Giữ niềm tin trong thời lạm phát
Lạm phát năm 2011 không giống như lạm phát thời kỳ 2008, nhưng sự lo lắng của người dân về lạm phát thì không khác nhau
Lạm phát năm 2011 không giống như lạm phát thời kỳ 2008, nhưng sự lo lắng của người dân về lạm phát thì không khác nhau.
Để “cuộc chiến” với lạm phát đạt được kết quả như mong muốn, thì niềm tin của người dân vào sự điều hành của Chính phủ là một động lực lớn giúp Chính phủ vững tâm hơn trong việc chèo lái nền kinh tế vượt khó khăn, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra nhận định.
Trong hai tháng qua, Chính phủ liên tiếp phát ra các thông điệp khẳng định quyết tâm kiềm chế lạm phát. Có thể hiểu đó là một sự cố gắng rất cao của Chính phủ trong việc gây dựng niềm tin của người dân, thưa ông?
Chính phủ đã xác định mục tiêu hàng đầu, nhất quán là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Đi cùng với định hướng điều hành này thì các giải pháp đồng bộ, căn cơ, quyết liệt cũng đã được đưa ra, thể hiện rất rõ trong Nghị quyết 11 của Chính phủ vừa được ban hành ngày 24/2.
Bên cạnh việc xác định mục tiêu, đề ra giải pháp, khẳng định quyết tâm, thì Chính phủ cũng nhận thấy rằng để nhân dân có niềm tin vững chắc hơn vào sự điều hành của Chính phủ, còn phải giải thích rõ về các nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát của nước ta hiện nay.
Theo đó, nguyên nhân dẫn đến việc giá tăng chủ yếu là do hàng hóa trên thị trường thế giới, đặc biệt là giá xăng dầu, phân bón, lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Chúng ta cũng biết là giá năng lượng đang tiếp tục tăng cao gây ảnh hưởng lớn nền kinh tế thế giới đang bắt đầu hồi phục. Một loạt thiên tai xảy ra trong năm 2010 khiến giá cả lương thực, thực phẩm tăng cao.
Đối với các nước trong khu vực thì lạm phát cũng tăng mạnh, nhất là ở Trung Quốc. Đối với chúng ta thì thiên tai dịch bệnh làm ảnh hưởng tới sản xuất; giá đầu vào các sản phẩm quan trọng như điện, than, xăng dầu buộc phải tăng...
Cộng dồn tất cả những yếu tố đó lại đã gây áp lực tăng giá trong nước, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
Nhưng người dân cũng có lý khi đặt câu hỏi, vì sao Chính phủ không tạm thời lùi việc tăng giá một số mặt hàng thiết yếu như điện, than, xăng dầu... để chờ lạm phát bớt “nóng” hãy điều chỉnh giá?
Một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá thị trường, buộc phải điều chỉnh tăng. Năm 2010, do thực hiện một loạt các nhiệm vụ chính trị của đất nước nên việc điều chỉnh này có chậm lại.
Nhưng đến nay, trong bối cảnh hàng hoá trên thị trường thế giới tăng cao như vậy, nếu chúng ta vẫn chưa điều chỉnh thì sẽ làm méo mó hệ thống giá chung, và cũng quá sức chịu đựng của nền kinh tế.
Buộc phải điều chỉnh giá, nhưng Chính phủ cũng tính toán rất chi ly để việc điều chỉnh này đươc thực hiện từng bước, xóa bao cấp để tiến tới giá thị trường, lựa chọn phương án điều chỉnh tăng ở mức độ có kiềm chế, tránh đảo lộn kinh tế vĩ mô, không đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lên quá cao.
Chẳng hạn, đối với giá điện, chúng ta chỉ điều chỉnh tăng trên 15% trong khi nếu tính đủ các chi phí đầu vào thì phải tăng 62%...
Giá tăng nhưng vẫn chưa đủ chi phí thì người dân cũng luôn trong tâm trạng phấp phỏng giá sẽ còn tiếp tục tăng. Làm thế nào để họ vững tâm được rằng Chính phủ sẽ kìm được lạm phát?
