Giới tài phiệt Nga “khóc mếu” với khủng hoảng
Nhiều tỷ phú Nga không thể xin được hỗ trợ của Nhà nước đã phải đem cầm cố máy bay, du thuyền, biệt thự… để vay tiền
Trong mấy tháng gần đây, khủng hoảng tài chính đã khiến giới tài phiệt Nga - những người phất lên từ sau thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở nước này - liên tục phải đối mặt với những thử thách lớn.
Trong số những tỷ phú giàu nhất nước Nga, nhiều người đã vay nợ những khoản tiền khổng lồ từ các ngân hàng Tây Âu trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính. Tới lúc này, họ không biết xoay đâu ra tiền để thanh toán những khoản vay này.
Năm ngoái, Chính phủ Nga đã cứu giới tài phiệt bằng những khoản vay ngắn hạn, vì không muốn tài sản của các tỷ phú này rơi vào tay nước ngoài. Tuy nhiên những khoản vay của Chính phủ sẽ tới hạn phải trả vào cuối năm nay, cộng thêm với những khoản nợ nước ngoài khác.
Số nợ mà Nga đang đối mặt thật khổng lồ. Ngân hàng Trung ương Nga tính toán, các công ty và ngân hàng của nước này riêng trong năm nay phải trả 128 tỷ USD tiền nợ. Trong đó, nhiều nhà tài phiệt có thể không trả nổi nợ. Trong số 128 tỷ USD này, chỉ có khoảng 7 tỷ USD là trái phiếu doanh nghiệp, còn lại là các khoản vay ngân hàng của các công ty chủ yếu thuộc sở hữu của các tài phiệt hoặc công ty quốc doanh.
Nhiều tỷ phú tỏ ra tuyệt vọng về tình trạng nợ nần của mình tới nỗi, tháng 1 vừa qua, một nhóm lãnh đạo các doanh nghiệp kim loại của Nga đã tới điện Kremlin để đưa ra một đề xuất khó tin. Trong nhóm nay, có những tỷ phú công nghiệp hàng đầu nước Nga như Oleg Deripaska, Mikhail Prokhorov, Vladimir Potanin, Viktor Vekselberg… Họ là ông chủ của những hãng sản xuất nhôm và nickel lớn nhất thế giới.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Dmitri Medvedev, họ đề xuất hợp nhất tài sản của họ, trong đó có những mỏ quặng và nhà máy lớn nhất nước Nga, thành một tập đoàn nhà nước. Đổi lại, Chính phủ giúp họ trả nợ cho các ngân hàng Tây Âu. Nói cách khác, các nhà tài phiệt này muốn đảo ngược quá trình tư nhân hóa dẫn tới sự giàu có của họ ở giữa những năm 1990.
Tuy nhiên, không may cho những ông chủ này và cho cả những ngân hàng Tây Âu đã cho họ vay tiền, Chính phủ Nga hiện cũng đang kẹt vốn, một phần do phải sử dụng dự trữ ngoại tệ để ngăn chặn sự mất giá của đồng Rúp. Mặt khác, Chính phủ nước này cũng không muốn đầu tư vào những ngành công nghiệp đang “có vấn đề”.
Những nhà tài phiệt Nga từng làm mưa làm gió một thời nay bỗng trở nên quá dễ tổn thương. Cho dù họ có nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước hay không, Chính phủ đều có khả năng sẽ giành thêm quyền kiểm soát doanh nghiệp của họ. Nếu không nhận sự giúp đỡ, nhiều công ty sẽ phá sản, rồi bị quốc hữu hóa ở dạng này hay dạng khác. Còn nếu nhận viện trợ, cổ phần của Chính phủ trong doanh nghiệp sẽ tăng thêm.
Theo cách nói của nhiều người, “lưỡi hái” của khủng hoảng tài chính đã chạm tới tầng lớp người Nga có cuộc sống đặc trưng bởi những chiếc du thuyền, máy bay phản lực tư nhân, và những căn hộ cao cấp tại Anh và Pháp.
“Cuộc khủng hoảng này thật tàn nhẫn đối với những nhà sản xuất nguyên vật liệu thô. Khủng hoảng sẽ lấy đi tất cả những gì mà chúng tôi đã tích góp được trong những năm tháng qua”, nhà tài phiệt kim loại Alisher Usmanov của Nga tâm sự.
Thống kê của hãng tin tài chính Bloomberg cho hay, trong đợt lao dốc đầu tiên của thị trường chứng khoán Nga từ tháng 5-10/2008, 25 tỷ phú giàu nhất nước Nga theo xếp hạng của tạp chí Forbes đã mất tổng cộng 320 tỷ USD.
Nhiều người trong số này do không thể xin được hỗ trợ của Nhà nước đã phải đem cầm cố máy bay, du thuyền, biệt thự… để vay tiền. Nhà kinh doanh địa ốc Shalva Chigirinsky mới đây hứa với các cổ đông rằng ông sẽ bán một chiếc máy bay phản lực và một số ngôi nhà ở Pháp và Anh để lấy tiền trả nợ.
Tỷ phú trong ngành luyện kim Oleg Deripaska hiện không còn là người giàu nhất nước Nga. Tạp chí Finans của nước này mới đây cho hay, Deripaska hiện chỉ còn là người giàu thứ 8 ở nước này sau khi giá trị tài sản của ông sụt giảm 90%, còn có 4,9 tỷ USD. Năm ngoái, Deripaska đã phải nhận khoản vay 4,5 tỷ USD từ Chính phủ để trả nợ cho các ngân hàng Merrill Lynch, Royal Bank of Scotland và BNP Paribas.
