Giá xăng thế giới liên tục hạ nhiệt
Phiên 18/10, giá xăng giao tháng 11 trên sàn New York giảm thêm 4 cent, tương ứng 1,3%, xuống 2,75 USD/gallon
Phiên giao dịch đêm qua (18/10), giá hầu hết các mặt hàng năng lượng trên thị trường giao dịch quốc tế đều giảm do áp lực của việc đồng USD tăng giá cùng những số liệu trái chiều về kinh tế Mỹ và Trung Quốc.
Cụ thể, chốt phiên New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 giảm 2 cent, xuống còn 92,10 USD/thùng. Mức giá cao nhất trong ngày của dầu thô loại này là 92,59 USD/thùng. Phiên giao dịch liền trước, giá mặt hàng năng lượng này cũng chỉ tăng rất nhẹ.
Hôm qua, Bộ Lao động Mỹ công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua đã tăng lên 388.000 người. Cùng ngày, Trung Quốc công bố GDP quý 3 của nền kinh tế này chỉ đạt mức tăng trưởng 7,4%, so với mức 7,6% trong quý 2.
Mặc dù sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 9 đã hồi phục đáng kể, song theo các chuyên gia thị trường năng lượng, thì yếu tố này chưa đủ để được xem là lực đỡ cho niềm tin của giới đầu tư về triển vọng lượng tiêu thụ dầu thô trong tương lai.
Một yếu tố khác cũng tác động mạnh không kém tới kết quả giao dịch dầu thô trong phiên đêm qua là việc chỉ số USD so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác đã tăng lên 79,372 điểm, từ mức 79,022 điểm trong phiên 17/10 và gây áp lực lên giá dầu thô.
Cũng trong ngày hôm qua, ngân hàng Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo giá dầu thô Brent trong năm 2013. Theo Goldman Sachs, giá trung bình năm 2013 của dầu thô loại này là 110 USD/thùng, thấp hơn hẳn 20 USD/thùng so với lần dự báo trước đó.
Cùng đi xuống với dầu thô, chốt phiên New York đêm qua, giá dầu sưởi giao tháng 11 hạ 0,11% xuống 3,18 USD/gallon. Xăng giảm 4 cent, tương ứng 1,3%, xuống 2,75 USD/gallon. Ngược dòng, khí tự nhiên tăng 3,4% lên chốt ở 3,59 USD/ triệu BTU.
Cụ thể, chốt phiên New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 giảm 2 cent, xuống còn 92,10 USD/thùng. Mức giá cao nhất trong ngày của dầu thô loại này là 92,59 USD/thùng. Phiên giao dịch liền trước, giá mặt hàng năng lượng này cũng chỉ tăng rất nhẹ.
Hôm qua, Bộ Lao động Mỹ công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua đã tăng lên 388.000 người. Cùng ngày, Trung Quốc công bố GDP quý 3 của nền kinh tế này chỉ đạt mức tăng trưởng 7,4%, so với mức 7,6% trong quý 2.
Mặc dù sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 9 đã hồi phục đáng kể, song theo các chuyên gia thị trường năng lượng, thì yếu tố này chưa đủ để được xem là lực đỡ cho niềm tin của giới đầu tư về triển vọng lượng tiêu thụ dầu thô trong tương lai.
Một yếu tố khác cũng tác động mạnh không kém tới kết quả giao dịch dầu thô trong phiên đêm qua là việc chỉ số USD so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác đã tăng lên 79,372 điểm, từ mức 79,022 điểm trong phiên 17/10 và gây áp lực lên giá dầu thô.
Cũng trong ngày hôm qua, ngân hàng Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo giá dầu thô Brent trong năm 2013. Theo Goldman Sachs, giá trung bình năm 2013 của dầu thô loại này là 110 USD/thùng, thấp hơn hẳn 20 USD/thùng so với lần dự báo trước đó.
Cùng đi xuống với dầu thô, chốt phiên New York đêm qua, giá dầu sưởi giao tháng 11 hạ 0,11% xuống 3,18 USD/gallon. Xăng giảm 4 cent, tương ứng 1,3%, xuống 2,75 USD/gallon. Ngược dòng, khí tự nhiên tăng 3,4% lên chốt ở 3,59 USD/ triệu BTU.