Giáo hoàng kêu gọi Mỹ đối xử “có tình” với người di cư
Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Giáo hoàng Francis nói Mỹ nên đối xử với người di cư "như những con người”, thay vì "như những con số”
Trong một bài phát biểu mang tính lịch sử trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ ngày 24/9, Giáo hoàng Francis nói Mỹ nên đối xử với người di cư “như những con người”, thay vì “như những con số”.
Theo hãng tin BBC, người di cư là một chủ đề nổi bật trong bài phát biểu của người đứng đầu tòa thánh Vatican trước các nghị sỹ Quốc hội Mỹ nhân chuyến thăm tới nước này. Giáo hoàng kêu gọi người di cư nên được đối xử “bằng tình cảm giống như chúng ta muốn được người khác đối xử với mình”.
Ngoài ra, Giáo hoàng cũng một lần nước kêu gọi Mỹ chấm dứt áp dụng án tử hình và đối xử tốt hơn nữa với người nghèo và người tàn tật.
Tham dự buổi diễn thuyết của Giáo hoàng ngày 24/9 trên đồi Capitol có 500 nghị sỹ, thẩm phán và quan chức cấp cao của Mỹ. Khi Giáo hoàng vừa bước chân vào khán phòng, một tràng vỗ tay lớn đã vang lên chào đón.
Trong bài phát biểu của mình, Giáo hoàng nói thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai và cuộc khủng hoảng này mang lại những thách thức vô cùng to lớn.
Tuy vậy, Giáo hoàng đặc biệt nhấn mạnh dòng người di cư từ khu vực Trung Mỹ tới nước Mỹ để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi Giáo hoàng phát biểu đến đây, các nghị sỹ Quốc hội Mỹ đã đồng loạt đứng dậy vỗ tay tán thưởng.
“Chúng ta không nên bối rối vì con số người di cư, mà nên nhìn nhận họ như những con người, nhìn vào khuôn mặt họ và lắng nghe câu chuyện của họ, cố gắng phản ứng một cách tốt nhất có thể với tình thế của họ”, Giáo hoàng nói.
Trong suốt nhiều năm qua, những tia hy vọng về cải cách sâu rộng trong chính sách nhập cư của Mỹ đã lóe lên để rồi vụt tắt chỉ vì bất đồng chính trị ở Washington. Cùng với đó, nỗ lực của Tổng thống Barack Obama nhằm giúp 11 triệu người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp không bị trục xuất đang bị cản trở bởi quy định pháp lý.
Bài phát biểu của Giáo hoàng khép lại bằng câu “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Ngay khi Giáo hoàng vừa dừng lời, cả khán phòng đã đứng dậy vỗ tay không ngớt.
Tuy vậy, một số ứng cử viên tham gia chạy đua tranh cử tổng thống Mỹ 2016 đã tỏ ra “không vui” với bài phát biểu này của người đứng đầu Vatican. Thượng nghị sỹ Ted Cruz của đảng Cộng hòa nói không đồng tình với quan điểm của Giáo hoàng về án tử hình. Theo ông Cruz, án tử hình là “một sự công nhận đối với sự quý giá của sinh mạng con người”.
Sau bài phát biểu, vị Giáo hoàng 78 tuổi người Argentina đã xuất hiện trên ban công của tòa nhà Quốc hội Mỹ và nói bằng tiếng Tây Ban Nha với hàng nghìn người đang tập trung bên dưới.
Sau khi rời Washington, Giáo hoàng Francis tiếp tục tới New York, trạm dừng chân tiếp theo trong chuyến thăm chính thức Mỹ đầu tiên. Ngày 25/9, Giáo hoàng phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, thăm khu tưởng niệm sự kiện 11/9, và dự thánh lễ tại Madison Square Garden.
Theo hãng tin BBC, người di cư là một chủ đề nổi bật trong bài phát biểu của người đứng đầu tòa thánh Vatican trước các nghị sỹ Quốc hội Mỹ nhân chuyến thăm tới nước này. Giáo hoàng kêu gọi người di cư nên được đối xử “bằng tình cảm giống như chúng ta muốn được người khác đối xử với mình”.
Ngoài ra, Giáo hoàng cũng một lần nước kêu gọi Mỹ chấm dứt áp dụng án tử hình và đối xử tốt hơn nữa với người nghèo và người tàn tật.
Tham dự buổi diễn thuyết của Giáo hoàng ngày 24/9 trên đồi Capitol có 500 nghị sỹ, thẩm phán và quan chức cấp cao của Mỹ. Khi Giáo hoàng vừa bước chân vào khán phòng, một tràng vỗ tay lớn đã vang lên chào đón.
Trong bài phát biểu của mình, Giáo hoàng nói thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai và cuộc khủng hoảng này mang lại những thách thức vô cùng to lớn.
Tuy vậy, Giáo hoàng đặc biệt nhấn mạnh dòng người di cư từ khu vực Trung Mỹ tới nước Mỹ để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi Giáo hoàng phát biểu đến đây, các nghị sỹ Quốc hội Mỹ đã đồng loạt đứng dậy vỗ tay tán thưởng.
“Chúng ta không nên bối rối vì con số người di cư, mà nên nhìn nhận họ như những con người, nhìn vào khuôn mặt họ và lắng nghe câu chuyện của họ, cố gắng phản ứng một cách tốt nhất có thể với tình thế của họ”, Giáo hoàng nói.
Trong suốt nhiều năm qua, những tia hy vọng về cải cách sâu rộng trong chính sách nhập cư của Mỹ đã lóe lên để rồi vụt tắt chỉ vì bất đồng chính trị ở Washington. Cùng với đó, nỗ lực của Tổng thống Barack Obama nhằm giúp 11 triệu người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp không bị trục xuất đang bị cản trở bởi quy định pháp lý.
Bài phát biểu của Giáo hoàng khép lại bằng câu “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Ngay khi Giáo hoàng vừa dừng lời, cả khán phòng đã đứng dậy vỗ tay không ngớt.
Tuy vậy, một số ứng cử viên tham gia chạy đua tranh cử tổng thống Mỹ 2016 đã tỏ ra “không vui” với bài phát biểu này của người đứng đầu Vatican. Thượng nghị sỹ Ted Cruz của đảng Cộng hòa nói không đồng tình với quan điểm của Giáo hoàng về án tử hình. Theo ông Cruz, án tử hình là “một sự công nhận đối với sự quý giá của sinh mạng con người”.
Sau bài phát biểu, vị Giáo hoàng 78 tuổi người Argentina đã xuất hiện trên ban công của tòa nhà Quốc hội Mỹ và nói bằng tiếng Tây Ban Nha với hàng nghìn người đang tập trung bên dưới.
Sau khi rời Washington, Giáo hoàng Francis tiếp tục tới New York, trạm dừng chân tiếp theo trong chuyến thăm chính thức Mỹ đầu tiên. Ngày 25/9, Giáo hoàng phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, thăm khu tưởng niệm sự kiện 11/9, và dự thánh lễ tại Madison Square Garden.