09:05 06/07/2011

Giải pháp nhân sự doanh nghiệp thời hậu khủng hoảng

Trí An

Sau khủng hoảng, các doanh nghiệp thường phải đối mặt với những thách thức lớn trong vấn đề nhân sự

Học viên MBA của Viện Quản trị kinh doanh (FSB) đang học qua trò chơi kinh doanh.
Học viên MBA của Viện Quản trị kinh doanh (FSB) đang học qua trò chơi kinh doanh.
Sau khủng hoảng, các doanh nghiệp thường phải đối mặt với những thách thức lớn trong tái tuyển dụng, bố trí, sắp xếp lực lượng lao động nhằm đón  đầu các cơ hội phục hồi. Đặc biệt là sự thiếu hụt nhân sự trong các nhóm thuộc lĩnh vực quản lý.

Nhiều nhưng vẫn thiếu

Theo nghiên cứu được công bố gần đây bởi The Economist, Việt Nam là một trong 7 nền kinh tế mới nổi có nguy cơ tăng trưởng nóng cao nhất thế giới. Kết quả này có được thông qua việc phân tích 6 chỉ báo khác nhau: Giá cả, GDP, việc làm, tín dụng, lãi suất và cán cân vãng lai. Tình hình kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhu cầu về nguồn nhân sự quản trị cao cấp tại thị trường Việt Nam hiện rất lớn do quy mô của hệ thống doanh nghiệp phát triển triển mạnh. Khi phát triển đến một ngưỡng nhất định, các doanh nghiệp nhận ra được vai trò to lớn của những nhân sự cấp cao để có thể giúp công ty vượt qua khó khăn và phát triển bền vững.

Mỗi năm Việt Nam có hàng triệu người đến độ tuổi lao động, sinh viên, học viên ra trường và được bổ sung vào lực lượng lao động của đất nước. Tuy nhiên, chất lượng lao động lại không tỉ lệ thuận với số lượng, nhất là nguồn lực trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Chỉ cần lướt qua các website tuyển dụng tại Việt Nam dễ dàng nhận thấy các doanh nghiệp đang thiếu rất nhiều những nhà quản trị có chuyên môn cao. Khi đăng tuyển các doanh nghiệp đều nhận được rất nhiều hồ sơ ứng viên nhưng để tìm được một nhà quản trị thích hợp thì không đơn giản.

Một số doanh nghiệp đã hết lòng “chiêu hiền đãi sĩ” bằng mọi giá. Khủng hoảng nhân sự cấp cao đã dẫn đến cuộc cạnh tranh nhân tài diễn ra mở mọi cấp độ, cầu cao hơn cung đã khiến bộ phận lao động này càng trở nên “có giá” và hệ lụy phát sinh là tình trạng “chảy máu chất xám”, lao động cấp cao nhảy việc... ngày càng xảy ra thường xuyên hơn, gây bất ổn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong nước...

Giải pháp từ giáo dục

Nhận thấy nhu cầu về nhân sự cấp cao, nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới đã ra nhập thị trường giáo dục tại Việt Nam thông qua việc liên kết đào tạo MBA với những cơ sở đào tạo trong nước. Những hoạt động liên kết giúp các học viên giảm chi phí và có điều kiện tiếp cận với những kiến thức, kinh nghiệm quản trị tiên tiến của thế giới...

Giáo sư - Tiến Sĩ Dieter Reineke, đồng Giám đốc Chương trình Cao học QTKD (EMBA) Trường Kinh doanh, Đại học Northwestern Thuỵ Sỹ nhận định: “Xét trên phương diện tổng thể, các chương trình MBA hiện nay đang phát triển vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức và bản thân MBA chưa thể hiện được vai trò đào tạo cho đội ngũ kế cận của tầng lớp quản lý này trong các tổ chức doanh nghiệp”.

Qua nghiên cứu thị trường Việt Nam, Trường Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Northwestern (UNW) đứng đầu tại Thụy Sĩ về đạo tạo các chương trình sau Đại học trong lĩnh vực quản lý kinh doanh với hơn 150 các chương trình đào tạo học thuật chất lượng như thạc sỹ quản trị kinh doanh, thạc sỹ nâng cao đã quyết định hợp tác với Khoa quản trị kinh doanh (HSB) - Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - Trường Đại học FPT để tổ chức chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (EMBA) dành cho các nhà quản trị trung và cao cấp trong các doanh nghiệp Việt Nam.

“Những chương trình MBA hoàn toàn do giảng viên nước ngoài giảng dạy sẽ giúp học viên tiếp cận được toàn bộ những kiến thức hiện đại, cập nhật và tiên tiến nhất trong nền giáo dục quốc tế nhưng lại có một sự khuyết thiếu về những nghiên cứu tình huống ứng dụng cho bối cảnh Việt Nam. Vì vậy, một chương trình MBA học bằng tiếng Anh với sự kết hợp hài hòa về kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm thực tiễn giữa các giảng viên nước ngoài và giảng viên Việt Nam là giải pháp khá hiệu quả cho vấn đề này”, Giáo sư Dieter Reineke chia sẻ.

Chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EMBA) của Đại học Northwestern được thiết kế trên quan điểm đón trước những xu thế phổ biến trên thế giới, hướng đến sự phát triển bền vững trong công tác quản trị. Công tác quản trị bền vững được thể hiện xuyên suốt trong nội dung tất cả các môn học trong chương trình. Học viên đồng thời có cơ hội học tập với các Giảng viên của Đại học Northwestern, những người vốn đã có rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy tại Việt Nam.

Dự kiến, chương trình EMBA do đại học Northwestern phối hợp triển khai tại Việt Nam sẽ khai giảng trong tháng 8/2011. Thông tin chi tiết về chương trình được đăng tải tại đây hoặc liên hệ theo số hotline: +84-167-267-9999.