Giữ vững tốc độ tăng trưởng, kinh nghiệm từ các doanh nghiệp hàng đầu
Thực tế các doanh nghiệp lớn đạt tốc độ tăng trưởng mạnh ở Việt Nam đều đặt ra mục tiêu chiến lược về phát triển nguồn nhân lực và đầu tư đáng kể cho mục tiêu này
Không đơn giản để lọt vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng, nhưng càng khó hơn nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số. Những doanh nghiệp đạt được thành tích này đang nắm trong tay “vũ khí” cạnh tranh sắc bén, trong đó nhân sự là yếu tố tiên quyết.
Theo bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành công ty tuyển dụng nhân sự cấp cao Navigos Search, chiến lược, kế hoạch kinh doanh xuất sắc đến đâu nhưng nếu những người thực thi chiến lược ấy không có đủ tài, đủ tâm và không phù hợp thì tổ chức khó có thể thành công.
Thực tế các doanh nghiệp lớn đạt tốc độ tăng trưởng mạnh ở Việt Nam đều đặt ra mục tiêu chiến lược về phát triển nguồn nhân lực và đầu tư đáng kể cho mục tiêu này.
Đơn cử như FPT, Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam với doanh số tăng trưởng không ngừng mỗi năm, năm 2016 đạt gần 2 tỷ USD, đang là doanh nghiệp đang sở hữu đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin trình độ quốc tế hiện diện tại 21 quốc gia trên thế giới.
Còn tại Unilever Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Công ty cho biết, doanh nghiệp tập trung vào việc tìm hiểu và thấu hiểu những điều nhân viên quan tâm, từ đó thiết lập một tiêu chuẩn mới về nơi làm việc lý tưởng.
Với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), nhân sự xuất sắc được coi là một trong những nền tảng tạo nên sự phát triển bền vững của ngân hàng.
Theo chia sẻ của bà Phạm Vũ Minh Đan, Giám đốc Khối Quản trị nguồn nhân lực, tại Techcombank, chiến lược nhân sự đi trước và song hành cùng chiến lược kinh doanh. Điều này khác với quan điểm coi chiến lược nhân sự là công cụ đi sau để nhằm thực thi chiến lược kinh doanh được xây dựng từ trước.
Liên tục trong những năm qua, Techcombank đẩy mạnh các hoạt động phát triển nguồn nhân lực như: Nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào thông qua việc củng cố thương hiệu Nhà tuyển dụng, phát triển các kênh tuyển dụng thay thế; các chương trình đào tạo xây dựng theo vòng đời hoạt động nghề nghiệp của cán bộ nhân viên.
Cùng với đó là chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài thông qua chính sách tưởng thưởng - ghi nhận cạnh tranh và sáng tạo, động viên, thúc đẩy hiệu quả công việc vượt trội.
Ngoài ra, Ngân hàng tập trung đẩy mạnh các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại mọi cấp, qua đó kiến tạo môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp và gắn kết giữa các cán bộ nhân viên cũng như giữa cán bộ nhân viên với Ngân hàng.
Công bố bởi AC Nielsen và Anphabe trong cuộc khảo sát “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2016” cho thấy, Techcombank đã vươn từ top 3 lên top 2 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam trong ngành tài chính và ngân hàng, và xếp hạng 18 trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, tăng 11 bậc so với năm 2015.
Đồng thời, năm 2016 cũng là năm Techcombank có sự tăng trưởng mạnh với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.997 tỷ đồng, tăng 96,2% so với năm 2015.
Năm 2017, Hội đồng Quản trị Techcombank tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh với tổng tài sản đạt gần 280 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 5.020 tỷ đồng, tăng trưởng 26%.
Theo bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành công ty tuyển dụng nhân sự cấp cao Navigos Search, chiến lược, kế hoạch kinh doanh xuất sắc đến đâu nhưng nếu những người thực thi chiến lược ấy không có đủ tài, đủ tâm và không phù hợp thì tổ chức khó có thể thành công.
Thực tế các doanh nghiệp lớn đạt tốc độ tăng trưởng mạnh ở Việt Nam đều đặt ra mục tiêu chiến lược về phát triển nguồn nhân lực và đầu tư đáng kể cho mục tiêu này.
Đơn cử như FPT, Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam với doanh số tăng trưởng không ngừng mỗi năm, năm 2016 đạt gần 2 tỷ USD, đang là doanh nghiệp đang sở hữu đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin trình độ quốc tế hiện diện tại 21 quốc gia trên thế giới.
Còn tại Unilever Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Công ty cho biết, doanh nghiệp tập trung vào việc tìm hiểu và thấu hiểu những điều nhân viên quan tâm, từ đó thiết lập một tiêu chuẩn mới về nơi làm việc lý tưởng.
Với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), nhân sự xuất sắc được coi là một trong những nền tảng tạo nên sự phát triển bền vững của ngân hàng.
Theo chia sẻ của bà Phạm Vũ Minh Đan, Giám đốc Khối Quản trị nguồn nhân lực, tại Techcombank, chiến lược nhân sự đi trước và song hành cùng chiến lược kinh doanh. Điều này khác với quan điểm coi chiến lược nhân sự là công cụ đi sau để nhằm thực thi chiến lược kinh doanh được xây dựng từ trước.
Liên tục trong những năm qua, Techcombank đẩy mạnh các hoạt động phát triển nguồn nhân lực như: Nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào thông qua việc củng cố thương hiệu Nhà tuyển dụng, phát triển các kênh tuyển dụng thay thế; các chương trình đào tạo xây dựng theo vòng đời hoạt động nghề nghiệp của cán bộ nhân viên.
Cùng với đó là chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài thông qua chính sách tưởng thưởng - ghi nhận cạnh tranh và sáng tạo, động viên, thúc đẩy hiệu quả công việc vượt trội.
Ngoài ra, Ngân hàng tập trung đẩy mạnh các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại mọi cấp, qua đó kiến tạo môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp và gắn kết giữa các cán bộ nhân viên cũng như giữa cán bộ nhân viên với Ngân hàng.
Công bố bởi AC Nielsen và Anphabe trong cuộc khảo sát “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2016” cho thấy, Techcombank đã vươn từ top 3 lên top 2 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam trong ngành tài chính và ngân hàng, và xếp hạng 18 trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, tăng 11 bậc so với năm 2015.
Đồng thời, năm 2016 cũng là năm Techcombank có sự tăng trưởng mạnh với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.997 tỷ đồng, tăng 96,2% so với năm 2015.
Năm 2017, Hội đồng Quản trị Techcombank tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh với tổng tài sản đạt gần 280 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 5.020 tỷ đồng, tăng trưởng 26%.