Cũng theo tạp chí Finans, người giàu nhất xứ bạch dương hiện nay là tỷ phú Prokhorov với tài sản 14,9 tỷ USD.
(Theo New York Times)
Trong số những tỷ phú giàu nhất nước Nga, nhiều người đã vay nợ những khoản tiền khổng lồ từ các ngân hàng Tây Âu trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính. Tới lúc này, họ không biết xoay đâu ra tiền để thanh toán những khoản vay này.
Năm ngoái, Chính phủ Nga đã cứu giới tài phiệt bằng những khoản vay ngắn hạn, vì không muốn tài sản của các tỷ phú này rơi vào tay nước ngoài. Tuy nhiên những khoản vay của Chính phủ sẽ tới hạn phải trả vào cuối năm nay, cộng thêm với những khoản nợ nước ngoài khác.
Số nợ mà Nga đang đối mặt thật khổng lồ. Ngân hàng Trung ương Nga tính toán, các công ty và ngân hàng của nước này riêng trong năm nay phải trả 128 tỷ USD tiền nợ. Trong đó, nhiều nhà tài phiệt có thể không trả nổi nợ. Trong số 128 tỷ USD này, chỉ có khoảng 7 tỷ USD là trái phiếu doanh nghiệp, còn lại là các khoản vay ngân hàng của các công ty chủ yếu thuộc sở hữu của các tài phiệt hoặc công ty quốc doanh.
Nhiều tỷ phú tỏ ra tuyệt vọng về tình trạng nợ nần của mình tới nỗi, tháng 1 vừa qua, một nhóm lãnh đạo các doanh nghiệp kim loại của Nga đã tới điện Kremlin để đưa ra một đề xuất khó tin. Trong nhóm nay, có những tỷ phú công nghiệp hàng đầu nước Nga như Oleg Deripaska, Mikhail Prokhorov, Vladimir Potanin, Viktor Vekselberg… Họ là ông chủ của những hãng sản xuất nhôm và nickel lớn nhất thế giới.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Dmitri Medvedev, họ đề xuất hợp nhất tài sản của họ, trong đó có những mỏ quặng và nhà máy lớn nhất nước Nga, thành một tập đoàn nhà nước. Đổi lại, Chính phủ giúp họ trả nợ cho các ngân hàng Tây Âu. Nói cách khác, các nhà tài phiệt này muốn đảo ngược quá trình tư nhân hóa dẫn tới sự giàu có của họ ở giữa những năm 1990.
Tuy nhiên, không may cho những ông chủ này và cho cả những ngân hàng Tây Âu đã cho họ vay tiền, Chính phủ Nga hiện cũng đang kẹt vốn, một phần do phải sử dụng dự trữ ngoại tệ để ngăn chặn sự mất giá của đồng Rúp. Mặt khác, Chính phủ nước này cũng không muốn đầu tư vào những ngành công nghiệp đang “có vấn đề”.
Những nhà tài phiệt Nga từng làm mưa làm gió một thời nay bỗng trở nên quá dễ tổn thương. Cho dù họ có nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước hay không, Chính phủ đều có khả năng sẽ giành thêm quyền kiểm soát doanh nghiệp của họ. Nếu không nhận sự giúp đỡ, nhiều công ty sẽ phá sản, rồi bị quốc hữu hóa ở dạng này hay dạng khác. Còn nếu nhận viện trợ, cổ phần của Chính phủ trong doanh nghiệp sẽ tăng thêm.
Theo cách nói của nhiều người, “lưỡi hái” của khủng hoảng tài chính đã chạm tới tầng lớp người Nga có cuộc sống đặc trưng bởi những chiếc du thuyền, máy bay phản lực tư nhân, và những căn hộ cao cấp tại Anh và Pháp.
“Cuộc khủng hoảng này thật tàn nhẫn đối với những nhà sản xuất nguyên vật liệu thô. Khủng hoảng sẽ lấy đi tất cả những gì mà chúng tôi đã tích góp được trong những năm tháng qua”, nhà tài phiệt kim loại Alisher Usmanov của Nga tâm sự.
Thống kê của hãng tin tài chính Bloomberg cho hay, trong đợt lao dốc đầu tiên của thị trường chứng khoán Nga từ tháng 5-10/2008, 25 tỷ phú giàu nhất nước Nga theo xếp hạng của tạp chí Forbes đã mất tổng cộng 320 tỷ USD.
Nhiều người trong số này do không thể xin được hỗ trợ của Nhà nước đã phải đem cầm cố máy bay, du thuyền, biệt thự… để vay tiền. Nhà kinh doanh địa ốc Shalva Chigirinsky mới đây hứa với các cổ đông rằng ông sẽ bán một chiếc máy bay phản lực và một số ngôi nhà ở Pháp và Anh để lấy tiền trả nợ.
Tỷ phú trong ngành luyện kim Oleg Deripaska hiện không còn là người giàu nhất nước Nga. Tạp chí Finans của nước này mới đây cho hay, Deripaska hiện chỉ còn là người giàu thứ 8 ở nước này sau khi giá trị tài sản của ông sụt giảm 90%, còn có 4,9 tỷ USD. Năm ngoái, Deripaska đã phải nhận khoản vay 4,5 tỷ USD từ Chính phủ để trả nợ cho các ngân hàng Merrill Lynch, Royal Bank of Scotland và BNP Paribas.
Cũng theo tạp chí Finans, người giàu nhất xứ bạch dương hiện nay là tỷ phú Prokhorov với tài sản 14,9 tỷ USD.
(Theo New York Times)