Chúng ta cho người dân biết sự thật về việc tăng giá lần này vẫn còn thấp so với thực tế cần phải tăng, không phải sẽ tạo nên kỳ vọng về sự tiếp tục tăng giá, mà để thấy rằng cả Chính phủ cũng như doanh nghiệp đều vì mục tiêu chung là kìm cho được lạm phát, nên vẫn chưa tính gì đến lợi nhuận, tiếp tục chấp nhận lỗ trong sức chịu đựng còn có thể.
Mặt khác, các nguồn lực của chúng ta như lương thực, ngoại tệ... vẫn luôn đảm bảo được sự ổn định của đất nước, với sự điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ.
Khi việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu là quyết định không thể chần chừ thì song hành cùng các giải pháp để hạn chế tác động của việc tăng giá này cũng như các giải pháp để kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã đặc biệt chú trọng đến các chính sách an sinh xã hội.
Như năm 2010, trước những khó khăn của giá cả tăng cao, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo đối phó khắc phục, hỗ trợ kinh phí và xuất gạo dự trữ cấp không thu tiền cho nhân dân.
Ngân sách Nhà nước đã chi bước đầu cho công tác phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh trong năm 2010 khoảng 5.400 tỷ đồng, xuất dự trữ quốc gia không thu tiền trên 81,4 nghìn tấn gạo để cứu trợ nhân dân vùng thiếu đói giáp hạt và bị thiệt hại do thiên tai; cấp hàng trăm nghìn liều vắc xin phòng chống dịch bệnh gia súc...
Năm 2011, trong Nghị quyết 11 vừa ban hành, bên cạnh một loạt giải pháp quyết liệt như giảm đầu tư công, giảm bội chi, tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước, điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng... thì đối với chính sách an sinh xã hội, Chính phủ không những không cắt giảm mà còn có những mặt tăng thêm như hỗ trợ hộ nghèo 30.000 đồng/tháng tiền điện.
Chính phủ cũng chỉ đạo cụ thể từng bộ triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội. Chính sách an sinh xã hội đã và đang ngày càng đi vào thực chất hơn, và tôi tin rằng những nỗ lực đó của Chính phủ sẽ tạo được niềm tin vững chắc cho nhân dân, cùng Chính phủ vượt qua thách thức của thời kỳ lạm phát này.
Để “cuộc chiến” với lạm phát đạt được kết quả như mong muốn, thì niềm tin của người dân vào sự điều hành của Chính phủ là một động lực lớn giúp Chính phủ vững tâm hơn trong việc chèo lái nền kinh tế vượt khó khăn, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra nhận định.
Trong hai tháng qua, Chính phủ liên tiếp phát ra các thông điệp khẳng định quyết tâm kiềm chế lạm phát. Có thể hiểu đó là một sự cố gắng rất cao của Chính phủ trong việc gây dựng niềm tin của người dân, thưa ông?
Chính phủ đã xác định mục tiêu hàng đầu, nhất quán là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Đi cùng với định hướng điều hành này thì các giải pháp đồng bộ, căn cơ, quyết liệt cũng đã được đưa ra, thể hiện rất rõ trong Nghị quyết 11 của Chính phủ vừa được ban hành ngày 24/2.
Bên cạnh việc xác định mục tiêu, đề ra giải pháp, khẳng định quyết tâm, thì Chính phủ cũng nhận thấy rằng để nhân dân có niềm tin vững chắc hơn vào sự điều hành của Chính phủ, còn phải giải thích rõ về các nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát của nước ta hiện nay.
Theo đó, nguyên nhân dẫn đến việc giá tăng chủ yếu là do hàng hóa trên thị trường thế giới, đặc biệt là giá xăng dầu, phân bón, lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Chúng ta cũng biết là giá năng lượng đang tiếp tục tăng cao gây ảnh hưởng lớn nền kinh tế thế giới đang bắt đầu hồi phục. Một loạt thiên tai xảy ra trong năm 2010 khiến giá cả lương thực, thực phẩm tăng cao.
Đối với các nước trong khu vực thì lạm phát cũng tăng mạnh, nhất là ở Trung Quốc. Đối với chúng ta thì thiên tai dịch bệnh làm ảnh hưởng tới sản xuất; giá đầu vào các sản phẩm quan trọng như điện, than, xăng dầu buộc phải tăng...
