Giao dịch dầu thô ngày càng mất sức hấp dẫn
Thị trường dầu thô thế giới tiếp tục giảm giá xuống dưới 83 USD/thùng trong phiên giao dịch 13/6
Thị trường dầu thô thế giới tiếp tục giảm giá xuống dưới 83 USD/thùng trong phiên giao dịch 13/6. Số liệu kinh tế Mỹ ảm đạm càng khiến cho triển vọng tiêu thụ mặt hàng năng lượng này trở nên u ám hơn, bất chấp lượng cung ứng tuần qua đã giảm mạnh trên diện rộng.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch 13/6, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn hàng hóa New York đã giảm thêm 70 cent, tương ứng 0,8%, xuống còn 82,62 USD/thùng. Theo các nhà phân tích, số liệu kinh tế Mỹ yếu kém với doanh số bán lẻ tháng 5 tăng trưởng thấp đã phủ bóng đen lên giao dịch dầu thô đêm qua.
Thị trường mở phiên cũng có lúc tăng nhẹ sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố lượng cung dầu tuần kết thúc ngày 8/6 giảm 200.000 thùng, cung xăng giảm mạnh 1,7 triệu thùng và các chế phẩm khác giảm 100.000 thùng. Tuy nhiên, thông tin này nhanh chóng bị đè bẹp bởi báo cáo doanh số bán lẻ.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng 5 vừa qua, doanh số bán lẻ của nước này giảm 0,2%. Đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp của chỉ số này. Trong khi đó, chi phí thấp hơn cho thực phẩm và năng lượng đưa chỉ số giá sản xuất tại Mỹ giảm 1% trong tháng 5, mức giảm mạnh nhất trong gần ba năm qua.
Những số liệu kinh tế không mấy tốt đẹp trên đã gieo rắc thêm những lo sợ của nhà đầu tư về triển vọng tiêu thụ năng lượng trong tương lai gần giữa lúc thế giới đang vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công đeo bám dai dẳng Khu vực đồng tiền chung châu Âu và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh hơn.
Trong báo cáo đưa ra ngày hôm qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ nhận định, tình trạng suy yếu của giá dầu đã leo thang trong bối cảnh khủng hoảng nợ công Khu vực đồng tiền chung châu Âu trở nên sâu sắc hơn, cùng với những lo lắng về sự suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc và lượng cung thế giới tăng.
Hiện nhà đầu tư đang trông chờ vào kết quả phiên họp chính thức của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ diễn ra vào ngày hôm nay tại thủ đô Vienna của Áo. Hội nghị này sẽ quyết định mức sản lượng của các nước thành viên. Theo Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Venezuela, OPEC sẽ giữ nguyên sản lượng.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, nếu OPEC tăng thêm sản lượng dầu hàng ngày của các nước thành viên, thị trường năng lượng này sẽ phải chịu áp lực giảm giá lớn hơn. Hiện sản lượng hàng ngày của các nước OPEC là 30 triệu thùng. Tuy nhiên, riêng trong tháng 5, sản lượng dầu thô hàng ngày lên tới 31,75 triệu thùng.
Trong phiên giao dịch hôm qua, giá dầu sưởi giao tháng 7 cũng theo hướng dầu thô, giảm 1 cent, tương ứng 0,4%, xuống còn 2,61 USD/gallon. Khí tự nhiên giao cùng kỳ hạn giảm 5 cent, tương ứng 2,1%, xuống còn 2,19 USD/triệu BTU. Ngược dòng, giá xăng giao tháng 7 tăng 0,5 cent, lên chốt ở 2,66 USD/gallon.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch 13/6, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn hàng hóa New York đã giảm thêm 70 cent, tương ứng 0,8%, xuống còn 82,62 USD/thùng. Theo các nhà phân tích, số liệu kinh tế Mỹ yếu kém với doanh số bán lẻ tháng 5 tăng trưởng thấp đã phủ bóng đen lên giao dịch dầu thô đêm qua.
Thị trường mở phiên cũng có lúc tăng nhẹ sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố lượng cung dầu tuần kết thúc ngày 8/6 giảm 200.000 thùng, cung xăng giảm mạnh 1,7 triệu thùng và các chế phẩm khác giảm 100.000 thùng. Tuy nhiên, thông tin này nhanh chóng bị đè bẹp bởi báo cáo doanh số bán lẻ.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng 5 vừa qua, doanh số bán lẻ của nước này giảm 0,2%. Đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp của chỉ số này. Trong khi đó, chi phí thấp hơn cho thực phẩm và năng lượng đưa chỉ số giá sản xuất tại Mỹ giảm 1% trong tháng 5, mức giảm mạnh nhất trong gần ba năm qua.
Những số liệu kinh tế không mấy tốt đẹp trên đã gieo rắc thêm những lo sợ của nhà đầu tư về triển vọng tiêu thụ năng lượng trong tương lai gần giữa lúc thế giới đang vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công đeo bám dai dẳng Khu vực đồng tiền chung châu Âu và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh hơn.
Trong báo cáo đưa ra ngày hôm qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ nhận định, tình trạng suy yếu của giá dầu đã leo thang trong bối cảnh khủng hoảng nợ công Khu vực đồng tiền chung châu Âu trở nên sâu sắc hơn, cùng với những lo lắng về sự suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc và lượng cung thế giới tăng.
Hiện nhà đầu tư đang trông chờ vào kết quả phiên họp chính thức của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ diễn ra vào ngày hôm nay tại thủ đô Vienna của Áo. Hội nghị này sẽ quyết định mức sản lượng của các nước thành viên. Theo Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Venezuela, OPEC sẽ giữ nguyên sản lượng.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, nếu OPEC tăng thêm sản lượng dầu hàng ngày của các nước thành viên, thị trường năng lượng này sẽ phải chịu áp lực giảm giá lớn hơn. Hiện sản lượng hàng ngày của các nước OPEC là 30 triệu thùng. Tuy nhiên, riêng trong tháng 5, sản lượng dầu thô hàng ngày lên tới 31,75 triệu thùng.
Trong phiên giao dịch hôm qua, giá dầu sưởi giao tháng 7 cũng theo hướng dầu thô, giảm 1 cent, tương ứng 0,4%, xuống còn 2,61 USD/gallon. Khí tự nhiên giao cùng kỳ hạn giảm 5 cent, tương ứng 2,1%, xuống còn 2,19 USD/triệu BTU. Ngược dòng, giá xăng giao tháng 7 tăng 0,5 cent, lên chốt ở 2,66 USD/gallon.