Mỹ quyết định mở rộng hơn cửa cho người di cư
Nước này đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẽ để không cho phép những kẻ khủng bố lọt vào
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ nâng trần tiếp nhận người di cư trên toàn thế giới vào nước này lên mức 100.000 người vào năm 2017, từ mức 70.000 người mỗi năm hiện nay.
Theo tờ New York Times, thông tin trên được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra khi tới Berlin để cùng với giới chức Đức bàn về cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu. Theo kế hoạch này, số người di cư mà Mỹ dự định tiếp nhận sẽ tăng thêm 15.000 người lên mức 85.000 người vào năm 2016. Đến năm 2017, mức trần tiếp tục tăng lên 100.000 người.
Ông Kerry cũng cho biết Mỹ sẽ tìm cách để đưa trần tiếp nhân người di cư lên trên mức 100.000 người mỗi năm trong tương lai, đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẽ để không cho phép những kẻ khủng bố lọt vào nước Mỹ.
“Động thái này phù hợp với truyền thống của nước Mỹ là mảnh đất của cơ hội thứ hai và của hy vọng. Kế hoạch sẽ đi cùng với việc tiếp tục đóng góp tài chính cho nỗ lực nhân đạo, không chỉ từ Chính phủ Mỹ mà còn cả từ người dân Mỹ. Nhu cầu là rất lớn, nhưng chúng tôi quyết tâm đáp ứng”, ông Kerry phát biểu.
Một trong những đối tượng hưởng lợi chủ yếu từ chủ trương này của Mỹ sẽ là người di cư Syria. Mỹ đã tiếp nhận 1.500 người di cư Syria kể từ khi xung đột nổ ra ở nước này cách đâyy 4 năm, trong khi châu Âu đã tiếp nhận hàng trăm nghìn người di cư Syria trong khoảng thời gian trên.
Đầu tháng này, Nhà Trắng tuyên bố sẽ tiếp nhận ít nhất 10.000 di cư Syria trong năm 2016. Việc chính quyền Mỹ quyết định nâng trần tiếp nhận người nhập cư trên toàn cầu sẽ cho phép thực hiện tuyên bố này.
Trong lúc châu Âu trầy trật ứng phó với dòng người di cư khổng lồ, chủ yếu từ các nước chìm trong nội chiến và đói nghèo như Syria, Afghanistan, Iraq, Pakistan..., đã xuất hiện những lời kêu gọi Mỹ mở rộng cửa hơn cho người di cư.
Hôm thứ Năm tuần trước, 20 cựu quan chức cấp cao của Mỹ, bao gồm những người từng làm việc trong Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nước này, đã ký vào một bức thư gửi chính quyền Obama, hối thúc Nhà Trắng tiếp nhận 100.000 người di cư Syria theo một kế hoạch bất thường.
Cựu Ngoại trưởng Anh David Miliband, hiện là người đứng đầu Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC) kêu gọi Mỹ tiếp nhận 65.000 di cư Syria trong thời gian từ nay đến năm 2016.
Tổng thống Obama có thẩm quyền để nâng trần tiếp nhận người di cư, nhưng việc bổ sung ngân sách cho việc này đòi hỏi phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, chi phí để tiếp nhận và tái định cư cho 70.000 người di cư vào nước này năm 2015 là 1,1 tỷ USD.
Theo tờ New York Times, thông tin trên được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra khi tới Berlin để cùng với giới chức Đức bàn về cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu. Theo kế hoạch này, số người di cư mà Mỹ dự định tiếp nhận sẽ tăng thêm 15.000 người lên mức 85.000 người vào năm 2016. Đến năm 2017, mức trần tiếp tục tăng lên 100.000 người.
Ông Kerry cũng cho biết Mỹ sẽ tìm cách để đưa trần tiếp nhân người di cư lên trên mức 100.000 người mỗi năm trong tương lai, đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẽ để không cho phép những kẻ khủng bố lọt vào nước Mỹ.
“Động thái này phù hợp với truyền thống của nước Mỹ là mảnh đất của cơ hội thứ hai và của hy vọng. Kế hoạch sẽ đi cùng với việc tiếp tục đóng góp tài chính cho nỗ lực nhân đạo, không chỉ từ Chính phủ Mỹ mà còn cả từ người dân Mỹ. Nhu cầu là rất lớn, nhưng chúng tôi quyết tâm đáp ứng”, ông Kerry phát biểu.
Một trong những đối tượng hưởng lợi chủ yếu từ chủ trương này của Mỹ sẽ là người di cư Syria. Mỹ đã tiếp nhận 1.500 người di cư Syria kể từ khi xung đột nổ ra ở nước này cách đâyy 4 năm, trong khi châu Âu đã tiếp nhận hàng trăm nghìn người di cư Syria trong khoảng thời gian trên.
Đầu tháng này, Nhà Trắng tuyên bố sẽ tiếp nhận ít nhất 10.000 di cư Syria trong năm 2016. Việc chính quyền Mỹ quyết định nâng trần tiếp nhận người nhập cư trên toàn cầu sẽ cho phép thực hiện tuyên bố này.
Trong lúc châu Âu trầy trật ứng phó với dòng người di cư khổng lồ, chủ yếu từ các nước chìm trong nội chiến và đói nghèo như Syria, Afghanistan, Iraq, Pakistan..., đã xuất hiện những lời kêu gọi Mỹ mở rộng cửa hơn cho người di cư.
Hôm thứ Năm tuần trước, 20 cựu quan chức cấp cao của Mỹ, bao gồm những người từng làm việc trong Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nước này, đã ký vào một bức thư gửi chính quyền Obama, hối thúc Nhà Trắng tiếp nhận 100.000 người di cư Syria theo một kế hoạch bất thường.
Cựu Ngoại trưởng Anh David Miliband, hiện là người đứng đầu Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC) kêu gọi Mỹ tiếp nhận 65.000 di cư Syria trong thời gian từ nay đến năm 2016.
Tổng thống Obama có thẩm quyền để nâng trần tiếp nhận người di cư, nhưng việc bổ sung ngân sách cho việc này đòi hỏi phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, chi phí để tiếp nhận và tái định cư cho 70.000 người di cư vào nước này năm 2015 là 1,1 tỷ USD.