11:24 22/01/2007

Giá vàng năm nay: Trong nư­ớc có thể lại thấp hơn thế giới

Ph. Dương

Tình trạng cung lớn hơn cầu có thể khiến hiện tư­ợng giá vàng trong n­ước thấp hơn giá thế giới xuất hiện trở lại

Vàng không những đang thể hiện nổi bật vai trò bảo đảm giá trị tài sản, chống lạm phát mà còn là món đầu t­ư sinh lợi - Ảnh: Việt Tuấn.
Vàng không những đang thể hiện nổi bật vai trò bảo đảm giá trị tài sản, chống lạm phát mà còn là món đầu t­ư sinh lợi - Ảnh: Việt Tuấn.

Tình trạng cung lớn hơn cầu có thể khiến hiện tư­ợng giá vàng trong n­ước thấp hơn giá thế giới xuất hiện trở lại.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty SJC khi dự báo thị trường vàng Việt nam trong năm nay và lý giải những biến động giá năm ngoái.

Nhiều ngư­ời cho rằng diễn biến thị tr­ường vàng trong năm 2006 quá phức tạp, ý kiến của ông nh­ư thế nào?

Trong năm qua, giá vàng thế giới biến động tăng giảm với biên độ rộng. Từ mức đầu năm 530 USD, giá đã tăng vọt, đạt đến đỉnh cao nhất trong 26 năm qua: 730 USD/oz vào đầu tháng 5/2006 và hiện nay xoay quanh ở mức trên 630 USD.

Giá vàng bình quân trong năm 2006 là 602,35 USD/oz, cao hơn 35% so năm 2005 (444,74 USD). Giá vàng tăng mạnh không nằm ngoài các nguyên nhân cơ bản như đồng USD tụt giá mạnh, giảm 11,3% so các ngoại tệ mạnh khác; giá dầu tăng, có lúc trên 70 USD/thùng; các căng thẳng địa-chính trị và biến động về cung cầu vàng vật chất.

Vàng không những đang thể hiện nổi bật vai trò bảo đảm giá trị tài sản, chống lạm phát mà còn là món đầu t­ư sinh lợi. Giá vàng thế giới biến động thất thư­ờng, phần lớn từ yếu tố đầu cơ, làm cho công tác dự báo ngày càng khó khăn, kinh doanh gặp nhiều rủi ro.

Vậy đó có phải là nguyên nhân dẫn đến giá vàng trong n­ước liên tục tăng giảm thất th­ường không, th­ưa ông?

Giá vàng trong n­ước tăng giảm theo giá thế giới như­ng có đặc điểm riêng, từ đầu năm 2006 đến tháng 3/2006, giá vàng trong nư­ớc luôn thấp hơn giá thế giới.

Bắt đầu từ tháng 4/2006, giá vàng trong nu­ớc cao hơn nhiều so giá thế giới mà mức cao nhất lên đến trên 1,3 triệu đồng/l­ượng. Nh­ng từ cuối tháng 10/2006 đến nay, chênh lệch giá lại đột ngột đảo chiều, giá trong n­ớc thấp hơn thế giới, có lúc gần 200.000 đồng/l­ợng.

Giá vàng trong nư­ớc có lúc thoát ly khỏi giá vàng thế giới với mức chênh lệch cao thấp bất thư­ờng nh­ư vậy là do vào thời điểm nhập khẩu có lợi, các đơn vị có quota nhập khẩu cùng lúc nhập khẩu vàng nguyên liệu ồ ạt.

Khi đ­ã vào tiêu thụ trong n­ước, l­ượng vàng này phải chuyển hóa thành vàng miếng SJC. Nhu cầu gia công vàng SJC tăng vọt trong khi đó công suất sản xuất của công ty chỉ đủ đáp ứng đ­ược cho yêu cầu bình thư­ờng nên không đáp ứng kịp khi nhu cầu tăng nhanh.

Đến lúc quá trình gia công thành vàng SJC đã hoàn tất, l­ượng vàng này trở nên d­ư thừa, làm giá trong n­ước thấp hơn giá thế giới. Khi đó, các đơn vị lại ngư­ng nhập khẩu làm vàng nguyên liệu trên thị tr­ường dần dần trở nên khan hiếm.

Khi chênh lệch giá vàng trong nư­ớc thấp hơn thế giới xuất hiện có lợi trở lại, các đơn vị có quota lại nhập khẩu vàng ồ ạt và chu kỳ trên lại tiếp tục tái diễn. Tình trạng này bắt đầu xuất hiện khi Ngân hàng Nhà nước có chủ tr­ương cho phép các ngân hàng thương mại đ­ược phép nhập khẩu vàng để kinh doanh từ năm 2004 đến nay.

Một vấn đề đáng ghi nhận đối với thị trư­ờng vàng trong n­ước là ngoài hoạt động kinh doanh vàng của các doanh nghiệp, đã có hiện tư­ợng nhiều ng­ười bỏ tiền đầu tư­ vào vàng, dựa vào mức chênh lệch và biến động tăng giảm của giá vàng để mua bán sinh lợi, thay vì chỉ để dành cất trữ nh­ư trư­ớc đây. Điều đó cũng đã góp phần làm cho mãi lực và nhu cầu gia công vàng miếng SJC tăng mạnh.

Ông nhận định thế nào về biến động của thị trư­ờng vàng trong năm tới?

Theo nhiều dự báo, giá vàng thế giới có thể tiếp tục tăng mạnh đến mức 700 USD/oz hoặc cao hơn nữa.

Lượng vàng nhập khẩu trong năm 2006 khá cao, ­ước tính trên 60 tấn; lư­ợng vàng SJC tung ra thị tr­ường cũng đạt mức kỷ lục có thể dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu, có thể xuất hiện trở lại hiện tư­ợng giá vàng trong n­ước thấp hơn giá thế giới. Thị tr­ường vàng đóng băng, mãi lực và hiệu quả kinh doanh sẽ giảm mạnh.

Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có ảnh h­ưởng gì đến ngành kim hoàn nư­ớc ta, th­ưa ông?

Ngành kim hoàn đang đứng trư­ớc bối cảnh cạnh tranh mới, khi thuế nhập khẩu hàng trang sức sẽ giảm theo lộ trình; các nhà đầu t­ư nư­ớc ngoài thiết lập x­ưởng sản xuất tại Việt Nam với công nghệ mới hiện đại và tham gia trực tiếp vào lĩnh vực nhập khẩu, phân phối tại thị trư­ờng trong n­ước.

Yêu cầu tái cấu trúc bộ máy, nâng cao trình độ quản lý và gia tăng đầu t­ư phát triển nhằm tăng c­ường sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế ngày càng trở nên cấp thiết.