Cộng dồn tất cả những yếu tố đó lại đã gây áp lực tăng giá trong nước, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
Nhưng người dân cũng có lý khi đặt câu hỏi, vì sao Chính phủ không tạm thời lùi việc tăng giá một số mặt hàng thiết yếu như điện, than, xăng dầu... để chờ lạm phát bớt “nóng” hãy điều chỉnh giá?
Một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá thị trường, buộc phải điều chỉnh tăng. Năm 2010, do thực hiện một loạt các nhiệm vụ chính trị của đất nước nên việc điều chỉnh này có chậm lại.
Nhưng đến nay, trong bối cảnh hàng hoá trên thị trường thế giới tăng cao như vậy, nếu chúng ta vẫn chưa điều chỉnh thì sẽ làm méo mó hệ thống giá chung, và cũng quá sức chịu đựng của nền kinh tế.
Buộc phải điều chỉnh giá, nhưng Chính phủ cũng tính toán rất chi ly để việc điều chỉnh này đươc thực hiện từng bước, xóa bao cấp để tiến tới giá thị trường, lựa chọn phương án điều chỉnh tăng ở mức độ có kiềm chế, tránh đảo lộn kinh tế vĩ mô, không đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lên quá cao.
Chẳng hạn, đối với giá điện, chúng ta chỉ điều chỉnh tăng trên 15% trong khi nếu tính đủ các chi phí đầu vào thì phải tăng 62%...
Giá tăng nhưng vẫn chưa đủ chi phí thì người dân cũng luôn trong tâm trạng phấp phỏng giá sẽ còn tiếp tục tăng. Làm thế nào để họ vững tâm được rằng Chính phủ sẽ kìm được lạm phát?
Chúng ta cho người dân biết sự thật về việc tăng giá lần này vẫn còn thấp so với thực tế cần phải tăng, không phải sẽ tạo nên kỳ vọng về sự tiếp tục tăng giá, mà để thấy rằng cả Chính phủ cũng như doanh nghiệp đều vì mục tiêu chung là kìm cho được lạm phát, nên vẫn chưa tính gì đến lợi nhuận, tiếp tục chấp nhận lỗ trong sức chịu đựng còn có thể.
Mặt khác, các nguồn lực của chúng ta như lương thực, ngoại tệ... vẫn luôn đảm bảo được sự ổn định của đất nước, với sự điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ.
Khi việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu là quyết định không thể chần chừ thì song hành cùng các giải pháp để hạn chế tác động của việc tăng giá này cũng như các giải pháp để kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã đặc biệt chú trọng đến các chính sách an sinh xã hội.
Như năm 2010, trước những khó khăn của giá cả tăng cao, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo đối phó khắc phục, hỗ trợ kinh phí và xuất gạo dự trữ cấp không thu tiền cho nhân dân.
Ngân sách Nhà nước đã chi bước đầu cho công tác phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh trong năm 2010 khoảng 5.400 tỷ đồng, xuất dự trữ quốc gia không thu tiền trên 81,4 nghìn tấn gạo để cứu trợ nhân dân vùng thiếu đói giáp hạt và bị thiệt hại do thiên tai; cấp hàng trăm nghìn liều vắc xin phòng chống dịch bệnh gia súc...
Năm 2011, trong Nghị quyết 11 vừa ban hành, bên cạnh một loạt giải pháp quyết liệt như giảm đầu tư công, giảm bội chi, tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước, điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng... thì đối với chính sách an sinh xã hội, Chính phủ không những không cắt giảm mà còn có những mặt tăng thêm như hỗ trợ hộ nghèo 30.000 đồng/tháng tiền điện.
Chính phủ cũng chỉ đạo cụ thể từng bộ triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội. Chính sách an sinh xã hội đã và đang ngày càng đi vào thực chất hơn, và tôi tin rằng những nỗ lực đó của Chính phủ sẽ tạo được niềm tin vững chắc cho nhân dân, cùng Chính phủ vượt qua thách thức của thời kỳ lạm phát này.