08:54 26/05/2022

Giải pháp on-Cloud tăng tốc vận hành doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khánh Huyền

Nằm trong Bộ giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) từ akaBot - FPT Software, UBot mang đến giải pháp on-Cloud đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy nhanh tối ưu vận hành thông qua tự động hóa...

Bà Đỗ Thị Hương - Giám đốc nghiên cứu và phát triển UBot giới thiệu giải pháp chuyển đổi số linh hoạt, thần tốc cho doanh nghiệp SME.
Bà Đỗ Thị Hương - Giám đốc nghiên cứu và phát triển UBot giới thiệu giải pháp chuyển đổi số linh hoạt, thần tốc cho doanh nghiệp SME.

Ngày 25/5/2022, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức thành công Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - ASIA DX Summit 2022). Với chủ đề nóng hổi “Hợp lực Chuyển đổi số”, chương trình thu hút đông đảo doanh nghiệp quan tâm và tham gia vào các chuyên đề hội thảo chuyên sâu đến từ đại diện các công ty thành viên thuộc FPT.

Trong bài trình bày “Mô hình chuyển đổi số thần tốc - linh hoạt cho doanh nghiệp SME”, bà Đỗ Thị Hương - Giám đốc nghiên cứu và phát triển UBot (https://ubot.vn/), Giải pháp tự động hóa nghiệp vụ doanh nghiệp, đã đưa ra những nhận định mang tính thời sự góp phần giúp SME nhanh chóng bắt nhịp xu hướng chuyển đổi số quốc gia và tiếp cận mô hình kinh doanh mới hiệu quả hơn.

Mới đây, trang Asia Times (Hong Kong) nhận định Việt Nam có tiềm năng trở thành quốc gia dẫn đầu về kỹ thuật số, chuyển đổi số. Cụ thể, Việt Nam hướng đến mục tiêu năm 2025, nền kinh tế số sẽ đạt 52 tỷ USD; năm 2030 chiếm 30% GDP. Theo thống kê, sẽ có 30 tỷ USD được cộng thêm vào GDP Việt Nam vào năm 2024 nếu đẩy mạnh chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME.

Trên thực tế, theo kết quả khảo sát của VINASA, 72% doanh nghiệp đang tìm cách chuyển đổi số để đưa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường tuy nhiên có đến 92% doanh nghiệp không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu và như thế nào.

Dựa vào tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, Bà Đỗ Thị Hương đánh giá cao mô hình Kinh doanh linh hoạt (Composable Business) được đề xuất bởi Gartner là hướng đi phù hợp nhất đối với doanh nghiệp SME với sự kết hợp 3 yếu tố nòng cốt: tư duy linh hoạt, cấu trúc kinh doanh linh hoạt và công nghệ linh hoạt.

Theo khảo sát của Gartner, mô hình Kinh doanh linh hoạt góp phần tăng 24% hiệu quả kinh doanh tổng thể so với mô hình truyền thống, giảm thiểu đáng kể mức rủi ro và chi phí vận hành doanh nghiệp xuống ở mức 22 - 23%. Có thể thấy, việc ứng dụng mô hình kinh doanh mới được nhận định là yếu tố “thay đổi cuộc chơi” giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp SME bứt phá 1,5 lần doanh thu và bứt tốc giành cơ hội dẫn đầu trên đường đua chuyển đổi số.

Mô hình kinh doanh linh hoạt tạo ra hiệu quả kinh doanh ấn tượng cho doanh nghiệp. (Nguồn: Gartner).
Mô hình kinh doanh linh hoạt tạo ra hiệu quả kinh doanh ấn tượng cho doanh nghiệp. (Nguồn: Gartner).

Theo các chuyên gia, yếu tố công nghệ linh hoạt trong doanh nghiệp đóng vai trò động lực thúc đẩy kinh doanh doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa tự động hóa quy trình RPA và ứng dụng công nghệ điện toán đám mây được xem là cơ sở cho tương lai đổi mới kỹ thuật số của SME trong thời gian tới tại Việt Nam. Giải pháp UBot (https://ubot.vn/) với mô hình triển khai RPA dưới dạng hình thức dịch vụ, đóng gói dành cho mọi doanh nghiệp dễ dàng sử dụng mà không xâm lấn, can thiệp vào hệ thống hiện tại của doanh nghiệp, tạo ra khả năng ứng dụng linh hoạt, chủ động.

Tích hợp mô hình on-Cloud vào cấu trúc công nghệ lõi RPA, hơn 1000 khách hàng của UBot đều hài lòng khi sử dụng nhờ tính ứng dụng đơn giản, chỉ mất 5 phút cài đặt để sử dụng mà không cần đầu tư nhân sự chuyên môn cao về công nghệ, có thể vận hành mọi lúc mọi nơi, giúp khách hàng tiết kiệm đến 85% chi phí vận hành.

Bà Đỗ Thị Hương cũng chia sẻ thêm trong phiên hội thảo chuyên đề: “Muốn đi nhanh trong hành trình chuyển đổi số, Doanh nghiệp SME cần tận dụng mọi nguồn lực, tranh thủ mọi thời cơ và linh hoạt trong từng bước triển khai. Với mô hình RPAaaS và giải pháp On-Cloud từ UBot, SME có thể chuyển dịch dần tới đích đến “Agile” - linh hoạt trong từng mắt xích vận hành để tối ưu và tăng tốc.”

Ra mắt thị trường từ đầu năm 2021, hệ sinh thái UBot khẳng định uy tín với một loạt sản phẩm UBot Invoice - xử lý hoá đơn đầu vào, UBot Epayment - xử lý tự động khoản thanh toán, UBot Meeting - giải pháp tổ chức Đại hội Cổ đông trực tuyến. Tròn 1 năm ra đời và phát triển, UBot đánh dấu cột mốc đồng hành cùng hơn 1000+ doanh nghiệp với quy mô đa dạng và hoạt động trong nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, kế toán, bán lẻ...

Với sứ mệnh tăng tốc vận hành doanh nghiệp Việt và tầm nhìn tự động hóa đầu cuối - mỗi bot ảo hỗ trợ số hóa trọn vẹn một quy trình/ tác vụ, giải pháp UBot hứa hẹn trong năm nay sẽ ra mắt thêm bộ sản phẩm tự động hoá các quy trình vận hành cho các phòng ban chuyên biệt trong doanh nghiệp bao gồm tài chính kế toán, nhân sự…