Giá vé máy bay nội địa chính thức sẽ giảm theo giá dầu
Bộ Tài chính chấp thuận đề xuất của Cục Hàng không về việc điều chỉnh giá vé máy bay hạng phổ thông trong nước
Bộ Tài chính vừa ban hành quy định về mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách hạng vé phổ thông trên các đường bay nội địa còn vị thế độc quyền.
Theo đó, từ 1/1/2015, trần khung giá cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông sẽ được điều chỉnh từ 5.000 đồng xuống còn 4.250 đồng/hành khách/km, tương ứng với giảm 15%, chưa bao gồm VAT.
Trên cơ sở trần khung giá cước nói trên, Cục Hàng không Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải sẽ hướng dẫn xác định mức giá vé cụ thể áp dụng thống nhất cho các hãng phù hợp với từng thời kỳ trên cơ sở chi phí vận chuyển, tình hình thị trường và sau khi tổ chức rà soát phương án giá.
Các hãng quy định giá vé theo từng đường bay hoặc nhóm đường bay nhưng không vượt quá mức giá hướng dẫn của Cục Hàng không. Đồng thời các hãng cần thực hiện đa dạng giá vé phù hợp với thị trường và chất lượng dịch vụ, kê khai mức giá cụ thể với cơ quan quản lý.
Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan thẩm quyền cần cụ thể hoá mức tối đa giá vé theo 5 nhóm cự ly vận chuyển và công bố danh mục các đường bay nội địa.
“Cục Hàng không thực hiện chế độ báo cáo Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính về kết quả thực hiện các quy định về giá cước vận chuyển hàng không theo quy định”, văn bản nêu rõ.
Trước đó, trước tình hình giá dầu thế giới và nhiên liệu máy bay Jet A1 liên tục giảm, Cục Hàng không Việt Nam đã kiến nghị giảm mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông, để phù hợp với tình hình biến động của giá xăng dầu.
Theo tính toán của Cục Hàng không, so với mức giá nhiên liệu được tính toán trong phương án mức tối đa khung giá cước của Bộ Tài chính, giá nhiên liệu giảm 43,4%. Trong khi đó, chi phí nhiên liệu thường chiếm khoảng 39,5% tổng chi phí của các hãng hàng không Việt Nam, nên tổng chi phí của hãng sẽ giảm khoảng 17%.
Theo đó, từ 1/1/2015, trần khung giá cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông sẽ được điều chỉnh từ 5.000 đồng xuống còn 4.250 đồng/hành khách/km, tương ứng với giảm 15%, chưa bao gồm VAT.
Trên cơ sở trần khung giá cước nói trên, Cục Hàng không Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải sẽ hướng dẫn xác định mức giá vé cụ thể áp dụng thống nhất cho các hãng phù hợp với từng thời kỳ trên cơ sở chi phí vận chuyển, tình hình thị trường và sau khi tổ chức rà soát phương án giá.
Các hãng quy định giá vé theo từng đường bay hoặc nhóm đường bay nhưng không vượt quá mức giá hướng dẫn của Cục Hàng không. Đồng thời các hãng cần thực hiện đa dạng giá vé phù hợp với thị trường và chất lượng dịch vụ, kê khai mức giá cụ thể với cơ quan quản lý.
Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan thẩm quyền cần cụ thể hoá mức tối đa giá vé theo 5 nhóm cự ly vận chuyển và công bố danh mục các đường bay nội địa.
“Cục Hàng không thực hiện chế độ báo cáo Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính về kết quả thực hiện các quy định về giá cước vận chuyển hàng không theo quy định”, văn bản nêu rõ.
Trước đó, trước tình hình giá dầu thế giới và nhiên liệu máy bay Jet A1 liên tục giảm, Cục Hàng không Việt Nam đã kiến nghị giảm mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông, để phù hợp với tình hình biến động của giá xăng dầu.
Theo tính toán của Cục Hàng không, so với mức giá nhiên liệu được tính toán trong phương án mức tối đa khung giá cước của Bộ Tài chính, giá nhiên liệu giảm 43,4%. Trong khi đó, chi phí nhiên liệu thường chiếm khoảng 39,5% tổng chi phí của các hãng hàng không Việt Nam, nên tổng chi phí của hãng sẽ giảm khoảng 17%.