.
Ca cao mất 3,75%, đường thô sụt 2,03%
Cũng chịu ảnh hưởng bởi việc đồng USD tăng giá, nhiều mặt hàng nông sản quan trọng đã giảm khá mạnh đêm 28/12. Cụ thể, giá ca cao giảm 83 USD, tương ứng 3,75%, xuống còn 2.133 USD/tấn. Giá đậu tương giảm 0,6%, còn 1.200,75 cent/bushel.
Giá đường thô quốc tế giảm 0,48 cent, tương ứng 2,03%, xuống còn 23,13 cent/lb. Giá ngô giao sau giảm 4,5 cent, tương ứng 0,7%, xuống 638 cent/bushel. Giá yến mạch giảm 0,5 cent, tương ứng 0,16%, xuống mức 316 cent/bushel.
Ngược chiều, giá cà phê tương lai tăng 3,9 cent, tương ứng 1,75%, lên 226,75 cent/lb. Giá gạo chưa xay xát đi ngang ở mức 14,020 USD/cwt. Giá len giao sau trên sàn SFE cũng đi ngang ở mức 1.340 cent/kg.